.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà đầu tư huyền thoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà đầu tư huyền thoại. Hiển thị tất cả bài đăng

13 thg 12, 2018

Cuộc gọi lúc nửa đêm của Buffett giúp giải cứu Mỹ năm 2008

0 đánh giá
Tỷ phú đầu tư Warrent Buffett trong một cuộc phỏng vấn năm 2008. Ảnh AFP

Warren Buffett đã hiến kế cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ để vực dậy nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. 

Nửa đêm một ngày tháng 10/2008, đỉnh điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tỷ phú đầu tư Warren Buffett đã gọi Bộ trưởng Tài chính Mỹ thời đó - Henry "Hank" Paulson để đề xuất ý tưởng có thể lật ngược tình thế cho kinh tế Mỹ. Paulson khi ấy đã đi ngủ. Ông vừa dành cả tối nghiên cứu hàng loạt chính sách cùng các đồng nghiệp để khôi phục niềm tin tại Wall Street.
"Tôi đã rất kiệt sức", Paulson kể lại trong một chương trình của HBO. Khi ấy, Quốc hội Mỹ vừa thông qua Đạo luật Bình ổn Kinh tế Khẩn cấp, còn được gọi là "dự luật cứu trợ", đồng thời lập ra Chương trình Giải cứu Tài sản gặp Rắc rối trị giá 700 tỷ USD, nhằm mua lại tài sản của các ngân hàng đang khó khăn. Tuy nhiên, những động thái này vẫn chưa đủ giúp nhà đầu tư bình tĩnh.
"Trong khi chúng tôi trình dự luật này lên Quốc hội, tình hình lại tiếp tục xấu đi. Hai vụ ngân hàng sụp đổ lớn nhất lịch sử nước Mỹ diễn ra, là Wachovia và Washington Mutual", Paulson cho biết, "Chúng tôi cần thứ gì đó có tác dụng nhanh hơn và mạnh hơn".
Buffett khi đó cũng nghĩ ra một giải pháp, và gọi điện cho Paulson. Ban đầu, Paulson cảm thấy băn khoăn khi nghe tên người gọi: "Mẹ tôi có một người sửa đồ lặt vặt tên Warren. Tôi không hiểu sao ông ấy lại gọi cho mình?".
Khi biết đó là Warren Buffett, Paulson đã lắng nghe ý kiến của tỷ phú "giúp chúng tôi nảy ra ý định về kế hoạch sau đó". Buffett khi đó đã nói: "Bơm thêm vốn cho các ngân hàng có thể còn ý nghĩa hơn là mua tài sản của họ".
Ngày 13/10, CEO các ngân hàng lớn, trong đó có John Mack của Morgan Stanley, Jamie Dimon của J.P. Morgan, Lloyd Blankfein của Goldman Sachs, John Thain của Merrill Lynch, và Vikram Pandit của Citigroup, đã nhóm họp tại Bộ Tài chính Mỹ để thảo luận về đề xuất này.
Không phải tất cả các ngân hàng khi đó đều cần trợ giúp. Một số CEO ban đầu còn lưỡng lự có nên nhận tiền mặt hay không, do lo ngại nó có thể làm họ bị hiểu nhầm là đang gặp rắc rối, khiến nhà đầu tư rút tiền ra. Tuy nhiên, Paulson đã thuyết phục họ rằng việc cứu trợ này rất cần thiết, nhằm hồi sinh niềm tin vào nền kinh tế. Cuối cùng, tất cả đã đồng ý.
Sau cuộc gặp này, Bộ Tài chính Mỹ đã bơm 250 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng. Dĩ nhiên, không phải ai cũng ủng hộ kế hoạch này. Rất nhiều người đã xuống đường biểu tình, phản đối việc dùng tiền thuế của người dân để cứu các nhà đầu tư giàu có ở Wall Street. Họ cho rằng đó  là những người có quyết định tài chính sai lầm, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng.
"Tôi nghĩ là giờ vẫn còn rất nhiều người cho rằng việc chúng tôi cứu trợ các công ty ở Wall Street là vì muốn giúp những người đồng nghiệp trong ngành tài chính, chứ không phải để bảo vệ kinh tế Mỹ", cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) - Ben Bernanke cho biết.
Paulson, Bernanke và Chủ tịch Fed New York - Timothy Geithner đến nay vẫn bảo vệ quan điểm cứu nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng. Dù vậy, cả ba cũng thừa nhận họ chưa thực hiện công việc một cách hoàn hảo, vì đã khiến Lehman Brothers sụp đổ.
Thị trường Mỹ đã dần hồi phục từ năm 2009. Paulson gọi gói cứu trợ này là "chương trình thành công nhất lịch sử nhân loại trong việc khiến người ta ghét bỏ". Cựu tổng thống Mỹ - George W. Bush thì gọi đây có lẽ là "chương trình cứu trợ tài chính tuyệt vời nhất" vì ông cho rằng "sự can thiệp này đã giúp thế giới tránh khỏi một cuộc suy thoái nữa".
Hà Thu (theo CNBC)

4 thg 11, 2018

90 năm không biết mùi thua lỗ và câu chuyện "khi sống đủ lâu, bạn sẽ thành huyền thoại"

0 đánh giá
[Quy tắc đầu tư vàng] 90 năm không biết mùi thua lỗ và câu chuyện khi sống đủ lâu, bạn sẽ thành huyền thoại - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư có thể vượt qua Irving Kahn về tỷ suất sinh lời trong một năm, nhưng chưa có ai trên phố Wall có thể đánh bại kỷ lục 90 năm không thua lỗ của ông.


Năm 2012 khi huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa kỉ niệm sinh nhật lần thứ 82, nhiều người nghĩ ông đã là nhà đầu tư già nhất, nhưng không, nhà đầu tư già nhất thế giới khi đó hơn Buffett đến 25 tuổi.
Irving Kahn, khi đó 107 tuổi, giữ chức vụ chủ tịch tập đoàn Kahn Brothers – 1 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán New York chuyên về tư vấn đầu tư & quản lý quỹ với số vốn gần 1 tỷ USD.
Những người trên phố Wall vẫn chuyền tai nhau câu nói rằng: "Nếu Kahn chết trước đó nửa thế kỷ, sẽ không ai biết ông ấy là ai".
Người học trò của Benjamin Graham không phải một nhà đầu tư có thể gây ấn tượng trong ngắn hạn. Tỷ suất sinh lời của ông chỉ ở mức trung bình trên phố Wall, điều mà không ít nhà đầu tư sẽ vượt qua Kahn nếu chỉ xét trong phạm vi 1 năm. Tuy nhiên, không ai ở phố Wall có thể thắng liên tục tới 90 năm, một chuỗi thời gian còn dài hơn cả số tuổi của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
Bí quyết của ông, cũng có phần nào giống với Buffet, là không mong lãi lớn, chỉ mong không mất tiền.
Irving Kahn bắt đầu làm việc ở phố Wall với vị trí phân tích cổ phiếu năm 1928 khi ông 23 tuổi. Ngoài ra, ông là một trong những người có chứng chỉ CFA đầu tiên trên thế giới (năm 1963) và được xem là thành viên sáng lập của hiệp hội CFA.
Trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 ở Mỹ, tên tuổi của ông đã được phố Wall biết đến thông qua việc đầu tư vào những công ty thuộc lĩnh vực vô tuyến và phim ảnh, nhưng lĩnh vực vẫn bùng nổ mạnh mẽ bất chấp khủng hoảng.
Câu nói nổi tiếng của Kahn khi đó: "Có thể bạn rất ngạc nhiên, nhưng có rất nhiều cổ phiếu đáng để mua trong lúc khủng hoảng". Ngay cả khi thế giới gặp nhiều cuộc khủng hoảng khác sau này, quỹ đầu tư của Kahn cũng không lỗ, dù có thể ông không phải người lãi cao nhất khi thị trường tăng trưởng.
Phong cách đầu tư của Kahn có phần tương đồng với nhà tiên tri xứ Ohama do ông từng là trợ giảng cho Benjamin Graham tại trường đại học Columbia. Được làm việc và học tập với Graham, Kahn đã trở thành nhà đầu tư giá trị. Nguyên tắc của ông, cũng như nhiều nhà đầu tư giá trị khác, là chỉ mua các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thuộc ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế.
Đối với Irving Kahn, đầu tư là sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi cả phân tích định tính lẫn định lượng để xác định chính xác giá trị của một thương vụ đầu tư.
Không giống nhiều nhà đầu tư khác với nguyên tắc "không bỏ trứng vào cùng một giỏ", Kahn không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro. Ông tôn thời triết lý của mình và ông cho rằng khi áp dụng đúng sẽ không có rủi ro trong đầu tư.
Kahn có quan niệm "một danh mục đầu tư giống như một vườn cây ăn quả" và ông thường lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, đang bị thị trường định giá thấp và sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu đó từ 3-5 năm. Và tất nhiên, kỳ vọng rằng tất cả các cây trong vườn đều cho quả đều đặn mỗi năm là điều khá phi lý. Với Kahn, một vụ mùa thành công, có thể phải chờ đợi từ 3-5 năm. Khi đầu tư vào một công ty, ông thích những công ty không có hoặc có ít nợ. Ngoài ra, ban giám đốc cũng phải nắm giữ một lượng cổ phiếu nhất đinh để đảm bảo rằng lợi ích của ban giám đốc sẽ gắn liền với lợi ích của các cổ đông khác.
Tỷ suất sinh lời trung bình với các quỹ mà Kahn quản lý sẽ không ấn tượng nếu bạn nhìn trong ngắn hạn. Đôi khi con số này là khá thấp nếu so với các huyền thoại đầu tư khác như Warren Buffett hay George Soros, thậm chí cả những nhà đầu tư vô danh của phố Wall. Nhưng bù lại ông hầu như không thua, và chuỗi thời gian không lỗ của ông lên đến 90 năm, còn nhiều hơn tuổi của Warren Buffet.
Và khi bạn chiến thắng trong một thời gian đủ dài, lãi kép sẽ phát huy tác dụng. Đó cũng là lý do đưa ông góp mặt trong bảng danh sách những nhà đầu tư huyền thoại của thế giới.
Khi đã quá 100 tuổi, Irving Kahn vẫn giữ thói quen đi bộ đến công ty làm việc và đi về nhà ăn trưa để tiết kiệm tiền ăn ở nhà hàng. Ông vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong quỹ đầu tư gia đình Kahn Brothers và thường dành 5 giờ mỗi ngày để nghiên cứu các cổ phiếu bị định giá dưới giá trị. Danh mục đầu tư của ông chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính và chăm sóc sức khỏe.
Không những là 1 nhà đầu tư tầm cỡ ở phố Wall, Kahn từng là giám đốc của rất nhiều công ty như Teleregister Corp., Hugo Stinnes Co., Grand Union Stores, Kings County Lighting, West Chemical, and Willcox & Gibbs. Trong ấn phẩm kỷ niệm 50 năm thành lập của hiệp hội CFA toàn cầu thì Irving Kahn cũng được xuất hiện ngay đầu tiên trong một đoạn phỏng vấn ngắn.
Ông mất năm 2015, khi đó ông là nhà đầu tư già nhất thế giới với 110 tuổi.
Lê Hằng (Theo Trí thức trẻ)

10 thg 8, 2018

Chia sẻ của tỷ phú 94 tuổi, chưa từng tham gia khóa học tài chính nào vẫn trở thành huyền thoại giới đầu tư.

0 đánh giá

Là bạn và đối tác lâu năm của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett, Charlie Munger cũng là một người cuồng công việc. Ông từng tuyên bố, sẽ "chỉ về hưu thật sự sau khi mất được 5 năm". Thế nhưng, mỗi khi chia sẻ với người trẻ về quan điểm sống và kinh doanh, điều ông nhắc tới lại không phải tiền bạc hay vật chất, mà luôn là những vấn đề đầy tính nhân văn.

Charlie Munger 

Sau khi trải nghiệm một thời gian với nghề luật, Charlie Munger đã nhận được lời mời của tỷ phú Warren Buffett, gia nhập công ty đầu tư Berkshire Hathaway. Ông giữ chức vụ phó chủ tịch trong bốn thập kỷ và sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá 1,64 tỉ USD, theo Forbes.
Dù chưa từng tham gia bất kì khóa học tài chính nào nhưng Charlie Munger – người bạn và cũng là đối tác lâu năm của tỷ phú Warren Buffett lại là một trong những huyền thoại giới đầu tư. Cũng giống với Warren Buffett, phó chủ tịch Charlie Munger nổi tiếng là người khôn ngoan, giản dị và có nhân cách tuyệt vời.
Vị tỷ phú 94 tuổi từng chia sẻ trong cuộc giao lưu với các sinh viên, cả cuộc đời ông tuân theo một hệ tư tưởng cốt lõi: "Cách tốt nhất để thử và có được những gì bạn muốn là cố gắng và xứng đáng với những gì bạn muốn". Trong tâm lý xã hội, nó được gọi là "Luật đối ứng". Có nghĩa là hãy đối xử với người khác như cách bạn đối xử với chính bản thân mình. Điều này được giảng dạy nhiều trong tôn giáo và văn hóa khác nhau.
Quan điểm sống của phó chủ tịch Charlie Munger chính là "Hãy cho đi". Đây là tư tưởng đầy tính nhân văn khi bạn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi người được giúp đỡ phải trả ơn cho mình. Thay vào đó, người được giúp đỡ lại tiếp tục đi giúp đỡ những người khác nữa. Sự giúp đỡ từ đó được lan truyền và đem lại lợi ích cho cả xã hội.
Ngoài ra, còn có câu tục ngữ "Gieo nhân nào gặp quả ấy" - triết lý về nhân quả mà vị tỷ phú 94 tuổi ngẫm thấy đúng trong mọi trường hợp. "Những người có đạo đức luôn giành chiến thắng trong cuộc sống. Chiến thắng của họ có thể không phải là tiền bạc mà đó là danh dự, niềm tin và sự tôn trọng từ những người khác", tỷ phú Charlie Munger nói.
Các nhà tâm lý học xã hội cũng đồng tình với quan điểm sống của Charlie Munger rằng, tính tương hỗ có vai trò quan trọng trong việc xác định hành vi của con người, bởi vì con người có nhu cầu tâm lý sâu sắc để liên kết với những người khác. Nếu tiếp xúc với một người có hành vi tốt đẹp, chúng ta sẽ cảm thấy bản thân có nghĩa vụ phải đáp lại, lan truyền hành vi tốt đẹp đó và điều ngược lại cũng đúng.
Thậm chí, tỷ phú Charlie Munger còn trích dẫn giai thoại về một người giàu có đã qua đời. Tại tang lễ, vị Bộ trưởng yêu cầu mọi người tiến lên và nói điều gì đó tốt đẹp với người đã khuất. Nhưng đáng tiếc! không ai làm điều đó. Cuối cùng, chỉ có một người đàn ông bước lên và nói: "À, anh trai ông còn sống tệ hơn!".
"Bất cứ ai cũng không muốn nhận được những lời nói như vậy đúng không?" - ông Munger tin rằng những triết lý về đạo đức này đều được tận dụng như chiến thuật trong kinh doanh. Ví dụ, để một doanh nghiệp phát triển mạnh thì đồng nghiệp phải có lòng giúp đỡ lẫn nhau. Nếu bạn giúp đỡ đồng nghiệp của mình thì có khả năng sẽ nhận lại sự giúp đỡ từ người đồng nghiệp đó trong tương lai và thậm chí, lớn hơn nhiều lần. Nếu làm việc chăm chỉ thì điều bạn nhận lại được sẽ là sự khen thưởng từ cấp trên.
Quy tắc sống của Munger cũng được đối chiếu với quan điểm của Adam Smith, người tiên phong trong triết học kinh tế phương Tây. Trong cuốn sách "Lý luận đạo đức", Adam Smith đã viết: "Không có người nhân từ nào mất đi tất cả thành quả từ lòng nhân từ của họ. Đối xử nhân từ với người khác thì điều bạn nhận lại sẽ tăng gấp 10 lần. Lòng nhân từ sản sinh ra lòng nhân từ".
Phó chủ tịch Munger tin rằng đó là những quy tắc vàng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp kinh doanh và cuộc sống của mỗi con người. 
Có thể thấy, Charlie Munder luôn nói về lòng tốt với các sinh viên, doanh nhân trẻ... nhiều hơn đề cập đến tiền bạc, vật chất. Trước đây, ông cũng nhiều lần nhắc nhở người trẻ về việc tu luyện bản thân, trong đó có rèn luyện thói quen đọc sách: "Trong cuộc đời của mình, tôi chưa biết đến một người thông thái nào (với đa lĩnh vực) mà không đọc sách, không một ai cả. Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết Buffett đã đọc bao nhiêu và cả tôi nữa. Các con tôi cười nhạo tôi. Chúng nghĩ tôi là một quyển sách biết đi. Hãy nhìn thế hệ ngày nay, họ luôn gắn liền với các thiết bị điện tử đa nhiệm. Tôi tự tin dự đoán rằng, họ sẽ không thể nào thành công như Warren Buffett - người chỉ tập trung đọc sách. Nếu bạn muốn có trí tuệ, hãy ngồi xuống và đọc một cuốn sách. Bạn sẽ tìm thấy con đường".
(Nguồn: Cafef.vn)

1 thg 12, 2017

Không phải tiền bạc, đây mới là thước đo sự thành công của tỷ phú Warren Buffett

0 đánh giá

Nắm trong tay 78,7 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett không cho rằng khối tài sản đó giúp ông trở thành người giàu có nhất nhì thế giới. Định nghĩa về sự thành công của Warren Buffett không phụ thuộc vào tiền bạc mà là một yếu tố rất khác biệt!

2 thg 8, 2017

Đầu tư chứng khoán lợi nhuận bao nhiêu là thiên tài?



Nếu ai đã từng bắt tay vào sự nghiệp đầu tư chuyên nghiệp thì luôn đặt cho mình một mục tiêu lợi nhuận để phấn đấu. Lợi nhuận bao nhiêu là đủ và "vừa sức" để đủ làm giàu nhưng cũng vừa đủ tránh các cạm bẫy rủi ro trên thị trường?

14 thg 11, 2014

William J. ONeil: Lựa chọn cổ phiếu theo nguyên tắc CANSLIM

0 đánh giá

Khởi nghiệp bằng nghề kế toán, William J. ONeil  nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ cổ phiếu. 

25 thg 9, 2013

Peter Lynch: Triết lý đầu tư chứng khoán từ những câu nói của nhà quản lý quỹ đầu tư vĩ đại

0 đánh giá
 Đầu tư chứng khoán cũng như có con – đừng nên tham lam quá khả năng của bạn.


24 thg 9, 2013

Peter Lynch: Đầu tư vào một ngôi nhà trước khi đầu tư vào cổ phiếu

0 đánh giá



Peter Lynch cho rằng đừng đánh giá quá cao kỹ năng và trí khôn của những người chuyên nghiệp.

20 thg 9, 2013

Sir John Templeton: Những câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ

0 đánh giá


Thị trường giá lên sinh ra trong bi quan, lớn lên trong nghi ngờ, trưởng thành trong lạc quan và chết đi trong sự thỏa mãn.

5 thg 9, 2013

Ngay cả Buffett cũng không hoàn hảo

0 đánh giá
Quyển sách sẽ giúp bạn thấy những chiến lược đầu tư tốt và chưa tốt của Buffett, trên nền tảng kiến thức về những rủi ro gắn liền với các loại chiến lược đầu tư đa dạng, mang lại cơ hội thành công.Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn phải có kiến thức vững vàng và điểm khởi đầu tốt nhất chính là xem xét những chiến lược đầu tư của Buffett.

17 thg 8, 2013

Warren Buffett: Những câu nói bất hủ về đầu tư chứng khoán

0 đánh giá

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett thường có nhiều câu nói bất hủ, ẩn chứa những thông điệp triết lý đầu tư chứng khoán.

2 thg 6, 2013

George Soros: Những câu nói kinh điển của “Người hủy diệt Ngân hàng Trung ương Anh”

0 đánh giá


Nếu phải tóm tắt các kỹ năng của tôi trong một từ thì đó là sinh tồn (survival). Và điều hành một quỹ đầu cơ (hedge fund) đã tạo cơ hội để tôi vận dụng tối đa kỹ năng này.

3 thg 9, 2012

Triết lý đầu tư của Warren Buffett

0 đánh giá
Cách đây ít hôm, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett kỷ niệm sinh nhật lần thứ 82. Đã quá giàu có và nổi tiếng nhưng Buffett luôn mang phong thái của một con người bình dị, dễ gần.

Nhiều phát biểu của Buffett đã trở thành “kim chỉ nam” cho nhiều nhà đầu tư khắp thế giới. Đó là những triết lý sâu sắc được thể hiện qua những ngôn từ bình dân như chính con người ông.

17 thg 5, 2012

Thời khắc Warren Buffett nhận ra “làm giàu không khó”

1 đánh giá

..."Chìa khóa thành công là sự ổn định của cảm xúc. Bạn không cần có chỉ số IQ cao mới có thể làm giàu"...

27 thg 4, 2012

Warren Buffett kể về quyết định đầu tư quan trọng nhất trong cuộc đời

0 đánh giá

Buffett đã quyết định rời bỏ vị trí quản lý mà thần tượng đầu tư của mình dành cho. Nhưng nếu khi đó ông không làm như vậy, chưa chắc thế giới đã có nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett như bây giờ.

28 thg 2, 2012

Warren Buffett tiết lộ công thức đầu tư

0 đánh giá
Warren Buffet, người giàu thứ 3 thế giới do tạp chí Forbes bình chọn, 
được mệnh danh "Nhà hiền triết của Omaha" bởi sự nhạy bén trong đầu tư của mình.

5 thất bại nhớ đời của Warren Buffett

0 đánh giá
Tỷ phú Warren Buffett (phải) và Phó chủ tịch Charlie Munger của Berkshire Hathaway. 
Tỷ phú Warren Buffett được mệnh danh là “nhà tiên tri của Omaha”, đồng thời trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới, nhờ nhận ra được những khoản đầu tư hời mà người khác bỏ qua. Suốt nhiều năm qua, việc Buffett chọn cổ phiếu nào, thì đó được xem như một “sự phê chuẩn” đáng tin cậy.

1 thg 1, 2012

Benjamin Graham: Những câu nói bất hủ về đầu tư chứng khoán

0 đánh giá

Vấn đề lớn nhất và thậm chí là kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư chính là bản thân họ. 
(The investor's chief problem - and even his worst enemy - is likely to be himself)

22 thg 10, 2011

George Soros – Huyền thoại về một cái tên

0 đánh giá

George Soros là nhà tỷ phú nổi tiềng khắp thế giới, ông sinh năm 1930, tại TP Budapest, Hungary. Là nhà tài phiệt từng được mệnh danh là “Mozart của thị trường chứng khoán”, “Robin Hood tài chính”. Xếp thứ 38 trong danh sách những người giàu nhất thế giới (năm 2003), với giá trị tài sản 7 tỷ USD. Nổi tiếng với những thương vụ kiếm bạc tỷ qua các vụ đầu cơ nghẹt thở. Nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ 20.

25 thg 9, 2011

George Soros: Kinh tế Mỹ đã suy thoái lần 2

0 đánh giá

(CafeF) Ông Soros cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã liên tục sai lầm về chính sách, khiến tình hình châu Âu trở nên nguy hiểm hơn.