.

5 thg 2, 2023

GDP Việt Nam năm 2022

0 đánh giá

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. 

Như vậy, có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000. 

Với quy mô GDP như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. 

Như vậy, GDP bình quân đầu người ở nước ta đã tăng gấp nhiều lần sau 20 năm, nâng bậc vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như thương mại và đầu tư toàn cầu.




31 thg 12, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi năm 2022 cao hơn VnIndex 17,91%

0 đánh giá

Năm 2022 đầy khó khăn đã khép lại. 

Năm 2022 đánh dấu thị trường chứng khoán Việt Nam (VnIndex) nằm trong TOP 5 thị trường giảm điểm mạnh nhất thế giới. Nếu tính tới chỉ số HNX Index còn giảm tới 56%. Có thể điểm lại các sự kiện ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán trong năm qua như sau:
- Nga tấn công Ucraina
- FED kết thúc chương trình mua trái phiếu và bắt đầu tăng lãi suất 0,25%
- Siết tín dụng BĐS, siết trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt, Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải.
- FED tiếp tục tăng lãi suất lần 2, lần 3, lần 4, lần 5, lần 6, lần 7
- Nghị định 65 có hiệu lực
- Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt
... 

Trước rất nhiều tác động khách quan, khó lường của 1 năm đầy biến cố trên thế giới và trong nước, Danh mục Cerbersi vẫn luôn trung thành với cách đầu tư chắc chắn, an toàn, ổn định và kết quả cuối cùng Danh mục Cerbersi đạt mức giảm thấp hơn chỉ số chung thị trường là VNIndex, cụ thể: 
Danh mục Cerbersi năm 2022 giảm 14,87%,  
+ VNIndex giảm 32,78% => Danh mục có tăng trưởng cao hơn VNIndex:  17,91%.
+ VN30 giảm 34,55% => Danh mục có tăng trưởng cao hơn VN30:  19,67%.
+ HNX  giảm 56% => Danh mục có tăng trưởng cao hơn HNX:  41,13%.

Thanh xin cảm ơn sự tin yêu và đồng hành của quý Nhà đầu tư trong thời gian vừa qua và chúc quý Nhà đầu tư  cùng gia đình một năm mới 2023 an khang, thịnh vượng, đầu tư thành công.

Trân trọng cảm ơn!



1 thg 12, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi đến hết tháng 11 cao hơn VnIndex 16,75%

0 đánh giá

 Tổng kết đến 30/11/2022:

1. Tăng trưởng của Danh mục Cerbersi  11 tháng năm 2022 đạt: -13,28 % 

Tăng trưởng của VnIndex: -30,03 % 

Tăng trưởng của VN30:     -31,68 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của VnIndex:  + 16,75 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của Vn30:       + 18,40 %

2. Tăng trưởng của Danh mc Cerbersi qua các tháng:

- Tháng 11/2022: + 1,81 %      (VNIndex:   + 1,36 %)

- Tháng 10/2022: - 7,83       (VNIndex:   - 6,94 %)

- Tháng 9/2022:   - 9,90       (VNIndex:   - 9,91 %)

- Tháng 8/2022:   + 4,31      (VNIndex:   + 1,85 %)

- Tháng 7/2022:   - 1,05       (VNIndex:   + 3,59 %)

- Tháng 6/2022:   - 3,80       (VNIndex:   - 6,26 %)

- Tháng 5/2022:   - 4,30       (VNIndex:   - 4,94 %)

- Tháng 4/2022:   + 0,67 %      (VNIndex:   8,37 %)

- Tháng 3/2022:   + 2,15 %      (VNIndex:   + 0,13 %)

- Tháng 2/2022:   + 3,57 %      (VNIndex:   + 0,75 %)

- Tháng 1/2022:   1,07 %      (VNIndex:   - 1,29 %)

3. Tỷ lệ cổ phiếu và tiền hiện tại:

- Tỷ lệ cổ phiếu: 100 %

- Tỷ lệ tiền:         0% 



25 thg 6, 2022

VN30 mất 19% so với đầu năm, vẫn có 5 cổ phiếu thành viên đi lên

0 đánh giá

Đa số cổ phiếu blue chip suy giảm sâu trong 6 tháng đầu năm nhưng vẫn có những mã thuộc VN30 đem lại lợi nhuận cho nhiều nhà đầu tư như MWG, FPT, GAS, …

Phiên 23/6, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tích cực khi các chỉ số đều đóng cửa trong sắc xanh. VN-Index kết phiên ở 1.188,88 điểm, tương đương tăng 1,68%. HNX-Index và UPCoM-Index đi lên lần lượt 2,89% và 1,25%.

Mặc dù vậy, nếu so với mức cuối năm 2021, cả 4 chỉ số chính đều đang giảm sâu, như thể hiện trong biểu đồ bên dưới. HNX-Index thiệt hại nặng nề nhất khi mất tới hơn 40%, chủ yếu do các cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn như THD và CEO lao dốc.

1 thg 6, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi đến 31/5/2022 đạt 3,18% cao hơn VNIndex 16,91%

0 đánh giá

Tổng kết đến 31/5/2022:

1. Tăng trưởng của Danh mục Cerbersi  5 tháng năm 2022 đạt: 3,18 % 

Tăng trưởng của VnIndex: -13,72 % 

Tăng trưởng của VN30:     -13,23 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của VnIndex:  + 16,91 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của Vn30:       + 16,41 %

2. Tăng trưởng của Danh mc Cerbersi qua các tháng:

- Tháng 5/2022:  - 4,30  (VNIndex:   - 4,94%)

- Tháng 4/2022:  + 0,67 %  (VNIndex:   8,37%)

- Tháng 3/2022:  + 2,15 %  (VNIndex:   + 0,13%)

- Tháng 2/2022:  + 3,57 %  (VNIndex:   + 0,75%)

- Tháng 1/2022:  1,07 %  (VNIndex:   - 1,29%)

3. Tỷ lệ cổ phiếu và tiền hiện tại:

- Tỷ lệ cổ phiếu: 100 %

- Tỷ lệ tiền:         0% 



31 thg 5, 2022

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG 5 VÀ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

0 đánh giá


1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

a) Nông nghiệp

 Lúa đông xuân: Tính đến ngày 15/5/2022, cả nước gieo cấy được 2.991,8 nghìn ha, bằng 99,5% vụ trước. Năng suất và sản lượng năm nay giảm so với vụ đông xuân năm trước do giá phân bón tăng cao nên nông dân hạn chế đầu tư cùng với đó là ảnh hưởng của mưa trái mùa trên diện rộng trong tháng trước.

– Lúa hè thu: Các địa phương phía Nam đã gieo trồng được 1.154,3 nghìn ha lúa hè thu, bằng 105,3% cùng kỳ năm trước. Hiện lúa hè thu đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến chắc xanh, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

– Cây hàng năm: Tính đến trung tuần tháng 5/2022 diện tích gieo trồng rau, đậu là 673,6 nghìn ha, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, diện tích khoai lang và đậu tương, lạc tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do hiệu quả kinh tế không cao.

– Chăn nuôi phát triển ổn định, chăn nuôi lợn và gia cầm đang hồi phục do dịch bệnh kiểm soát tốt, tổng số lợn đến thời điểm cuối tháng 5/2022 ước tính tăng 5,7%; gia cầm tăng 1,9%; tổng số bò tăng 1,6%; tổng số trâu giảm 1,5% so với cùng thời điểm năm 2021.

b) Lâm nghiệp

Trong 5 tháng đầu năm nay với điều kiện thời tiết thuận lợi, lĩnh vực lâm nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực: Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 93,5 nghìn ha, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 42,4 triệu cây, tăng 6,7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 6,3 triệu m3, tăng 5,3%; sản lượng củi khai thác đạt 7,9 triệu ste, tăng 1,3%; diện tích rừng bị thiệt hại là 496,7 ha, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 23,2 ha, giảm 86,6%; diện tích rừng bị chặt phá là 473,5 ha, tăng 9,6%.

c) Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng Năm ước đạt 756,9 nghìn tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 400,9 nghìn tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản khai thác đạt 356 nghìn tấn, giảm 0,7%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 3.356,9 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.769,3 nghìn tấn, tăng 5,5%; sản lượng khai thác đạt 1.587,6 nghìn tấn, giảm 1% (trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 1.518,6 nghìn tấn, giảm 1%).

2. Sản xuất công nghiệp

– Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Năm ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 10%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%).

– Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 17,2%; Hà Tĩnh giảm 7,5%).

– Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2022 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước.

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp

– Trong tháng Năm, cả nước có 13,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,9% về số doanh nghiệp so với tháng trước; tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 5.207 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 26% so với tháng trước và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.964 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 7,9% so với tháng trước và tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.186 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 11,3% và giảm 1,1%; có 1.339 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 9,1% và tăng 4,7%.

– Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 71,8 nghìn doanh nghiệp, tăng 20%, bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

4. Đầu tư

– Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm ước đạt 38,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 147,8 nghìn tỷ đồng, bằng 27,7% kế hoạch năm và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

– Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2022 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 11,71 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

– Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2022 có 43 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 293,4 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước; có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 44,9 triệu USD, giảm 88,9%.

5. Thu, chi ngân sách Nhà nước[1]

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2022 đạt 806,4 nghìn tỷ đồng, bằng 57,1% dự toán năm và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế chi ngân sách 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 589,1 nghìn tỷ đồng, bằng 33% dự toán năm và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước đạt 477,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.257,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2021 giảm 1%).

b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa

– Xuất khẩu hàng hóa

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 30,48 tỷ USD, giảm 8,5% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,6%.

– Nhập khẩu hàng hóa

+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 32,21 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 152,29 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 93,9%.

– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 46,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 49,6 tỷ USD.

– Cán cân thương mại hàng hóa: tháng Năm ước tính nhập siêu 1,73 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 516 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 1,24 tỷ USD).

c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.

 – Chỉ số giá vàng tháng Năm giảm 0,52% so với tháng trước; tăng 9,86% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 tăng 6,48%.

– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Năm tăng 0,65% so với tháng trước và tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 5 tháng đầu năm 2022 giảm 0,49%.

d) Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng Năm khôi phục mạnh mẽ với số lượt hành khách vận chuyển tăng 34% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển tăng 45,7%. Vận tải hàng hóa tiếp tục phát triển tích cực với tốc độ tăng 22,8% về vận chuyển và tăng 22,4% về luân chuyển so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, vận chuyển hành khách giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm trước (do 2 tháng đầu năm nay số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, người dân hạn chế đi lại), luân chuyển hành khách tăng 4,2% và vận chuyển hàng hóa tăng 11,3%, luân chuyển hàng hóa tăng 16,4%.

đ) Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng Năm đạt 172,9 nghìn lượt người, tăng 70,6% so với tháng trước và gấp 12,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 365,3 nghìn lượt người, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 95% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

7. Một số tình hình xã hội

– Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, đời sống người dân được đảm bảo, các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn theo các Nghị quyết của Chính phủ được thực hiện hiệu quả.

– Dịch Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt, số ca nhiễm và số người bị tử vong do dịch đều giảm; việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 5-12 tuổi và mũi bổ sung cho người lớn được đẩy nhanh trên cả nước.

– Về thể thao thành tích cao, tại SEA Games 31: Đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ nhất toàn đoàn với 446 huy chương, trong đó có 205 huy chương vàng, 125 huy chương bạc và 116 huy chương đồng. Với thành tích này, Việt Nam vượt xa kỷ lục của In-đô-nê-xi-a lập tại SEA Games 19 với 410 huy chương. Các đoàn xếp tiếp theo là Thái Lan, In-đo-nê-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, Bru-nây và Ti-mo Lét-xtê.

– Trong tháng Năm, trên địa bàn cả nước xảy ra 925 vụ tai nạn giao thông, làm 485 người chết, 322 người bị thương và 325 người bị thương nhẹ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn cả nước xảy ra 4.733 vụ tai nạn giao thông, làm 2.761 người chết, 1.649 người bị thương và 1.429 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 5 tháng đầu năm nay giảm 8,7%; số người chết tăng 4%; số người bị thương giảm 7,3% và số người bị thương nhẹ giảm 28,9%./.

Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/05/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-5-va-5-thang-dau-nam-2022/

8 thg 5, 2022

Điều gì xảy ra khi Fed tăng lãi suất?

0 đánh giá

Fed nâng lãi sẽ khiến chi phí vay mua nhà, mua xe với người Mỹ cao lên, nhưng tiền tiết kiệm cũng sẽ sinh lời thêm một chút.

Hôm 4/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,5% - mạnh nhất 22 năm. Hồi tháng 3, cơ quan này nâng lãi thêm 0,25% - lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018.

Việc Fed đưa lãi suất rời vùng 0% cho thấy họ tự tin vào sức khỏe của thị trường lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất cũng cho thấy Fed lo ngại về lạm phát đến mức nào. Lạm phát Mỹ hồi tháng 3 tăng với tốc độ nhanh nhất 40 năm. Điều này có thể buộc Fed tăng lãi suất thêm vài lần nữa trong những tháng tới.

Người Mỹ sẽ cảm nhận rõ tác động của sự thay đổi này. Họ sẽ không còn được vay lãi suất cực thấp khi mua nhà hay mua xe nữa. Tiền tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng cũng sẽ sinh lời thêm một chút. "Tiền không còn miễn phí nữa", Joe Brusuelas – kinh tế trưởng tại RSM US cho biết.

 

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: Reuters

3 thg 5, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi 4 tháng năm 2022 đạt 7,47% cao hơn VNIndex 16,24%

0 đánh giá

Tổng kết đến 29/4/2022:

Tháng 4/2022 đầy khó khăn khép lại với mức giảm điểm của VnIndex lên tới 269 điểm từ 1530 trong ngày 4/4/2022 về min 1261 trong ngày 26/4/2022. 

Trong tháng 4, Danh mục đã bán và hạ tỷ trọng cổ phiếu kịp thời về 50% trong ngày 5/4/2022 ở vùng VnIndex 1520 điểm là một quyết định chính xác giúp Danh mục có tiền mặt để có thể mua lại vào ngày 25/4/2022 khi thị trường chung giảm điểm mạnh mẽ và bất ngờ nên giúp Danh mục duy trì hiệu suất đầu tư vượt trội so với VnIndex và VN30.  Cụ thể:

1. Tăng trưởng của Danh mục Cerbersi  4 tháng năm 2022 đạt: 7,47 % 

Tăng trưởng của VnIndex: -8,78 % 

Tăng trưởng của VN30:     -7,71 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của VnIndex:  + 16,24 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của Vn30:       + 15,18 %

2. Tăng trưởng của Danh mc Cerbersi qua các tháng:

- Tháng 4/2022:  + 0,67 %  (VNIndex:   8,37%)

- Tháng 3/2022:  + 2,15 %  (VNIndex:   + 0,13%)

- Tháng 2/2022:  + 3,57 %  (VNIndex:   + 0,75%)

- Tháng 1/2022:  1,07 %  (VNIndex:   - 1,29%)

3. Tỷ lệ cổ phiếu và tiền hiện tại:

- Tỷ lệ cổ phiếu: 100 %

- Tỷ lệ tiền:         0% 



Quý nhà đầu tư quan tâm, vui l
òng đăng ký nhận Danh mục Cerbersi để nhận thông báo trạng thái Mua Bán mới nhất của Danh mục Cerbersi.


19 thg 4, 2022

VNDiamond Index chính thức thêm mới OCB, TCM, DHC, loại 2 cổ phiếu CTD, NLG trong kỳ cơ cấu tháng 4/2022

0 đánh giá

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh mục thành phần chỉ số VNDiamond Index kỳ tháng 4/2022 sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 1/5/2022.

Theo đó, chỉ số VNDiamond đã thêm mới 3 cổ phiếu là DHC (tỷ trọng 0,33%), OCB (tỷ trọng 0,83%) và TCM (tỷ trọng 0,58%) vào danh mục trong kỳ cơ cấu này. Ở chiều ngược lại, VNDiamond đã loại ra 2 cổ phiếu là CTD và NLG khỏi danh mục. Như vậy, sau đợt cơ cấu này, số lượng cổ phiếu thành phần rổ VNDiamond sẽ lên tới 18 mã, tăng 1 mã so với hiện nay.

Trong đó, FPT, PNJ và MWG sẽ là 3 cổ phiếu lớn nhất danh mục VNDiamond sau kỳ cơ cấu này với tỷ trọng trên 15%.

DCVFM VNDiamond ETF hiện là quỹ ETF duy nhất trên thị trường sử dụng VNDiamond Index làm tham chiếu. Quy mô danh mục DCVFM VNDiamond ETF tại ngày 17/4 là gần 16.300 tỷ đồng.

Dựa trên danh sách HoSE công bố và số liệu chốt phiên 18/4, ước tính DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua vào khoảng 650 nghìn cổ phiếu DHC; mua 5,5 triệu cổ phiếu OCB và mua gần 1,2 triệu cổ phiếu TCM trong kỳ cơ cấu này.

Ở chiều ngược lại, DCVFM VNDiamond ETF sẽ bán ra toàn bộ gần 4,6 triệu cổ phiếu CTD và 6,5 triệu cổ phiếu NLG đang nắm giữ.

Chi tiết ước tính danh mục và tỷ trọng VNDiamond ETF sau kỳ cơ cấu:


Trong khi đó, HoSE không có sự thay đổi về danh sách cổ phiếu thành phần rổ VN30 và VNFinlead trong kỳ cơ cấu này.

Hiện có khá nhiều quỹ ETF sử dụng VN30 làm tham chiếu như DCVFM VN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, KIM Growth VN30 ETF, MAFM VN30 ETF với tổng quy mô khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, SSIAM VNFinlead ETF là quỹ ETF duy nhất sử dụng VNFinlead Index làm chỉ số tham chiếu với quy mô hiện khoảng 3.500 tỷ đồng.

Các quỹ ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 29/4 (thứ 6) tới đây.



7 thg 4, 2022

SSI Reseach: Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ Q2/2022

0 đánh giá

Theo SSI Reseach, bộ chỉ số HOSE-Index, VNX-Index cùng các chỉ số đầu tư bao gồm VNDiamond, VNFIN Lead và VNFIN Select sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục cho kỳ Q2.2022 với một số mốc thời gian đáng chú ý sau: 

                    Ngày chốt số liệu: 31/3/2022

                    Ngày công bố: 18/4/2022

                    Ngày hoàn thành cơ cấu danh mục: 29/4/2022

                    Ngày chỉ số mới có hiệu lực: 4/5/2022

Chỉ số VNDiamond sẽ thực hiện rà soát thay đổi về danh mục thành phần, trong khi các chỉ số còn lại bao gồm VN30 và VNFIN Lead chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục.

Với số liệu chốt ngày 31/3/2022, chúng tôi dự báo chỉ số VNDiamond sẽ có các thay đổi như sau:

  • KDH, NLG có thể bị loại khỏi chỉ số do tỷ lệ FOL giảm mạnh.
  • CTD có thể bị loại khỏi chỉ số do có P/E > 3 lần P/E bình quân
  • OCB có thể được thêm vào chỉ số do đã thỏa mãn các điều kiện yêu cầu.
  • HCM, DHC  MSN có thể được thêm vào để duy trì tối thiểu 8 cổ phiếu ngoài ngành Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất.
  • VPB sẽ bị giảm mạnh tỷ trọng do hệ số wFOL bị điều chỉnh giảm.

Giả định với các thay đổi như trên, danh mục chỉ số mới sẽ bao gồm 18 cổ phiếu, trong đó 10 cổ phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hàng sẽ bị áp dụng mức tỷ trọng tối đa cho cả nhóm ngành là 40%. Quỹ VFMVN Diamond hiện có tổng giá trị tài sản khoảng 15.500 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính tỷ trọng danh mục chỉ số và giao dịch của quỹ như sau: