.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 8, 2019

“Ông trùm” đầu cơ: Kinh tế Mỹ có thể suy thoái trước bầu cử 2020

0 đánh giá
Nền kinh tế Mỹ đang chuyển hướng xấu hơn và có khả năng 40% nước này sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Đây là nhận định được ông Ray Dalio, nhà sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates, đưa ra trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC ngày 16/8.
Nhà đầu cơ Rai Dalio

"Suy thoái luôn là chuyện tất yếu. Câu hỏi duy nhất là khi nào thì suy thoái", ông Dalio nói. "Tôi cho rằng trong 2 năm tới, cụ thể hơn là trước cuộc bầu cử tiếp theo ở Mỹ, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái là 40%".
Nguy cơ suy thoái toàn cầu

Nỗi lo suy thoái kinh tế Mỹ bị đẩy cao những ngày gần đây, khi một tín hiệu cảnh báo phát đi từ thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ: Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm có lúc xuống dưới lợi suất trái phiếu 2 năm hôm thứ Tư tuần này. Trong 50 năm qua, sự đảo ngược đường cong lợi suất này luôn là một dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế Mỹ sắp xảy ra.
Đáng ngại hơn, dấu hiệu này xuất hiện giữa lúc thương chiến Mỹ-Trung căng thẳng, đe dọa hoạt động thương mại toàn cầu và khiến các doanh nghiệp cắt giảm, trì hoãn quyết định đầu tư.
Một số nền kinh tế đã mấp mé bờ vực suy thoái. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, giảm 0,1% trong quý 2 so với quý 1. Singapore, một trung tâm tài chính của châu Á, cũng chứng kiến GDP giảm trong quý 2.
Cũng với quan điểm bi quan, ngân hàng Morgan Stanley trong một báo cáo ra ngày 16/8 nói rằng kế hoạch của Mỹ áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ là một đòn nữa giáng vào nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, và sẽ là một sự thử thách xem liệu Bắc Kinh có thể làm gì để hỗ trợ tăng trưởng.
Trong quý 2, kinh tế Trung Quốc tăng 6,2%, mức tăng yếu nhất trong 27 năm.
Ông Bruce Kasman, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách nghiên cứu toàn cầu của Morgan Stanley, cho rằng khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái sau 6-9 tháng nữa là 40%.
Những cuộc chiến tiền tệ?
"Tôi cho rằng rủi ro suy thoái đã tăng cao, bởi nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt trở ngại lớn đến từ sự suy giảm niềm tin doanh nghiệp do căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là xung đột thương mại", ông Kasman nói với CNBC.
Ông Dalio thì cho rằng sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu sẽ thúc đẩy các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà đầu cơ kỳ cựu này, việc cắt giảm lãi suất muộn trong chu kỳ kinh tế như vậy có thể sẽ không hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng.
Một khi giảm lãi suất không có nhiều tác dụng, các nền kinh tế trên thế giới có thể tìm cách giảm giá đồng nội tệ để hỗ trợ tăng trưởng, ông Dalio nhận định. Một đồng tiền yếu hơn khiến hàng xuất khẩu của quốc gia đó rẻ đi so với hàng hóa của nước khác, và trong một số trường hợp mang lại lợi ích cho thị trường tài chính.
"Vì thế, tôi cho rằng chúng ta sẽ bước vào một thời kỳ mà trong 3 năm tới, các bạn sẽ chứng kiến những cuộc chiến tiền tệ. Trong đó, các nước sẽ có những động thái can thiệp thẳng thừng hoặc thông qua chính sách tiền tệ" để đạt các mục tiêu về tỷ giá - ông Dalio nói.
An Huy

30 thg 6, 2019

David Dodd: Người thầy đốt đuốc thắp sáng con đường cho những nhà đầu tư giá trị

0 đánh giá


David Dodd đã cùng với người đồng nghiệp Benjamin Graham quyết định viết nên cuốn sách cẩm nang "gối đầu giường" của nhà đầu tư chứng khoán mọi thời đại – cuốn Security Analysis (Tựa đề Việt: Phân tích chứng khoán).

David LeFevre Dodd ( sinh ngày 23 tháng 8 năm 1895 – mất ngày 18 tháng 9 năm 1988) là một nhà giáo dục, nhà phân tích tài chính. Đồng thời ông cũng là tác giả chuyên viết sách kinh tế và là một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Ông cũng chính là người đồng nghiệp thân thiết của Benjamin Graham tại Trường đại học kinh doanh Columbia.


Cả cuộc đời ông nếu như để kể lại đều gắn liền với sự nghiệp học hành không ngừng nghỉ. Năm 1925, ông là giảng viên kinh tế tại Đại học Columbia. Đồng thời, ông cũng nhận nhiệm vụ phụ trách chính các khóa học thạc sĩ kinh doanh và kinh tế tại trường này. Năm 1930, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Columbia. 30 năm sau đó, ông tiếp tục hoàn thành đồ án và được trao danh hiệu Giáo sư danh dự cao quý.

Từ năm 1948 đến 1952, ông trở thành Phó khoa kinh tế tại Trường Kinh doanh Columbia. Năm 1961, ông nghỉ hưu với tư cách là Giáo sư danh dự cố vấn về tài chính cho trường Đại học Columbia. Sau này, ông được chính chủ tịch đại học Columbia trao tặng danh hiệu cao quý vì đã áp dụng thành công các lý thuyết tài chính và đạt được kết quả tuyệt vời trong đầu tư chứng khoán.

Bên cạnh đó, Dodd cũng là thành viên của nhiều tổ chức hiệp hội kinh tế Mỹ như: hội đồng nghiên cứu khoa học, hiệp hội tài chính Mỹ và hiệp hội phân tích an ninh New York… Có thể nói, cuộc đời ông chính là một minh chứng rõ rệt nhất cho sự nghiệp học hỏi – trau dồi kiến thức không ngừng nghỉ.

Sau này, ông đã cùng với người đồng nghiệp Benjamin Graham quyết định viết nên cuốn sách cẩm nang "gối đầu giường" của nhà đầu tư chứng khoán mọi thời đại – cuốn Security Analysis ( Tựa đề Việt: Phân tích chứng khoán).
79 năm kể từ khi cuốn sách ra đời, cho đến tận bây giờ, những nhà đầu tư giá trị chân chính thời nay vẫn nặng lòng biết ơn họ. Có thể nói, Dodd và Graham chính là hai nhà tư tưởng cần mẫn và sâu sắc đến lạ thường, những người đã mang luồng ánh sáng chọi rọi đến cho thế giới tài chính – chứng khoán hoang sơ tăm tối ở thời điểm của họ. Kể từ đó, họ đã thắp sáng con đường cho những nhà đầu tư giá trị.
Thời gian dần trôi qua, thị trường tài chính cũng đã thay đổi theo nhiều cách không tưởng kể từ năm 1934, nhưng phương pháp đầu tư của Graham và Dodd vẫn còn nguyên tính ứng dụng tuyệt vời đến ngày nay.

Trong một bài báo phỏng vấn ông năm 1970, có một phóng viên khi ấy đã hỏi ông "Đầu tư chứng khoán có phải con đường duy nhất nhanh giàu được không?". Dodd đã không đi khẳng định điều đó, ông chỉ khuyên nhủ mỗi người dù chọn con đường kiếm tiền nào đi chăng nữa cũng hãy dồn hết tâm sức và trí tuệ vào điều đúng đắn bản thân đã lựa chọn.

Đối với quan điểm của cá nhân ông, những người thành đạt từ đầu tư chứng khoán, họ không phải giàu lên từ một, hai lần mua bán, mà là nghề, cũng là niềm đam mê tâm huyết cũng như chính sự nghiệp của họ. Và các nhà đầu tư trên thị trường, dù mới hay lâu năm thì trước khi đến với sự nghiệp đầu tư, chúng ta hãy nghiêm túc dành thời gian và công sức nỗ lực cho việc tìm hiểu – định hướng kĩ càng và đừng bao giờ coi nhẹ chúng chỉ như "một trò đỏ đen".

Một phần lý do thành công là ông đã xuất sắc những chọn được những cổ phiếu tốt, có suất sinh lợi cao hơn thị trường. Một lý do khác, quan trọng hơn, đó là ngài Dodd biết kiên trì ôm tiền mặt khi thị trường đi xuống chứ không vì sốt ruột mà lao vào mua. Chính chiến lược này đã giúp ông tránh được thua lỗ trong hai lần thị trường suy thoái.

Ông cũng ví von nhà đầu tư chứng khoán cũng phải giống như con báo: "Tuy con báo là loài vật chạy nhanh nhất thế giới và nhưng chỉ khi nào chắc chắn 100% có thể bắt được mồi, con báo mới tấn công. Nó có thể ẩn náu trong bụi rậm cả tuần liền chỉ để chờ một cơ hội thích hợp. Nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng nên như vậy, chỉ khi nào cảm thấy thực sự chắc chắn mới nên giao dịch". Ông luôn đầu tư và sống theo đúng phương châm "Kiên trì rồi điều gì cũng đạt được".
Nhà đầu tư không những phải kiên nhẫn khi đang cầm tiền mà còn phải kiên nhẫn khi đang "ôm hàng" để tránh rơi mất hàng khi thị trường rung lắc.

Những nhà đầu tư mới vào thường thất bại vì thua lỗ lớn, còn dân chuyên nghiệp lại thất bại vì ham lợi nhỏ. Bản năng của con người khiến nhiều nhà đầu tư muốn tối đa hóa xác suất có lợi nhuận thay vì tối đa hóa lợi nhuận, tài khoản của mình chỉ có một màu xanh, muốn khoản đầu tư nào của mình có có lãi dù chỉ là chút đỉnh.

Chính tâm lý này khiến nhiều nhà đầu tư "ăn non", bán mất hàng khi thị trường rung lắc để rồi sau đó phải nuối tiếc khi nhìn cổ phiếu mình vừa bán tiếp tục bay cao, bay xa. Nếu không giữ lấy những cổ phiếu tốt thì lấy gì để bù vào khoản lỗ của các cổ phiếu kém?

Trong giai đoạn thời kì đó, khi chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã hai lần mất gần 50% giá trị thế nhưng lần thiệt hại lớn nhất của ông chỉ mất chưa tới 12%. Tuy nhiên hiệu suất sinh lời của ông lại lên tới gần 30% đều đặn trong suốt chu kỳ kinh tế 30 năm đầu tư của ông. Qua những thăng trầm của thị trường, Dodd thừa nhận ông chính là người hết sức kiên nhẫn thì mới có thể đứng ngoài thị trường trong những khoảng thời gian dài như nhiều đợt suy thoái khủng hoảng tài chính toàn cầu trong quá khứ.

Để đạt được thành công đó, một trong những kinh nghiệm mà ông đưa ra được đúc kết đến hiện tại như sau:

1. Chọn mua cổ phiếu ở một mức biên an toàn (Margin of safety)

Thông thường chúng ta thường có xu hướng yêu thích việc mua hàng khi đang giảm giá. Hoàn toàn tương tự trong việc mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư thông thái luôn là người muốn mua được cổ phiếu ở mức giá thấp hơn đáng kể so với giá trị của nó, thường chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Mức chênh lệch thấp hơn đó chính là biên an toàn, tức là một khoảng cách an toàn để phòng ngừa rủi ro giá trị nội tại của cổ phiếu bị sụt giảm so với giá trị tại thời điểm nhà đầu tư mua vào.

2. Kiên nhẫn và cẩn trọng

Nhà đầu tư giá trị chỉ hành động khi cơ hội xuất hiện. Họ sẵn sàng bỏ qua hàng loạt cơ hội và không có thêm một khoản đầu tư nào trong suốt thời gian dài, mặc dù thị trường diễn biến rất tốt. Chính vì thế, những nhà đầu tư giá trị vĩ đại rất ít khi giải ngân, nhưng mỗi lần giải ngân thường là những khoản đầu tư có giá trị lớn.

3. Không nên quá tập trung vào cơ hội, trước tiên phải hạn chế tối đa mức rủi ro

Dodd cho rằng việc hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư chứng khoán quan trọng không kém việc tìm kiếm cơ hội đầu tư trong tương lai. Thông thường để hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần được trang bị kiến thức tốt về thị trường: Phân tích môi trường vĩ mô trong và ngoài nước, phân tích các công ty niêm yết (chú ý phân tích làm rõ các khía cạnh như lợi thế cạnh tranh, năng lực quản trị công ty, tình hình tài chính công ty, chu kỳ ngành…).
Đồng thời xác định đúng giá trị nội tại của cổ phiếu và hiểu rõ bản chất sự dao động giá trên thị trường chứng khoán, phân tích và lựa chọn thời điểm mua bán có lợi nhất. Cuối cùng là lựa chọn quan điểm đầu tư một cách nhất quán.

Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ


26 thg 5, 2019

Jesse Livermore – Những bài học đến từ nhà đầu cơ vĩ đại và “bi kịch” nhất lịch sử phố Wall

0 đánh giá

Livermore đã đầu tư và sống theo đúng phương châm "Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm"…

Jesse Lauriston Livermore là một trong những thiên tài đầu tư có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Nhắc tới ông, bất cứ nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường chứng khoán nào trên thế giới đều ít nhất nghe qua một lần về nhà đầu cơ khét tiếng này với biệt danh "Con gấu vĩ đại của phố Wall".
Giới đầu tư đều biết đến Livermore như một nhà đầu tư liều lĩnh nhất trong thời đại bởi cách ông dám đầu cơ một lượng lớn cổ phiếu hoặc hàng hóa. Livermore đã đầu tư và sống theo đúng phương châm "Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".
Tiểu sử Livermore
Jessie Livermore vốn được sinh ra ở thị trấn South Acton, tiểu bang Massachusetts vào năm 1877 trong một gia đình nhà nông nghèo khó. Là con trai của một chủ nông trại, ông đã bỏ học sớm khi mới chỉ học hết cấp 2, và chuyển đến Boston nơi ông trở thành nhân viên quèn của công ty Chứng khoán Paine Webber . Công việc này đòi hỏi ông phải cập nhật các thông tin về giá của cổ phiếu, trái phiếu và các loại hàng hóa trên bảng lớn bằng phấn.
Trong quá trình làm việc của mình, Livermore ghi nhận được sự biến động của giá cả, ông cũng đã nhận xét được rằng giá cả thường thay đổi theo chiều hướng có thể đoán được. Ông đã sớm kết luận rằng có thể chiến thắng được thị trường, và rằng ông có thể kiếm được một số tiền lớn.
Với mức lương quá thấp không đủ sống, Livermore dành dụm một số tiền nhỏ để giao dịch ở các quán chợ đen (bucket shop). Về sau, tiền kiếm được từ các khoản đầu cơ qua chợ đen vượt trội với mức lãi chênh lệch lên tới 70-80% bằng vài tháng tiền công đi làm đã khiến Livermore đưa ra quyết định nghỉ việc và chính thức trở thành một đầu cơ toàn thời gian. Khi chỉ mới vừa tròn tuổi 17, ông đã kiếm được hơn 1 ngàn Đô la Mỹ– số tiền này có thể được cân nhắc là khá lớn vào thời điểm hiện nay.
Khi mới vào tuổi 20, Jesse Livermore chuyển đến New York. Tại New York, Livermore đã khởi đầu sự nghiệp của ông mà hiện được nhìn nhận như một nhà kinh doanh vĩ đại nhất của mọi thời đại.
Vào năm 1906 ông nhận được một lời mách nước rằng nên đầu tư bán khống cổ phiếu của Union Pacific, và ông đã thực hiện một thương vụ khá lớn. Cổ phiếu của Union tăng giá, và Livermore đã thực sự gặp phải rắc rối.
May mắn thay, trận động đất ở San Francisco đã khiến cho cổ phiếu Union Pacific mất giá thảm hại, và đem lại cho Livermore khoản lợi nhuận 250.000 đô la Mỹ. Sự kiện này cũng đem lại cho ông một bài học rõ ràng về sự nguy hiểm của việc nghe theo các lời mách nước một cách mù quáng.
Năm 1907, khi cả thị trường chứng khoán Mỹ rơi vào trạng thái "call margin" – nhiều người cho rằng là cả thị trường đã vĩnh viễn ra đi, không còn một lực mua nào nữa. Khi ngài J.P.Morgan tập hợp các ông chủ nhà băng lại và tập hợp nguồn dự trữ để mua lại các ngân hàng yếu kém, Livermore đã chớp thời cơ có một không hai này và mua cổ phiếu trên diện rộng – ông đã kiếm được 1 triệu USD chỉ trong một ngày.
Ông cũng là người thực hiện nhiều vụ đầu cơ cổ phiếu thép, dầu khí và dần trả hết nợ vay cho các chủ nợ trước đây. Đến năm 1923, ông lập quỹ đầu cơ riêng, tạo việc làm cho hơn 60 người và bí mật viết cuốn tiểu sử huyền thoại "The Reminiscene of a Stock Operator" – một trong những quyển bán chạy nhất lúc bấy giờ. Từ năm 1923 đến cuộc Đại khủng hoảng , Livermore đã kiếm hàng chục triệu USD từ đầu cơ hàng hóa như lúa mạch và ngô.
Và thương vụ thành công cuối cùng là khi ông quyết định bán khống một lượng lớn vào tháng 10/1929. Trong vỏn vẹn chỉ một ngày "Thứ ba đen tối", tài sản của Livermore đã đạt 100 triệu USD trong khi cả quốc gia Mỹ rơi vào hoảng loạn; ông chính thức trở thành một huyền thoại bán khống lớn nhất bấy giờ.
Sau phi vụ để đời này, ông đã không ngần ngại chi rất nhiều tiền để mua biệt thự, máy bay, du thuyền, ô tô hạng sang và cả những mối quan hệ nhập nhằng với nhiều cô gái. Chính sự đắm chìm trong cuộc sống vương giả hào nhoáng sa hoa của ông là tiền đề cho một chuỗi bi kịch cuộc đời sau này khi càng ngày Livermore càng từ bỏ đi các quy tắc của chính bản thân ông.
Năm 1940, vì không chịu nổi áp lực từ đầu tư và cuộc sống, sau 3 lần phá sản sau chuỗi thành công huy hoàng, ông đã dùng súng bắn vào đầu tự sát. Nghiệt ngã thay khi chính thị trường chứng khoán, nơi mà Livermore đã dành cả cuộc đời để đánh bại, cuối cùng đã quật ngã ông.
Sau này khi ông mất, trong một cuốn hồi ký được tìm thấy, Livermore đã chia sẻ hai điều ông tâm đắc nhất trong cuộc đời đầu tư của chính mình:
1. Đối thủ nặng kí nhất chính là bản thân ta – Biết học cách tự kiểm soát trong đầu tư
Livermore sau những thành công chóng vánh và những lần gục ngã đau đớn, ông luôn cho rằng đối với một nhà đầu tư thì đối thủ nặng ký nhất chính là bản thân họ. Đôi khi ta luôn tự cho và tự tìm chứng cứ rằng những quyết định đầu tư của chúng ta là đúng, và ta có khả năng tự kiểm soát bản thân. Chúng ta cũng có bản năng tự nhiên là đấu tranh để học cách sinh tồn. Tất cả những cảm xúc và bản năng này có thể kết hợp lại để cung cấp cho chúng ta sự thành công trong giao dịch từ nay về sau. Tuy nhiên, trong phần lớn các thời gian, cảm xúc của chúng ta thường dẫn chúng ta đến việc đầu tư thua lỗ nếu ta không học cách tự kiểm soát.
Sẽ là lý tưởng nếu chúng ta có thể tách bản thân ra khỏi cảm xúc. Nhưng không may là điều này không thể và thực ra chỉ có 1 số ít trong các cảm xúc của chúng ta có thể thực sự hữu dụng trong giao dịch.
Cách tốt nhất là là bạn phải học cách để hiểu bản thân như là một nhà giao dịch. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình và sử dụng lấy một kiểu giao dịch được cho là tốt nhất đối với bạn. Để trở nên thành công, nhà đầu tư nào cũng biết rằng mình cần phải học cách duy trì sự kỷ luật và học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình, cũng như suy nghĩ của bản thân. Ngành công nghiệp này trong hàng chục năm đã chứng kiến rất nhiều sự thất bại của Trader vì một lý do thường gặp là để cảm xúc can thiệp quá nhiều vào các quyết định giao dịch
2. Tính kỷ luật trong đầu tư
Thiên tài đầu tư Jesse Lauriston Livermore đã từng nhận định: "Một nhà đầu tư thiếu kỷ luật sẽ không bao giờ có thể thành công trên thị trường chứng khoán". Đầu tiên có thể nêu ra đó là hay thay đổi. Những nhà đầu tư thuộc kiểu này thường rất hay nghe ngóng và đi thay đổi phương pháp giao dịch của họ. Họ không nhận ra rằng để sử dụng hiệu quả một hệ thống giao dịch cần phải có thời gian. Nếu bản thân nhà đầu tư không bám sát một hệ thống hay phương pháp giao dịch đủ lâu, thử nó một vài tuần thấy ổn, rồi khi nó hoạt động không tốt ở một điều kiện thị trường nào đó là họ lại đi tìm một phương pháp mới và rồi cứ thế luẩn quẩn trong cái vòng tròn mà chính bản thân tự tạo ra.
Hãy nhớ rằng không có một phương pháp giao dịch nào hoạt động hiệu quả trên tất cả các điều kiện thị trường. Việc của ta là hãy kiên trì theo đuổi phương pháp mà bản thân lựa chọn một cách kỷ luật, nhận ra những điều kiện thị trường nào mà khi đó phương pháp giao dịch hoạt động không hiệu quả để hạn chế và đưa ra biện pháp khắc phục. Đừng nghe ngóng và tin theo bất cứ ai, hãy cứ " Follow your systems", đi theo phương pháp đầu tư của bản thân, ghi chép và đúc kết lại bài học sau mỗi giao dịch "Ta lãi vì sao, ta mất vì nguyên do gì…" rồi từ đó đúc kết và rút kinh nghiệm cho những lần giao dịch sau.
Lê Hằng (theo Trí thức trẻ)

1 thg 5, 2019

10 thói quen của những trader hàng đầu

0 đánh giá


1. Họ học cách tự nghiên cứu, tìm hiểu và tạo ra các tín hiệu, hệ thống giao dịch của riêng họ phù hợp với phong cách và khả năng chấp nhận rủi ro của chính họ. Họ không tham khảo những chiến lược khác và chỉ tập trung vào kế hoạch giao dịch của riêng họ.

2. Họ không quan tâm đến những ý kiến hay phản hồi của trader khác về chiến lược của họ, họ chỉ đơn thuần thực hiện các nguyên tắc giao dịch, duy trì sự kỷ luật mà họ biết là nếu thực hiện điều đó một cách đều đặn và nhất quán có thể giúp họ có được lợi nhuận về dài hạn.

3. Các trader chuyên nghiệp thường tránh được những tổn thất lớn tránh và các trường hợp cháy tài khoản trong khi giao dịch vì biến động thị trường bởi vì họ luôn quản lý vốn chặt chẽ, có khối lượng giao dịch hợp lý và luôn giữ vững sự kỷ luật này.

4. Cho dù là trader chuyên nghiệp, nhưng luôn tiếp tục học hỏi, phát triển và trở nên giỏi hơn trong giao dịch. Bạn hãy nhớ, đừng đứng im một chỗ nếu bạn có thể đi được.

5. Những trader chuyên nghiệp không bao giờ lãng phí thời gian trong những cuộc tranh luận về việc thị trường sẽ đi đâu tiếp theo. Họ chỉ đơn giản là giao dịch theo đúng xu hướng hiện tại cho đến khi nó có dấu hiệu yếu đi và đảo chiều.

6. Các nhà giao dịch có lợi nhuận luôn cố gắng giữ thua lỗ của họ ít nhất có thể, và họ sẵn sàng chấp nhận rằng mình sai nếu chiến lược của họ thất bại.

7. Những phân tích nhận đinh và ý kiến của họ thường khớp với hành động giá đang thể hiện trên thị trường.

8. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường sử dụng khối lượng giao dịch nhỏ và nó phải phù hợp với số vốn hiện có trong tài khoản giao dịch của họ.

9. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường thành công trong dài hạn và họ có niềm tin vào bản thân cũng như hệ thống giao dịch của họ.

10. Các nhà giao dịch chuyên nghiệp đều có sự kiên nhẫn và không bỏ cuộc. Họ thắng trước khi họ có ý định bỏ cuộc. Nếu bạn đang đi đúng hướng và có đủ sự kiên nhẫn, thì thành công sẽ càng đến gần với bạn.

Nguồn: https://www.newtraderu.com/2018/06/06/10-habits-of-top-traders-2/

17 thg 3, 2019

Kinh nghiệm quý giá xác định Phiên Wash Out - Phiên Break Out - Phiên Phân phối đỉnh

0 đánh giá
Trong bóng đá có câu: “Tấn công nhiều không ghi được bàn ắt sẽ bị thủng lưới” và điều này cũng khá tương đồng với những gì diễn ra trên TTCK. Trên thực tế, khi thị trường giao dịch giằng co liên tục quanh vùng kháng cự mà vẫn không thể bứt phá thì nhiều khả năng sự đảo chiều giảm điểm sẽ sớm diễn ra.

Trên thị trường chứng khoán, ngoài những kiến thức về học thuật thì kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu. Nhà đầu tư từng trải, có kinh nghiệm lâu năm thường có cách đối phó hiệu quả hơn trước những biến động phức tạp của thị trường mà nhà đầu tư mới tham gia khó có thể xử lý.
Dưới đây là 10 kinh nghiệm được tổng hợp từ những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.
1. Khi thị trường trải qua chuỗi giảm điểm kéo dài (có thể vài tháng), cổ phiếu vẫn tiếp tục bào mòn tài khoản nhưng mức độ giảm dần đều đặn theo ngày; Thanh khoản cũng thấp dần, phiên sau thấp hơn phiên trước thì nhiều khả năng thị trường đang tạo đáy dài hạn.
Thanh khoản thấp dần, thị trường tạo đáy dài hạn

2. Với trường hợp giảm sâu bởi những thông tin tiêu cực, bất ngờ, mang tính chất ngắn hạn thì thị trường sẽ có vài ba phiên giảm mạnh với hàng loạt cổ phiếu giảm sàn.

8 thg 1, 2019

15 đức tính của một nhà đầu tư thành công

0 đánh giá

Bạn đã bao giờ ước mình trở thành nhà đầu tư thiên tài như Warren Buffett, Peter Lynch hay George Soros? Điều gì họ đã làm để có được thành công? Dưới đây là những điều cần thực hiện.

1. Ham học hỏi
Các nhà đầu tư thành công thường học hỏi không ngừng. Họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu hơn các nhà đầu tư bình thường. Họ biết rằng kiến thức của mình sẽ không bao giờ là đủ, và do vậy luôn giữ đầu óc thông thoáng để có thể học bất kỳ lúc nào. Họ năng đọc sách, báo, tạp chí và tham gia các buổi hội thảo để tự hoàn thiện chính mình.
2. Luôn chuẩn bị kế hoạch rút lui
Các nhà đầu tư thành công biết rằng việc đầu tư luôn có hai mặt. Tương lai là không thể đoán được và vì vậy họ luôn chuẩn bị trước cho nó. Nhà đầu tư bình thường luôn cố gắng đoán kết quả đầu tư. Nhưng nhà đầu tư thông minh thì làm điều ngược lại, họ chuẩn bị cho cả trường hợp tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất.
Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thành công luôn kiếm được tiền khi thị trường đi lên và thậm chí còn kiếm được nhiều hơn khi thị trường đi xuống. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công, hãy chuẩn bị kế hoạch rút lui trước khi đầu tư vào bất cứ thứ gì.
3. Kiên nhẫn
Các nhà đầu tư tài ba rất kiên nhẫn. Một khi đã tính toán về vụ đầu tư nào đó, họ luôn sẵn sàng chờ đợi để chắc chắn rằng kế hoạch đó sẽ thành sự thực. Warren Buffet nói: “Tôi chưa bao giờ có ý định kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi chỉ mua vì suy nghĩ rằng họ sẽ đóng cửa thị trường ngay ngày mai và phải đến 5 năm sau mới mở lại”.
4. Kiểm soát cảm xúc tốt
Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác. Nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.
Các nhà đầu tư thành công thường có phản ứng trung lập dù họ được hay mất. Họ không từ bỏ chiến lược đầu tư của mình chỉ vì một vài thất bại và cũng không quá tự tin khi là người chiến thắng. Dù thị trường có như thế nào, thì họ cũng luôn nghĩ cơ hội thắng thua là 50-50.
5. Có chiến lược đầu tư rõ ràng
Mỗi nhà đầu tư đều phải phát triển một chiến lược đầu tư rõ ràng để gắn chặt với nó. Một vài người thành công với chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Còn một số khác như Warren Buffet lại chỉ thích đầu tư tập trung vào một số ít cổ phiếu. Ông nói: “Đa dạng hóa là cách để chống lại việc mình không biết. Nhưng nó chẳng có mấy ý nghĩa đối với những người biết rõ là họ đang làm gì”.
J. Paul Getty - một nhà đầu tư tài ba khác, cho rằng: “Hãy mua khi tất cả mọi người đều đang bán và hãy bán khi tất cả mọi người đang mua. Đây không đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu dễ nhớ, mà nó còn rất cần thiết cho việc đầu tư thành công”.
6. Tập trung cao độ
Andrew Carnegie nói: “Những người thành công là những người chọn cho mình một con đường và gắn chặt lấy nó”.
Các nhà đầu tư thành công thường chỉ tập trung vào một phương tiện đầu tư. Họ chỉ đầu tư một lần vào một thời điểm. Ví dụ, Warren Buffet tập trung vào cổ phiếu, Jim Rogers thích các hợp đồng tương lai và Donal Trump thì ưa chuộng bất động sản.
7. Biết tận dụng các xu thế thị trường
Một đặc điểm khác của các nhà đầu tư thành công là họ luôn biết lấy các xu thế thị trường để làm lợi cho mình. Một nhà đầu tư bình thường sẽ hoảng loạn khi thị trường biến động, nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại rất nóng lòng chờ đón điều đó. Đơn giản vì họ có thể kiếm tiền từ việc này.
Warren Buffet nói: “Hãy coi những sự biến động của thị trường là bạn chứ đừng coi là thù. Hãy kiếm lời từ những hành động điên rồ chứ đừng tham gia vào nó”.
8. Luôn luôn vững tin
Henry Ford nói: “Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió”.
Vì vậy, hãy luôn trung thành với chiến lược đầu tư của mình kể cả khi bạn được hay mất. Các nhà đầu tư bình thường thiếu sự kiên định, và do vậy họ mãi mãi chỉ là những người bình thường mà thôi. Họ nhảy hết chiến lược nọ đến chiến lược kia và chỉ chăm chăm tìm kiếm các bí quyết mới.
9. Chấp nhận rủi ro
Warren Buffet nói: “Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm gì”.
Đầu tư vốn đã là một sự rủi ro, nhưng nó sẽ càng rủi ro hơn nếu bạn không biết mình đang làm gì. Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, cơ hội thắng thua luôn là 50 – 50. Nhưng sự khác biệt lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư thông thường là những người chuyên nghiệp luôn đầu tư với sự hỗ trợ của cả một hệ thống quản trị rủi ro mạnh mẽ.
10. Có kỉ luật
Nhà đầu tư thành công rất hà khắc với bản thân khi đầu tư. Bên cạnh các nguyên tắc đầu tư, họ cũng tự đặt ra cho mình những chuẩn mực rất khắt khe. Họ biết rằng mình sẽ phải tuân theo rất nhiều nguyên tắc để có thể kiên trì với chiến lược đầu tư của mình mà không bị dao động bởi lời nói của các chuyên gia.
Warren Buffet nói: “Hai nguyên tắc đầu tư của tôi là: Nguyên tắc số một – không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc hai – không bao giờ được quên nguyên tắc một”.
11. Biết cách tận dụng các đòn bẩy
Điểm khác biệt giữa một nhà đầu tư thành công và một nhà đầu tư thông thường là đầu tư bằng tiền của người khác. Dùng tiền của người khác để đầu tư cũng là một dạng đòn bẩy. Trong cuốn sách “Cha giàu - Cha nghèo” có câu: “Từ quan trọng nhất trong đầu tư là ‘dòng tiền’, và từ quan trọng thứ hai là ‘đòn bẩy’”.
Nhưng đây không phải là dạng đòn bẩy duy nhất mà các nhà đầu tư có thể tận dụng. Đó cũng có thể là đội ngũ chuyên gia của bạn, kinh nghiệm đầu tư hay thông tin nội bộ mà bạn có được.
J. Paul Getty nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 USD, đó là vấn đề của bạn. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu USD, thì đó lại là vấn đề của ngân hàng”.
12. Nhanh chóng rút kinh nghiệm từ thất bại
Khi nói về kinh nghiệm, các nhà đầu tư chỉ nói về những lần thử nghiệm, thất bại, các bài học và sự thành công. Bạn sẽ không thể trở thành một nhà đầu tư tài ba nếu chưa từng mắc sai lầm.
Những người thành công không bao giờ nản chí vì thất bại bởi họ hiểu rằng đó là một giai đoạn trong quá trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Những người bình thường coi việc mắc lỗi là tệ hại, nhưng những người thành công lại cho rằng đó là cơ hội để học được những điều mới mẻ.
13. Có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp
Nếu quan sát các nhà đầu tư thành công, bạn sẽ thấy rằng họ luôn có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư thông thường luôn đơn độc chiến đấu trên thị trường, trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn có cả một hội đồng hậu thuẫn.
Họ có cả một mạng lưới bạn bè là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ chia sẻ lời khuyên và cùng nhau suy nghĩ. Vậy nếu bạn cũng muốn thành công như họ, thì hãy bắt đầu tìm kiếm bạn bè của mình ngay từ bây giờ.
14. Có một nền tảng tài chính vững mạnh
Ajaero Tony Martins nói: “Trí thông minh kinh doanh không hề được tạo ra trong trường học, mà bạn nhặt được nó ở trên đường. Trong trường học, bạn được dạy làm thế nào để quản lý tiền của người khác. Và ở trên đường, bạn được dạy làm thế nào để kiếm tiền”.
Do vậy, bạn chỉ thành công khi đứng ở trên đường. Các nhà đầu tư thành công thường có một nền tảng tài chính rất vững chắc, và nền tảng đó được hình thành ở trên đường. Họ bồi đắp cho cái nền tảng đó bằng cách tham gia các buổi hội thảo, đọc sách báo, tạp chí, học từ người khác hay nghe băng. Và sau đó họ đi ra ngoài để tự tìm lấy những kinh nghiệm cho mình.
15. Luôn nhiệt tình với trò chơi đầu tư
Một tác giả nổi tiếng đã từng nói: “Nếu bạn có ý định tham gia một trò chơi, hãy chọn cho mình một trò mà bạn có thể chơi suốt cuộc đời và gắn chặt lấy nó”.
Nếu bạn nhìn vào những nhà đầu tư thông thường, họ luôn nghĩ đến việc họ đang kiếm được bao nhiêu tiền. Nhưng những nhà đầu tư thành đạt không vội hài lòng với những gì mình có, mà luôn cố gắng đạt lợi nhuận tối đa.
J. Paul Getty nói: “Sự giàu có chính là phần thưởng của trò chơi kiếm tiền, và nếu bạn chiến thắng, tiền sẽ là của bạn”.
Hà Thu (theo Investorguide)

4 thg 11, 2018

90 năm không biết mùi thua lỗ và câu chuyện "khi sống đủ lâu, bạn sẽ thành huyền thoại"

0 đánh giá
[Quy tắc đầu tư vàng] 90 năm không biết mùi thua lỗ và câu chuyện khi sống đủ lâu, bạn sẽ thành huyền thoại - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư có thể vượt qua Irving Kahn về tỷ suất sinh lời trong một năm, nhưng chưa có ai trên phố Wall có thể đánh bại kỷ lục 90 năm không thua lỗ của ông.


Năm 2012 khi huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa kỉ niệm sinh nhật lần thứ 82, nhiều người nghĩ ông đã là nhà đầu tư già nhất, nhưng không, nhà đầu tư già nhất thế giới khi đó hơn Buffett đến 25 tuổi.
Irving Kahn, khi đó 107 tuổi, giữ chức vụ chủ tịch tập đoàn Kahn Brothers – 1 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán New York chuyên về tư vấn đầu tư & quản lý quỹ với số vốn gần 1 tỷ USD.
Những người trên phố Wall vẫn chuyền tai nhau câu nói rằng: "Nếu Kahn chết trước đó nửa thế kỷ, sẽ không ai biết ông ấy là ai".
Người học trò của Benjamin Graham không phải một nhà đầu tư có thể gây ấn tượng trong ngắn hạn. Tỷ suất sinh lời của ông chỉ ở mức trung bình trên phố Wall, điều mà không ít nhà đầu tư sẽ vượt qua Kahn nếu chỉ xét trong phạm vi 1 năm. Tuy nhiên, không ai ở phố Wall có thể thắng liên tục tới 90 năm, một chuỗi thời gian còn dài hơn cả số tuổi của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
Bí quyết của ông, cũng có phần nào giống với Buffet, là không mong lãi lớn, chỉ mong không mất tiền.
Irving Kahn bắt đầu làm việc ở phố Wall với vị trí phân tích cổ phiếu năm 1928 khi ông 23 tuổi. Ngoài ra, ông là một trong những người có chứng chỉ CFA đầu tiên trên thế giới (năm 1963) và được xem là thành viên sáng lập của hiệp hội CFA.
Trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 ở Mỹ, tên tuổi của ông đã được phố Wall biết đến thông qua việc đầu tư vào những công ty thuộc lĩnh vực vô tuyến và phim ảnh, nhưng lĩnh vực vẫn bùng nổ mạnh mẽ bất chấp khủng hoảng.
Câu nói nổi tiếng của Kahn khi đó: "Có thể bạn rất ngạc nhiên, nhưng có rất nhiều cổ phiếu đáng để mua trong lúc khủng hoảng". Ngay cả khi thế giới gặp nhiều cuộc khủng hoảng khác sau này, quỹ đầu tư của Kahn cũng không lỗ, dù có thể ông không phải người lãi cao nhất khi thị trường tăng trưởng.
Phong cách đầu tư của Kahn có phần tương đồng với nhà tiên tri xứ Ohama do ông từng là trợ giảng cho Benjamin Graham tại trường đại học Columbia. Được làm việc và học tập với Graham, Kahn đã trở thành nhà đầu tư giá trị. Nguyên tắc của ông, cũng như nhiều nhà đầu tư giá trị khác, là chỉ mua các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thuộc ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế.
Đối với Irving Kahn, đầu tư là sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi cả phân tích định tính lẫn định lượng để xác định chính xác giá trị của một thương vụ đầu tư.
Không giống nhiều nhà đầu tư khác với nguyên tắc "không bỏ trứng vào cùng một giỏ", Kahn không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro. Ông tôn thời triết lý của mình và ông cho rằng khi áp dụng đúng sẽ không có rủi ro trong đầu tư.
Kahn có quan niệm "một danh mục đầu tư giống như một vườn cây ăn quả" và ông thường lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, đang bị thị trường định giá thấp và sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu đó từ 3-5 năm. Và tất nhiên, kỳ vọng rằng tất cả các cây trong vườn đều cho quả đều đặn mỗi năm là điều khá phi lý. Với Kahn, một vụ mùa thành công, có thể phải chờ đợi từ 3-5 năm. Khi đầu tư vào một công ty, ông thích những công ty không có hoặc có ít nợ. Ngoài ra, ban giám đốc cũng phải nắm giữ một lượng cổ phiếu nhất đinh để đảm bảo rằng lợi ích của ban giám đốc sẽ gắn liền với lợi ích của các cổ đông khác.
Tỷ suất sinh lời trung bình với các quỹ mà Kahn quản lý sẽ không ấn tượng nếu bạn nhìn trong ngắn hạn. Đôi khi con số này là khá thấp nếu so với các huyền thoại đầu tư khác như Warren Buffett hay George Soros, thậm chí cả những nhà đầu tư vô danh của phố Wall. Nhưng bù lại ông hầu như không thua, và chuỗi thời gian không lỗ của ông lên đến 90 năm, còn nhiều hơn tuổi của Warren Buffet.
Và khi bạn chiến thắng trong một thời gian đủ dài, lãi kép sẽ phát huy tác dụng. Đó cũng là lý do đưa ông góp mặt trong bảng danh sách những nhà đầu tư huyền thoại của thế giới.
Khi đã quá 100 tuổi, Irving Kahn vẫn giữ thói quen đi bộ đến công ty làm việc và đi về nhà ăn trưa để tiết kiệm tiền ăn ở nhà hàng. Ông vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong quỹ đầu tư gia đình Kahn Brothers và thường dành 5 giờ mỗi ngày để nghiên cứu các cổ phiếu bị định giá dưới giá trị. Danh mục đầu tư của ông chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính và chăm sóc sức khỏe.
Không những là 1 nhà đầu tư tầm cỡ ở phố Wall, Kahn từng là giám đốc của rất nhiều công ty như Teleregister Corp., Hugo Stinnes Co., Grand Union Stores, Kings County Lighting, West Chemical, and Willcox & Gibbs. Trong ấn phẩm kỷ niệm 50 năm thành lập của hiệp hội CFA toàn cầu thì Irving Kahn cũng được xuất hiện ngay đầu tiên trong một đoạn phỏng vấn ngắn.
Ông mất năm 2015, khi đó ông là nhà đầu tư già nhất thế giới với 110 tuổi.
Lê Hằng (Theo Trí thức trẻ)

28 thg 12, 2017

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2017

0 đánh giá
(TBTCO) - Ngày 27/12/2017, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán Việt Nam (SJCV) đã Lễ công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2017. Sự kiện có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBCNKK, Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, thành viên thị trường, chuyên gia kinh tế...
Toàn cảnh Lễ công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2017.

1 thg 12, 2017

Không phải tiền bạc, đây mới là thước đo sự thành công của tỷ phú Warren Buffett

0 đánh giá

Nắm trong tay 78,7 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett không cho rằng khối tài sản đó giúp ông trở thành người giàu có nhất nhì thế giới. Định nghĩa về sự thành công của Warren Buffett không phụ thuộc vào tiền bạc mà là một yếu tố rất khác biệt!

26 thg 10, 2017

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho F0

1 đánh giá
Các bước để đầu tư chứng khoán hiệu quả
Những người mới tập "chơi" cổ phiếu thường tự hỏi những câu như: Có nên chơi chứng khoán hay không? chơi chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền? cách chơi chứng khoán như thế nào? Người chưa bao giờ đầu tư cổ phiếu thì bắt đầu từ đâu?  
Để giải đáp các câu hỏi đó, tôi xin viết một bài hướng dẫn Các bước cơ bản đầu tư chứng khoán hiệu quả cho các bạn mới bắt đầu bước chân vào thị trường chứng khoán đầy thách thức nhưng không ít cơ hội, đầy vinh quang những cũng vô cùng khốc liệt. Đây là con đường không hề dễ dàng, nhưng lại vô cùng tự do và sáng tạo, không chỉ giúp con người có thể kiếm tiền mà còn giúp con người vận động, nhạy bén với các biến động của nền kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế (sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Eczema đấy, hi hi).