.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 6, 2020

177 Tỷ phú đều có 13 thói quen giống nhau. Đó là ...

0 đánh giá
Thêm chú thích

Sau 5 năm nghiên cứu những thói quen thường nhật của 177 triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng cơ đồ, tác gia người Mỹ Thomas C.Corley kết luận: "Một trong những nguyên nhân khiến họ từ những người bình thường chuyển biến thành những người thành công có tài sản triệu đô, tỷ đô chính là các ‘thói quen giàu có"... Thói quen quyết định giàu có, nghèo khó, hạnh phúc, đau buồn, áp lực, quan hệ tốt xấu, có sức khỏe hay không..."
Quan trọng nhất, tất cả những thói quen đều có thể thay đổi và bồi dưỡng được. Dưới đây là 13 ‘thói quen giàu có’ của các triệu phú, tỷ phú mà bạn có thể bắt đầu bồi dưỡng ngay từ hôm nay

1. Kiên trì dậy sớm

Trong nghiên cứu của Corley, trên nửa số triệu phú, tỷ phú tự lực cánh sinh, tay trắng dựng cơ đồ đều dậy sớm trước giờ làm việc ít nhất 3 giờ đồng hồ. Sáng dậy lúc 5 giờ, hoàn thành 3 việc quan trọng nhất của công việc trong ngày, việc này khiến bạn kiểm soát được cuộc sống, giúp bạn có nhiều thời gian chuẩn bị cho công việc, và có đủ thời gian đối phó với việc bất ngờ xảy ra.
Khi có sự chuẩn bị tốt trước mọi sự việc thì sẽ không bị động, sẽ lựa chọn được phương án thích hợp, tối ưu. Kiên trì dậy sớm cũng thể hiện một ý chí kiên cường và một tâm thái cẩn thận, chuẩn bị cho kế hoạch trong ngày.

2. Mỗi ngày dành 15 – 30 phút suy nghĩ

"Suy nghĩ là mấu chốt của thành công của họ" – Corley phát hiện ra điểm này. Người giàu thường ngồi một mình lúc sáng sớm suy nghĩ ít nhất 15 phút.
Buổi sáng hàng ngày họ thường suy nghĩ rất nhiều sự việc, bao gồm sự nghiệp, tài chính, sức khỏe và từ thiện.
Họ thường xuyên tự hỏi bản thân 4 câu:
- Mình làm thế nào mới có thể kiếm được nhiều tiền hơn?
- Công việc của mình có khiến mình vui thích không?
- Thời gian rèn luyện của mình có đủ không?
- Mình còn có thể tham gia được các hoạt động từ thiện nào nữa?"
Trong đó 2 câu hỏi quan trọng nhất khiến họ càng thành công hơn, đó là "Công việc có khiến mình vui thích không? - kiểm điểm lại các công việc mình đang làm có làm lợi ích cho xã hội, cho người khác không, có trái đạo đức không. Vì chỉ đem lại lợi ích cho người khác, cho xã hội, không trái đạo đức lương tâm thì mới là công việc đem lại cho mình niềm vui đích thực.
Câu "Mình còn có thể tham gia được các hoạt động từ thiện nào nữa?". chính là chìa khóa để giàu có không những bền lâu mà còn giàu có hơn, vì họ hiểu được cội nguồn của của cải đến từ Đức, nên vui lòng hành thiện tích đức, chứ không dùng của cải để thỏa mãn vui thú cá nhân.

3. Thường xuyên đọc sách

Người giàu càng thích đọc, học tập chứ không thích vui chơi giải trí. Corley viết: "88% người giàu hàng ngày đều đọc sách tối thiểu 30 phút, nội dung chủ yếu là sách tự học và tự tu dưỡng nâng cao bản thân. Đại đa số đều không phải đọc sách để giải trí. Người giàu đọc sách là để thu hoạch tri thức".

4. Nói năng cử chỉ lễ phép

Những triệu phú, tỷ phú khởi nghiệp từ hai bàn tay đều nắm vững những nguyên tắc lễ nghi xã hội. Lễ nghi này bao gồm gửi thư cảm ơn, ghi nhớ những ngày quan trọng (như kỷ niệm ngày cưới, sinh nhật), nắm vững lễ nghi trên bàn ăn và cách ăn mặc chính xác ở các trường hợp khác nhau.
Hiểu lễ nghi thì mới biết hành xử đúng người, đúng lúc, đúng chỗ, đúng trường hợp. Người không hiểu biết lễ nghi thì như kẻ hoang sơ, vô phép tắc. Nếu bạn muốn thành công thì cũng phải nắm vững những nguyên tắc này.

5. Theo đuổi mục tiêu của riêng mình

"Theo đuổi ước mơ và mục tiêu của riêng mình có thể khiến bạn có cảm giác hạnh phúc lâu dài, cuối cùng sẽ chuyển hóa thành của cải" – Corley nói.
Có rất nhiều người phạm phải sai lầm là theo đuổi ước mơ của người khác (ví dụ như của cha mẹ, áp đặt của xã hội). Người giàu thì không ngừng hoàn thiện mục tiêu của riêng mình, kiên nhẫn và hăng say theo đuổi ước mơ và mục tiêu đó.
Việc xác định được cho mình ước mơ, mục tiêu rõ ràng giúp chúng ta có sức mạnh đi theo một hướng, không bị phân tán tâm trí, sức lực ở vạn sự vạn vật xung quanh.

6. Kiên trì rèn luyện sức khỏe

76% người giàu kiên trì mỗi ngày vận động ngoài trời 30 phút trở lên. Vận động ngoài trời bao gồm chạy bộ, chạy ngắn, chạy nhanh, đạp xe…
Vận động ngoài trời không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ích lớn cho não.Giúp tăng tế bào não. Rèn luyện thể dục còn có thể tăng hàm lượng glucose trong cơ thể, glucose là nhiên liệu cho đại não. Dưỡng chất mà đại não nhận được càng nhiều thì não phát triển càng tốt, và bạn cũng trở nên thông minh hơn", Corley phân tích.

7. Có nhiều nguồn thu nhập

"Những triệu phú, tỷ phú tay không dựng cơ đồ thường không dựa vào một nguồn thu nhập, họ có nhiều phương thức thu nhập khác nhau. Trong nghiên cứu của tôi, 65% người trong số họ trước khi trở thành triệu phú thì đã có ít nhất 3 nguồn thu nhập".
Các thu nhập thêm bao gồm cho thuê nhà đất, đầu tư cổ phiếu, nghề phụ, bản quyền v.v.
Thực tế, với người khởi nghiệp từ tay trắng thì chỉ một chút tài sản cũng là cả cơ nghiệp, mỗi chuyện làm ăn, đầu tư là cả một canh bạc dốc hết vốn. Dù tính toán giỏi cỡ nào thì vẫn còn yếu tố bất định "mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên". Thế nên, họ sẽ nghĩ mọi cách để có thêm các nguồn thu nhập khác, ngộ nhỡ thua lỗ hết sạch gia tài thì vẫn có thể sống được, không đến mức tuyệt vọng nghĩ quẩn. Tuyệt đối, đừng bao giờ chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất. Muốn thành công, phải nghĩ ra các phương thức kiếm tiền khác nhau để gia tăng quỹ tài sản.

8. Kết giao với những người thành công khác

Có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Những người chính nhân quân tử, đàng hoàng tử tế toát ra một sức mạnh tinh thần, một năng lượng tích cực mạnh mẽ khiến những người xung quanh cũng tự sản sinh suy nghĩ tích cực, lạc quan, hăng hái tiến thủ.
Kết giao với những người có mục tiêu rõ ràng, tâm thái tích cực, lạc quan nhiệt tình... chắc chắn sẽ giúp ích cho cuộc đời bạn. Và đó cũng chính là "khẩu vị" kết bạn yêu thích của người giàu.

9. Có thầy riêng

"Tìm được bậc đạo sư riêng cho mình có thể giúp bạn nhanh chóng tích tụ của cải" – Corley viết.
Bậc đạo sư thành công không chỉ có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của bạn. Bằng việc chỉ dẫn bạn nên làm gì, không nên làm gì, họ chia sẻ với bạn kinh nghiệm thành công có giá trị, những kinh nghiệm từ bài học thành công hay thất bại của chính họ hoặc các bậc thầy của họ. Có người thầy tốt, con đường đi tới thành công của bạn bớt nguy hiểm, vòng vèo hoặc sai lầm.

10. Không phải người xuất chúng

Người thành công không phải người xuất chúng, nhưng họ biết tạo ra vòng ảnh hưởng của họ và kéo những người khác vào.
Có một so sánh thú vị thế này: Người quá xuất chúng, hiển lộ thì có lẽ khó thành công, giống như cái cây cao trong khu rừng thì bị gió bẻ gãy. Người thành công là người bình thường, nhưng tạo ra được bản sắc, sức cuốn hút riêng. Mà sức cuốn hút lớn nhất đối với mọi người chính là nhân cách, lòng bao dung, nhân ái, biết nghĩ cho người khác.

11. Thái độ nhân sinh tích cực

Có lẽ hầu hết mọi người đều biết suy nghĩ tích cực quyết định đến thành công, thay đổi cuộc đời nhưng không phải ai cũng thực hành nó một cách nhất quán, đúng đắn và trọn vẹn. Trong tướng mệnh học có nói: "Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển", nghĩa là "tướng mạo, thần thái, tinh thần con người đều do tâm thái sinh ra, tâm thiện, tích cực thì tướng mạo, thần thái tốt đẹp. Hoàn cảnh xung quanh cũng thay đổi theo tâm thái, tâm thái tốt đẹp, thiện lương, tích cực thì hoàn cảnh, môi trường xung quanh cũng theo đó mà biến đổi.
Chỉ khi có thái độ tinh thần tích cực thì bạn mới có thể đạt được thành công lâu bền.

12. Giúp người khác đạt được thành công

"Giúp người khác theo đuổi mục tiêu và ước mơ, đồng thời đạt được thành công, đó cũng khiến bản thân bạn thu được ích lợi. Nếu không có những người thành công khác thì thành công cũng rất khó định nghĩa. Nếu muốn thành công thì cách tốt nhất là giúp người khác thành công".
Nhưng bạn không nên giúp đỡ tất cả mọi người mà chỉ nên giúp những người lạc quan, có mục tiêu rõ ràng, tích cực, theo đuổi ước mơ, tránh mất thời gian vô ích cho những người thiếu ý chí, thiếu nghị lực.

13. Tìm cầu các ý kiến phản ánh

Ý kiến phản ánh là danh từ hiện đại, thời xưa gọi là can gián. Hiếu Kinh có viết:
"Xưa bậc thiên tử có 7 người bề tôi can gián, tuy thiên tử vô đạo, cũng không bị mất thiên hạ".
"Bậc chư hầu có 5 người bề tôi can gián, tuy chư hầu vô đạo, cũng không bị mất nước".
"Bậc đại phu có 3 người bề tôi can gián, tuy đại phu vô đạo cũng không bị mất gia tộc".
"Kẻ sỹ có bạn bè can gián, thì không bị mất thanh danh".
"Bậc làm cha có con can gián, thì không rơi vào bất nghĩa".
Là chủ doanh nghiệp thì trong doanh nghiệp họ là vua, cần có bề tôi (cấp dưới) can gián. Với đối tác, với khách hàng thì họ là kẻ sỹ, cần có bạn bè can gián. Trong gia đình thì họ là người cha, cần vợ con can gián.

Theo tri thức trẻ

5 thg 5, 2020

Đừng hiểu lầm BƠM TIỀN sẽ LẠM PHÁT

0 đánh giá


(ĐTCK) Nền kinh tế thế giới đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra, nên nhiều quốc gia đồng loạt bơm tiền nhằm hỗ trợ kinh tế nội địa. 

3 thg 4, 2020

Ai giữ mã nào - Giữ nguyên mã đó...

0 đánh giá
Alo, alo...
Yêu tổ quốc
Yêu đồng bào
Ai giữ mã nào
Giữ nguyên mã đó...
Nghe chưa!!!


3/4/2020
VnIndex: 68x  |  VN30: 63x

1 thg 4, 2020

Khí chất Đại Bàng và chiêm nghiệm vào đầu tư

0 đánh giá

 



* Nguyên tắc 1: Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.

>> Việc Đại Bàng chọn con đường riêng, né tránh các loài chim sẻ, quạ trên đường bay dạy cho chúng ta rằng không cần phải giống với mọi người, chúng ta có thể trở nên khác biệt. Đồng thời cần học cách tránh xa những đối tượng luôn cản trở, níu kéo hay làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình.

*Nguyên tắc 2: Tập trung cao độ vào con mồi dù ở khoảng cách rất xa 5 km

Vừa bay ở một độ cao lớn, Đại Bàng đồng thời lại có tầm nhìn rất xa, đôi mắt của nó có khả năng tập trung vào con mồi ở khoảng cách 5 km. Một khi phát hiện ra con mồi từ xa, thậm chí chỉ là loài động vật gặm nhấm, nó sẽ chú tâm và dành sự tập trung tuyệt đối của mình vào con mồi, từ đó thiết lập ra cách tiếp cận nhằm bắt bằng được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở hay làm Đại Bàng thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi.

>> Nếu bạn có sự kiên định, có sự tập trung cao độ và một tầm nhìn rộng thì sẽ không có vấn đề gì trong cuộc sống có thể gây trở ngại trên con đường dẫn bạn đến thành công.

*Nguyên tắc 3: Không bao giờ ăn những thứ đã chết

Khác với Kền Kền – là loài thường ăn động vật chết, thối rữa. Đại Bàng không bao giờ ăn những thứ đã chết mà nó chỉ thích săn mồi và ăn khi con mồi còn tươi mới.

>> Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học hỏi và thay đổi liên tục.

* Nguyên tắc 4: Yêu thích các cơn bão

Đại Bàng rất thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá, cành, hốc cây… thì Đại bàng lại bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, Đại Bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với Đại Bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ, nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời.

>> Cuộc sống sẽ có những cơn bão tố, liệu chúng ta có biết tận dụng để chuyển hóa và nâng bản thân lên tầm cao mới? Biến những cơn bão của cuộc sống thành điều thuận lợi và thưởng thức thành quả gặt hái được qua những thách thức.

* Nguyên tắc 5: Luôn kiểm tra trước khi đặt niềm tin vào con khác.

Đại Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác, ngay kể cả với bạn đời. Khi một con Đại Bàng cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con cái bay xuống mặt đất cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung, khi đạt đến một tầm cao mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do và con đực sẽ đuổi theo cành cây này. Con đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do, bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất và mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái.

Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này thì con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.

>> Trong đời sống cá nhân hay trong mối quan hệ kinh doanh, việc đặt niềm tin đúng chỗ cũng như sự cam kết của đối tác giúp cho chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc, công việc thành công.

* Nguyên tắc 6: Chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc làm tổ đẻ trứng và dạy cho con non tập bay

Để chuẩn bị cho việc đẻ trứng, Đại Bàng đực và cái tìm đến làm tổ ở một vị trí rất cao, thường nằm trên các vách đá, nơi không có bất kỳ động vật săn mồi nào có thể tấn công và làm hại chiếc tổ được. Cả hai sẽ phân chia nhiệm vụ trong việc nuôi nấng, bảo vệ đàn con, con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng còn con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Con đực sẽ đi tìm cành cây khô, chắc chắn để đặt trên các khe hở của vách đá, và thu nhặt những loại cành nhỏ hơn để xếp vào tổ. Trước khi lót tổ bằng một lớp lá cây, nó còn chọn những cành khô và có gai đặt ở bên dưới, kế đến là một lớp cỏ mềm và sau đó rũ bỏ trên mình để tạo thành một lớp lót mềm mại nữa trước khi hoàn thành cái tổ. 

Để dạy cho con tập bay, Đại Bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ, các con non thì hoảng sợ nên ngay lập tức nhảy lại vào tổ. Đại Bàng mẹ liền trút bỏ những lớp lót mềm mại trong tổ, giữ lại các gai trần rồi tiếp tục ném những con non ra ngoài. Khi các Đại Bàng con nhảy lại vào tổ thì chúng bị gai nhọn đâm chích và chảy máu, bắt buộc nó phải nhảy ra khỏi tổ lần nữa. Hoàn thành bài học đó, Đại Bàng mẹ sẽ đẩy các con ra khỏi vách đá vào không trung, khi chúng kêu gào lên trong sợ hãi thì Đại Bàng cha sẽ bay ra để bắt chúng trở lại trước khi rơi xuống đất. Bài học này sẽ được thực hành liên tục cho đến khi Đại Bàng con tiếp thu kiến thức và bắt đầu vỗ cánh tập bay.

>> Cuộc sống trong gia đình của chúng ta tưởng như thiên đường, êm ái và thoải mái nhưng vẫn có thể ẩn chứa gai nhọn. Gai của cuộc sống dạy chúng ta rằng cần phải rời khỏi tổ ấm, học hỏi, phát triển và tạo dựng một đời sống độc lập. Những người thật sự yêu thương sẽ không để cho chúng ta trở nên suy yếu, lười làm việc, họ có thể đẩy chúng ta vào con đường khó khăn nhờ đó mà phát triển và thịnh vượng. Ngay cả trong các hành động, họ dường như muốn gây khó khăn nhưng thực ra lại là những ý định tốt mà họ dành cho chúng ta.

* Nguyên tắc 7: Thay đổi để mạnh hơn

Trong thế giới loài chim, đại bàng là loài có tuổi thọ lâu năm nhất. Tuổi thọ của nó có thể kéo dài tới 70 năm. Để sống được lâu như vậy, lúc 40 tuổi, nó bắt buộc phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn, đó là một bước ngoặc quan trọng mang đến cái chết hoặc sự hồi sinh…

Trải qua 40 năm, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng đã bắt đầu lão hóa và không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu, gần như chạm ức. Đôi cánh trở nên nặng nề và già cỗi, bởi bộ lông vũ của nó vừa dài vừa dày làm tiêu tốn rất nhiều sức lực khi nó cất cánh…

Lúc này, đại bàng chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc là nằm chờ chết hoặc là phải trải qua một quá trình thay đổi vô cùng đau đớn kéo dài 5 tháng trời…

Quá trình thay đổi 150 ngày này đòi hỏi đại bàng phải bay lên đỉnh núi và làm tổ trên vách đá cheo leo. Tại đây nó sẽ hoàn thành sự đổi mới của mình… Đầu tiên, đại bàng sẽ đập mỏ vào vách núi đá cho đến khi mỏ của nó gãy rời, sau đó yên lặng chờ đợi cho đến khi mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó sẽ dùng cái mỏ mới dài ra đó nhổ hết từng cái móng vuốt cũ của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết đi những chiếc lông vũ già cỗi.

Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể bắt đầu những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và tiếp tục hành trình dũng mãnh thêm 30 năm nữa…

>>> Hãy trở nên thật dũng cảm và kiên cường, để trải qua giai đoạn thay đổi khó khăn, chịu đựng nhiều đau khổ và thử thách để được hồi sinh và tiếp tục bay cao, bay xa hơn nữa.

Nguồn: Tri thức trẻ 

23 thg 3, 2020

SAU ĐỢT BÁN THÁO ĐIÊN LOẠN NÀY THỊ TRƯỜNG CÒN GÌ?

0 đánh giá

Có lẽ chúng ta đang “vinh hạnh” được sống trong kỷ nguyên đầy biến động với khởi đầu bằng 1 cuộc tháo chạy, giẫm đạp, quyết liệt và dứt khoát nhất lịch sử chứng khoán thế giới 100 năm qua.  

Trong 1 tháng qua, dù ít hay nhiều, chắc chắn không một nhà đầu tư, từ cá nhân tới tổ chức không bị mất mát. Berkshire Hathaway của huyền thoại Warrent Buffett “bốc hơi” vài trăm tỷ đô (dù cuối năm 2019 Berkshire đã bán bớt cổ phiếu và có số dư tiền mặt kỷ lục lên tới 122 tỷ đô). Dragon Capital vẫn giữ nguyên 100% cổ phiếu bất chấp thị trường đi tìm đáy hoài khi cô Vy chưa “lên đỉnh”.

Vậy Sau đợt bán tháo điên loạn này thị trường còn lại gì?

Nhóm 1: Một lớp nhà đầu tư sẽ mãi mãi rời xa thị trường, đó là những người hoảng loạn cắt lỗ quá sâu, hoặc margin quá cao buộc phải cắt lỗ, sợ hãi và sẽ ko dám quay lại khi thị trường hồi phục. Họ sẽ đứng ngoài tiếc nuối, dằn vặt bản thân và “cạch” chứng khoán tới già. Thực tế cũng chứng minh trong bao năm qua, bao cơn sóng lên rồi xuống cũng biết bao lớp lớp nhà đầu tư say sóng, hồ hởi khi tới rồi lại lặng lẽ ra đi.

Nhóm 2: Thay vào đó là một lớp nhà đầu tư mới (thường chưa tham gia đầu tư, hoặc chưa “đánh lớn” bao giờ) có tiền nhàn rỗi nhẩy vào bắt đáy thị trường và đến Tết, họ thắng lớn thì mọi người hay dùng câu quen thuộc “cờ bạc đãi gà son”. Họ là những người may mắn tham gia được thị trường giá lên, và trong tương lai họ lại sẽ cần những bài học của thị trường giá xuống để xem mình có bị dịch chuyển sang nhóm 1 hay không?

Nhóm 3: số ít những nhà đầu tư đã chinh chiến trên 10 năm với thị trường (trải qua đủ cú trồi sụt của thị trường) sẽ vẫn tiếp tục trụ lại, bởi họ chấp nhận thị trường xuống cũng như tận hưởng thị trường lên trong dài hạn như một quy luật tất yếu của chu kỳ vận động. Miễn sao họ phân bố tài sản đủ rộng,  nắm cổ phiếu cơ bản đủ mạnh, không margin, có lý trí, có thu nhập đều hàng tháng từ 1 chuyên môn nhất định nào đó và luôn chừa lối để còn về ăn tối với gia đình bất chấp mọi hoàn cảnh.
Bạn sẽ chọn mình vào nhóm nào? Chấm nếu tâm tư.

21 thg 3, 2020

Bài học kinh nghiệm đầu tư chứng khoán từ dịch SARS (2002-2003)

0 đánh giá
SARS hay hội chứng hô hấp cấp tính nặng, là một căn bệnh gây ra bởi một trong 7 loại coronavirus có thể lây nhiễm sang người là: 229E (alpha coronavirus), NL63 (alpha coronavirus), OC43 (beta coronavirus),  HKU1 (beta coronavirus), MERS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV-2 (COVID-19).

Dịch SARS bùng phát bắt đầu ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ngày 16/11/2002. Hơn 3 tháng sau ngày 21/2/2003 ghi nhận trường hợp đầu tiên ngoài đại lục tại Hồng Kông.


Dịch SARS diễn ra trong 237 ngày (khoảng 8 tháng) với: 
+ Tổng số người nhiễm 8.437 người.
+ Tổng số người tử vong: 813 người.
+ Tỷ lệ tử vong: 9,6%.

Cuối tháng 4/2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Việt Nam xóa khỏi khu vực nhiễm vì không có trường hợp mới nào được báo cáo trong 20 ngày. Cuối tháng 5/2003, lần lượt Hong Kong, Singapore xóa khỏi khu vực nhiễm. Đến tháng 5/2004, kết thúc dịch do không còn người nhiễm trong 3 tuần.

Nhìn lại diễn biến các thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Mỹ và Việt Nam trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch SARS, có thể thấy tính từ thời điểm dịch bùng phát thị trường “tìm đáy” trong khoảng từ 3 - 4 tháng. 
Các thị trường chứng khoán tạo đáy vào tháng 4/2003, trùng với thời điểm Việt Nam là nước đầu tiên công bố khống chế dịch thành công. Tỷ lệ giảm điểm bình quân của thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật Bản và Hong Kong vào khoảng 16%.

Tín hiệu bắt đáy là khi có quốc gia đầu tiên công bố khống chế dịch thành công (Việt Nam là nước đầu tiên công bố khống chế dịch SARS thành công), thị trường phục hồi và đi lên.

Nhìn lại những biến động các nhóm cổ phiếu của Hong Kong (Trung Quốc) khi đại dịch SARS xảy ra, nhóm ngành tài chính có xu hướng giảm nhẹ 2,04% trong khi dịch xảy ra và tăng 39% khi thị trường hồi phục. Trong khi đó, nhóm ngành bất động sản chịu tác động nặng nề khi giảm 17,4% trong khi dịch xảy ra và phục hồi mạnh 61% khi dịch kết thúc. Mặc dù đà tăng, giảm bao gồm ảnh hưởng bởi các nhân tố khác, nhưng đây là một số kinh nghiệm tốt có thể rút ra.


Hy vọng quý độc giả sẽ tìm được đôi điều hữu ích từ những gì đã xảy ra trong quá khứ. Ước mong quý độc giả cùng gia đình giữ gìn sức khỏe để cùng vượt qua đại dịch này.



29 thg 10, 2019

14 thg 10, 2019

Nguyên lý 80/20 trong đầu tư chứng khoán

0 đánh giá

20% số quyết định đúng mang lại 80% lợi nhuận

=> Hạn chế giao dịch. Lệnh lãi nên nuôi dài (nuôi lãi). Sau khi tổng hợp thị trường thì nên đặt lệnh trước phiên giao dịch thay vì đặt lệnh trong phiên dựa trên việc nhìn diễn biến bảng điện tử (dễ bị mất ổn định cảm xúc).

20% số quyết định sai gây ra 80% thua lỗ

=> Những khoản lỗ lớn, nhìn lại đều do 1 số ít các quyết định sai, nhưng cố chấp, không chịu nhận sai để cắt lỗ kịp thời, mà cứ để nuôi lỗ dài. Do vậy cần tuân thủ kỷ luật cắt lỗ để không có những khoản lỗ đậm.

20% thời gian giao dịch của thị trường quyết định 80% diễn biến thị trường.

=> Chỉ cần quan sát thị trường ở những thời điểm quan trọng: phiên ATO, từ 2h15 đến hết phiên ATC. Đỡ mất thời gian, đỡ mệt mỏi khi theo thị trường cả phiên, theo dõi nhiều bảng điện dễ mất ổn định cảm xúc: quá hưng phấn (khi thị trường tăng) hay quá bi quan (khi thị trường giảm).

20% Nhà đầu tư (cá nhân + tổ chức) chi phối 80% giá trị giao dịch toàn thị trường.

=> Cần quan sát, hành động bám theo NĐT lớn, NĐT tổ chức (cá mập).

2 thg 9, 2019

Edward Thorp –Từ thiên tài toán học trở thành tỉ phú đầu tư nổi tiếng khiến cả phố Wall lẫn các sòng bạc bậc nhất nước Mỹ phải “kính nể”

0 đánh giá

Trong lịch sử chỉ có một người duy nhất khiến cả phố Wall lẫn các sòng bạc bậc nhất thế giới kính nể, người đó không ai khác chính là thiên tài toán học Edward Oakley Thorp…

Edward Oakley Thorp (sinh ngày 14 tháng 8 năm 1932) là một giáo sư toán học người Mỹ, đồng thời ông cũng là một tác giả nổi tiếng chuyên viết sách toán học, kinh tế, đầu tư kiêm nhà quản lý quỹ phòng hộ. Bên cạnh đó, ông cũng là một trong những thiên tài toán học dành thời gian tâm huyết nghiên cứu và tìm ra cách đánh bại các nhà cái trong trò blackjack bằng cách vận dụng lý thuyết xác suất thống kê. Ông tiên phong trong các ứng dụng hiện đại của lý thuyết xác suất, bao gồm cả việc khai thác các mối tương quan rất nhỏ để đạt được lợi ích tài chính đáng kinh ngạc.
Ngay từ thuở nhỏ, Thorp đã nổi tiếng trong giới bạn bè vì khả năng học nhanh và chăm chỉ đọc sách. Bằng sự nỗ lực trên con đường học hành, không khó để ông lấy được bằng Tiến sĩ tại Đại học California vào năm 1958.
Sau khi tốt nghiệp, ông được mời làm giáo sư dạy Toán tại Học viện công nghệ Massachuset (MIT). Trong thời gian rảnh rỗi, ông thường rủ bạn bè đến các sòng bạc lớn tại Las Vegas để thư giãn và kiếm thêm. Đây cũng chính là xuất phát điểm khởi đầu cho một huyền thoại đầu cơ có một không hai trên thị trường tài chính sau này.
Là một thiên tài toán học, ông đã tìm ra cách đánh bại các nhà cái trong trò blackjack bằng cách vận dụng lý thuyết xác suất thống kê. Sau khi xuất bản cuốn sách đầu tay năm 1962 về cách đếm bài và chiến thắng nhà cái, ông trở nên nổi tiếng đến nỗi một số casino đã cấm ông vào chơi. Nhiều sòng bạc cũng đã phải thay đổi luật chơi để những người sử dụng hệ thống đếm bài của ông không thể chiến thắng và lấy hết tiền của họ.
Tài năng của Thorp tiếp tục được tỏa sáng khi ông bước chân vào thị trường chứng khoán . Vẫn chưa thỏa mãn với thành công tột đỉnh trên sòng bạc, Edward Thorp tiếp tục tham gia vào thị trường chứng khoán.
Có vẻ như chỉ có đỉnh cao của thị trường tài chính mới có thể giúp ông thể hiện hết sự thông minh vượt trội của mình. Tại chính phố Wall, ông đã kiếm được hàng trăm triệu USD. Ra đời năm 1969, quỹ Princeton Newport Partners của Thorp được coi là quỹ đầu cơ định lượng (tức sử dụng thuật toán để tự động giao dịch) đầu tiên của thế giới.
20 năm trôi qua đi mà không có quý nào quỹ của ông thua lỗ, từ số tiền 1,4 triệu USD ban đầu giờ đã lên tới 275 triệu USD, đạt mức lợi suất cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của chỉ số S&P 500. Có thể nói những kỹ năng siêu việt về toán học, định giá quyền chọn và những chiếc máy tính đã đem đến cho ông lợi thế khổng lồ so với các nhà đầu tư khác
.Những gì mà Thorp đã làm được mang đến cho ông danh hiệu "người đỡ đầu" của nhiều trong số những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới. Warren Buffett, bạn chơi bài bridge thân thiết của Thorp, khuyên các nhà đầu tư trong quỹ đầu cơ đầu tiên của ông hãy chuyển sang quỹ của Thorp.
[Quy tắc đầu tư vàng] Edward Thorp –Từ thiên tài toán học trở thành tỉ phú đầu tư nổi tiếng khiến cả phố Wall lẫn các sòng bạc bậc nhất nước Mỹ phải “kính nể” - Ảnh 1.
Một trong những cuốn sách yêu thích của Bill Gross, nhà sáng lập PIMCO và xây dựng nó thành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới, là cuốn "Đánh bại thị trường" mà Thorp viết năm 1967. Ken Griffin, nhà quản lý quỹ đang được trả lương cao nhất thế giới hiện nay, cũng cho biết quỹ Citadel của ông chịu nhiều ảnh hưởng từ những tài liệu mà Thorp chia sẻ.
Trong ngần ấy năm điều hành quỹ đầu tư, ông đã liên tục nghiên cứu mới và sử dụng các thuật toán để phân tích các thị trường giao dịch, trong đó nhiều phần được làm tự động. Quỹ của ông chuyên sử dụng các mô hình toán học để dự báo giá cổ phiếu trên các thị trường khắp thế giới.
Không chỉ nổi tiếng trong giới toán học và đầu tư, ông còn nổi danh là một người chồng, người bố mẫu mực luôn hướng mình về gia đình sau ngày dài lao động vất vả. Sau này, khi đang ở trên đỉnh của thành công, Thorp đã quyết định gác thời gian cùng vợ đi du lịch vòng quanh thế giới và vui đùa cùng con cháu. Những đứa cháu của ông hiện nay cũng đều đang học ở MIT.
Trong một cuốn sách mà ông đã phải mất khá nhiều thời gian để hoàn thành do người vợ đã quá cố Vivian phải chống chọi với bệnh ung thư, ông đã miêu tả "Cuộc đời chính là 1 chuyến phiêu lưu mà trong đó bạn cần phải cân bằng được công việc với cuộc sống gia đình. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn".
Gần đây nhất trong một bài phỏng vấn với Forbes, mặc dù không tiết lộ quá nhiều về hệ thống riêng của ông nhưng Thorp cũng đã mở rộng lòng chia sẻ một số kinh nghiệm đầu tư cho những nhà đầu tư mới:
Nguyên tắc 1: Hết sức khiêm tốn và luôn tự biết điểm dừng trong đầu tư
Edward Thorp mặc dù là một nhà thiên tài toán học, đồng thời là bạn thân lâu năm với Warren Buffett nhưng có vẻ Edward Thorp không đồng ý với người bạn của mình trong vấn đề tiếp cận thị trường chứng khoán. Edward Thorp luôn coi thị trường chứng khoán giống như sòng bạc và cách đầu tư của ông cũng ít nhiều mang phong cách như hồi ông ở Las Vegas. Theo quan điểm của ông "Bất cứ trường phái nào kiếm ra lợi nhuận cũng đều đáng để học hỏi".
Tuy nhiên, Edward Thorp cũng thừa nhận: "Điều quý giá mà tôi học được từ Benjamin Graham (thầy của Warren Buffett) là bạn cần phải cố gắng liên tục trong suốt cuộc đời". Bạn không nhất thiết phải đồng ý với phương pháp của Thorp và có thể bạn cũng không đồng ý với Warren Buffett. Bạn đầu tư theo kiểu gì cũng được và có quyền đi con đường riêng của mình nhưng để thành công bạn cần phải nỗ lực và làm việc liên tục không mệt mỏi giống như họ.
Phương pháp của bạn không cần phải đúng với tất cả. Edward Thorp không bao giờ cố gắng đầu tư vào tất cả mọi thứ vì ông đủ thông minh để biết được những hạn chế của mình cũng như sự nguy hiểm của việc tự tin quá mức. Đã có rất nhiều những bộ óc thiên tài, những người từng đoạt giải Nobel như Isaac Newton, Fisher Black, Myron Scholes, Winston Churchill… chẳng phải đã từng thua lỗ nặng nề trên thị trường đó sao?
Trên thị trường Mỹ có hàng ngàn mã cổ phiếu và Edward Thorp chỉ cần hệ thống đầu tư của mình chạy hiệu quả trên vài trăm mã cổ phiếu là đủ rồi. Đây cũng là một trong những lý do quỹ của ông không thể mở rộng và luôn chỉ duy trì ở mức trung bình. Đó là điểm yếu và cũng là ưu điểm của ông: Biết khi nào thì nên dừng lại. Ông cực kỳ thông minh nhưng không hề ảo tưởng về trí tuệ của mình. Hiếm có thiên tài nào trên thế giới lại có được sự tự chủ và ý thức kiềm chế lớn đến như vậy.
Nguyên tắc 2: Đương đầu với sự bất ổn và kiếm lợi từ đó
Đầu tư chứng khoán có nghĩa là đối phó với sự bất ổn. Thay vì tháo chạy lúc thị trường căng thẳng thì nhà đầu tư thông minh lại chào đón xu hướng suy giảm như cơ hội đầu tư tuyệt vời. Thorp minh họa điều này bằng hình ảnh tương tự "Ngài Thị trường", đối tác kinh doanh tưởng tượng của mọi nhà đầu tư.
Hàng ngày ‘Ngài thị trường" chào giá các nhà đầu tư hoặc để mua hoặc để bán cổ phần kinh doanh. Lúc thì thị trường bị quá khích bởi viễn cảnh kinh doanh và đưa ra mức giá quá cao, khi thì thất vọng bởi tương lai và đưa ra mức giá quá thấp.
Bởi thị trường chứng khoán có những cảm xúc tương tự nên bài học ở đây là bạn không nên để những quan điểm của "Thị trường" sai khiến những cảm xúc của riêng chính mình, hoặc tệ hơn là định hướng cho quyết định đầu tư của ta.
Thay vì thế, bạn nên định hình phong cách tiên lượng về giá trị của riêng mình trên cơ sở kiểm chứng sự kiện một cách chắc chắn và hợp lý. Hơn nữa nhà đầu tư cá nhân chỉ nên mua khi giá được chào có ý nghĩa và bán khi được giá. Ở một khía cạnh khác, thị trường đôi khi chao đảo bất thường, nhưng thay vì sợ hãi trước sự bất ổn, chúng ta hãy sử dụng nó như một cơ hội để mua được giá hời và bán ra khi cổ phần đạt được giá cao hơn giá trị thực.
Lê Hằng
Theo Nhịp Sống Việt

18 thg 8, 2019

James Simons –Từ thiên tài toán học trở thành tỉ phú đầu tư nổi tiếng nhất phố Wall có tỷ suất lợi nhuận đến Soros, Buffett cũng phải dè chừng

0 đánh giá

Thật đáng kinh ngạc khi chứng kiến một nhà toán học nổi tiếng lại chuyển hướng và đạt được những thành tựu lớn như vậy trong ngành tài chính..

James Harris Simons (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1938) là một nhà toán học người Mỹ, nhà quản lý quỹ phòng hộ tỷ phú và nhà từ thiện. Sinh trưởng trong một gia đình gốc Do Thái, Simons khởi nghiệp bằng con đường học thuật, khi theo đuổi Toán học ở bậc đại học và nhận bằng Tiến sĩ cũng với ngành Toán.
Sau khi tốt nghiệp, ông có nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán học tại Đại học Massachusetts và Harvard. Năm 1964, ông tham gia cộng tác tại Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analyses), công việc chính phân tích dữ liệu và giúp giải mã truy lùng các mối đe dọa quân sự tiềm năng cho Cục An ninh Quốc gia (National Security Agency). Năm 1976, ông thắng Oswald Veblen Prize, giải thưởng danh giá nhất về lĩnh vực hình học của Hiệp hội Toán học Mỹ.
Ông cũng từng giành giải Oswald Veblen của Hiệp hội toán học Mỹ. Nhưng chỉ 2 năm sau, vào năm 1978, ông rời bỏ con đường học thuật và bắt đầu công việc đầu tư, với nhiều ứng dụng từ chính những nghiên cứu toán học trước đây của mình.
"Thật đáng kinh ngạc khi chứng kiến một nhà toán học nổi tiếng lại chuyển hướng và đạt được những thành tựu lớn như vậy trong ngành tài chính", giáo sư Edward Witten tại Viện nghiên cứu nâng cao Princeton, một cộng sự trong khoa học của Simons đã từng nhận xét.
Năm 1982, Simons thành lập Renaissance Technologies, một quỹ đầu tư khởi nguồn tại New York và quản lý nguồn vốn khổng lồ vào thời điểm đó, trên 20 tỷ USD. Ngày nay, ở độ tuổi 71, ông vẫn là CEO của hãng, và đây vẫn là quỹ đầu tư đa quốc gia thành công bậc nhất trên thế giới.
Trong năm 2008, khi thị trường tài chính thế giới lâm vào khủng hoảng và phần lớn quỹ đầu tư lớn thua lỗ, quỹ đầu tư Renaissance Technologies của ông vẫn thu thêm về 2,5 tỷ USD lợi nhuận. Trước đó, năm 2007 là 2,8 tỷ USD. Với tổng tài sản cá nhân hiện tại vào khoảng 5,5 tỷ USD, vị tỷ phú này được tạp chí Forbes xếp hạng giàu thứ 55 tại Mỹ. Năm 2006, ông được tạp chí Time bình chọn là tỷ phú thông thái nhất thế giới.
Tính tới hiện tại, quỹ đầu cơ của ông đã đạt lợi nhuận đạt được gần 60 tỷ USD trong vòng 30 năm. Theo thống kê gần nhất, tổng lợi nhuận của quỹ mang lại còn cao hơn so với các quỹ đầu tư của những tỷ phú nổi tiếng như George Soros hay Ray Dalio, Warren Buffett dù quản lý khối tài sản ít hơn và thời gian đầu tư cũng ngắn hơn.
Trong gần 30 mươi năm điều hành quỹ đầu tư, Simons sử dụng các thuật toán để phân tích các thị trường giao dịch, trong đó nhiều phần được làm tự động. Renaissance của ông chuyên sử dụng các mô hình toán học để dự báo giá cổ phiếu trên các thị trường khắp thế giới.
Hãng quản lý quỹ này cũng có bộ máy nhân sự khác biệt so với tất cả quỹ đầu cơ khác trên thế giới, bởi nó bao gồm tập hợp các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu, đặc biệt là toán học.
Simons đề ra tiêu chí để tuyển dụng là những người có năng lực đã được thừa nhận về nghiên cứu khoa học, để thực hiện các mô hình toán học về những thị trường mà quỹ đầu tư. Rất nhiều nhân sự của hãng này bước thẳng từ phòng nghiên cứu của các hãng công nghệ như IBM hay Bell sang quỹ, mà chưa hề có kinh nghiệm về thị trường tài chính. Và kết quả, như đã được thực tế chứng minh, và như chính ông chủ quỹ Simons nhận xét là hơn cả mong đợi.
Simons cũng là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông và vợ thành lập Quỹ Paul Simons, một tổ chức từ thiện chuyên hỗ trợ các dự án giáo dục, y tế, đặc biệt là bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ, và nghiên cứu khoa học. Ông cũng có nhiều hoạt động từ thiện khác trên danh nghĩa 2 người con trai quá cố của mình. Tính đến nay Simons đã chi hàng chục triệu USD cho các hoạt động từ thiện và dự kiến dành thêm 200 triệu USD trong các năm tới.
Bí quyết thành công của Quỹ Renaissance đã khiến rất nhiều nhà đầu tư tò mò, tuy vậy ông hiếm khi tiết lộ thông tin với báo giới và những nhân viên được lệnh cấm thảo luận về hệ thống làm việc tối mật trong công ty. Gần đây nhất trong một bài phỏng vấn với Forbes, mặc dù không tiết lộ nhiều về hệ thống riêng của ông nhưng Simons cũng đã mở rộng lòng chia sẻ một số kinh nghiệm đầu tư cho những nhà đầu tư mới:
1. Cố gắng xây dựng một hệ thống giao dịch phù hợp với phong cách của bản thân. Một hệ thống giao dịch phù hợp chính là biên bản thỏa thuận được kí kết giữa nhà đầu tư và thị trường.
2. Một cổ phiếu khi đã thực sự bước vào sóng uptrend, nó sẽ tăng giá trong khoảng thời gian từ 2 tháng trở lên thậm chí tới 6-8 tháng, chính vì vậy nhà đầu tư không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng.
"Nhỡ nó tăng mất thì sao" là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ chưa phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự - đâu là cổ phiếu "ăn theo". Một cổ phiếu tăng thực sự chí ít sẽ tăng từ 2 - 6 tháng thậm chí dài hơn. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 - 3 tuần là kết thúc. Việc mua đúng cổ phiếu hàng đầu vào sóng tăng thì dù có mua muộn cũng lãi 20 - 30% là chuyện bình thường trên thị trường cổ phiếu.
3. Đừng quá tự tin
Qua những giao dịch, ông đã học được một điều trên thị trường, đó là đám đông điên loạn, thường sẽ phi lý trí và khi họ bị cảm xúc lấn át, đó là lúc họ luôn luôn phạm phải sai lầm.​
Ông cũng nói rằng sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm. Bạn quá tự tin khi vào lệnh, bạn đặt bạn vào rủi ro vì cái tôi của mình và chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất tiền. Đừng quá tự tin, hãy chăm chỉ học hỏi, rèn luyện ắt đầu tư sẽ có ngày thành công.
4. Mua tại lần điều chỉnh đầu tiên (first pullback) sau khi giá thiết lập đỉnh cao mới. Bán ngay sau lần hồi phục đầu tiên (first rally) sau khi giá tạo đáy mới.
5. Nếu thị trường đang mạnh lên hay yếu đi, nó phải được thể hiện đà ở ngày tiếp theo (ví dụ phải có ngày bùng nổ theo đà (follow through) sau phiên tăng giá mạnh).
6. Các khoảng trống (Gap) xuất hiện càng rộng (lớn), khả năng cao xu hướng sẽ tiếp diễn.
7. Khi thị trường giao dịch ở quay đỉnh hoặc đáy của ngày hôm trước là chỉ báo tốt cho thấy thị trường đang mạnh lên hay yếu đi.
8. Giao dịch cuối cùng thường nói cho chúng ta biết sự thật về xu hướng hiện tại. Dòng tiền "thông minh" thường ra tay vào giờ giao dịch cuối cùng. Khi thị trường vẫn còn đóng cửa tăng giá mạnh, xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn trong phiên tới. Khi xu hướng tăng giá kết thúc, nó thường đảo chiều vào buổi sáng và sau đó, giá đóng cửa cuối phiên sẽ giảm.
9. Khối lượng giao dịch lớn vào lúc đóng cửa hàm ý xu hướng sẽ tiếp tục vào buổi sáng tiếp theo hướng cửa nửa giờ giao dịch cuối cùng. Trong thị trường có xu hướng mạnh, hãy quan sát khả năng giá sẽ quay trở lại xu hướng chính ở giờ giao dịch cuối cùng.
10. Thế giới tài chính được tạo ra bởi hành vi con người. Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó nhà giao dịch thành công không phải là người dự đoán điều gì sắp diễn ra mà phải biết phản ứng như thế nào với mọi tình huống.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ