.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tự học đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tự học đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 8, 2013

Kháng cự và Hỗ trợ

0 đánh giá
Hiện tượng ngưỡng kháng cự trở thành ngưỡng hỗ trợ (và ngược lại) là rất phổ biến. Điều đầu tiên mà nhà đầu tư nên tìm kiếm trên đồ thị là các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong quá khứ.

6 thg 6, 2013

Mô hình Giá trị nội tại KKMT

0 đánh giá

Giá trị Nội tại của cổ phiếu và chỉ số trong Blog cá nhân này được tính toán theo Mô hình KKMT

26 thg 5, 2013

Mô hình cơ bản tính giá trị nội tại theo phương pháp dòng tiền

0 đánh giá
Tính toán giá trị nội tại của cổ phiếu bằng phương pháp dòng tiền là một việc hết sức quan trọng trong chiến lược đầu tư giá trị. Tuy vậy, việc này có vẻ như là một bài toán khó đối với những nhà đầu tư không chuyên về tài chính. Ông Lâm Minh Chánh, nhà nghiên cứu tài chính độc lập, đã viết bài này nhằm giải thích và cung cấp một số cách tính giá trị nội tại đơn giản. 

3 thg 4, 2012

Đầu tư chứng khoán lợi nhuận bao nhiêu là thiên tài?


Nếu ai đã từng bắt tay vào sự nghiệp đầu tư chuyên nghiệp thì luôn đặt cho mình một mục tiêu lợi nhuận để phấn đấu. Lợi nhuận bao nhiêu là đủ và "vừa sức" để vừa đủ tránh các cạm bẫy rủi ro trên thị trường?

22 thg 12, 2010

Lý thuyết cơ bản về sóng Elliott kết hợp dãy Fibonanci

0 đánh giá
Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà kinh doanh chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông là kế toán và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước.

7 thg 11, 2010

Dừng lỗ 8%

Trong thế giới đầu tư, tạm goi có 2 khía cạnh:
1. Tấn công - để kiếm lợi nhuận:
Có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhiều trường phái khác nhau, nhưng đều dẫn tới một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận.
2. Phòng thủ - để bảo toàn vốn:

1 thg 11, 2010

Giá và Khối lượng

0 đánh giá

1. GIÁ ỔN ĐỊNH:
1.1 Khi giá cả ổn định với khối lượng lớn
· Bên chi phối thị trường mất dần khả năng chi phối.
· Người mua bắt đầu mua tại điểm kết thúc xu hướng xuống
· Người bán bắt đầu bán mạnh tại điểm kết thúc giá lên
Những động thái trên khiến cho thị trường sẽ đảo chiều.

22 thg 10, 2010

Nghệ thuật sóng Elliott



1. Triết lý cốt lõi của sóng Elliott: 
"Sóng Elliott biểu diễn các trạng thái tâm lý khác nhau của con người theo chu kỳ. Sóng Elliott đề cập đến khả năng xảy ra không phải những gì sẽ xảy ra và cuối cùng trong sóng có sóng".

17 thg 8, 2010

Quan điểm của Tôi về đầu tư Giá trị - chỉ số

0 đánh giá

"Đầu tư giá trị chỉ số là đầu tư chọn lọc vào các cổ phiếu hàng đầu của các ngành nghề đứng đầu của xã hội, trong xu thế thị trường đi lên ở trung và dài hạn. Việc đầu tư kết hợp sử dụng đầu tư giá trị (công thức xác định giá trị thực) để xác định thời điểm".

11 thg 2, 2009

EPS và PE có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư

0 đánh giá

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

14 thg 1, 2009

Repo Chứng Khoán

0 đánh giá

Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. 

3 thg 1, 2009

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

0 đánh giá

Ngày 18/3, tôi mua 1.000 đơn vị cổ phiếu. Ngày 19/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền. Công ty chứng khoán thông báo không nhận lưu ký các ngày 21-24/3. Đến ngày 21/3 cổ phiếu mới về đến tài khoản. Vậy tôi có được nhận cổ tức của 1.000 cổ phiếu mới mua nay không?

12 thg 10, 2008

Bollinger Bands

0 đánh giá
Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. 

Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.
  1. Một đường trung bình ở giữa
  2. Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
  3. Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)
Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.

Bollinger band

Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng.

Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.


Double tín hiệu mua : một tín hiệu Double Bottom Buy  được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.

Double tín hiệu bán : Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa.
Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và sự bất ổn định thấp. Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh. Độ biến động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ rẻ hơn khi độ biến động thấp.


Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :
Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh.