20 thg 12, 2023
4 thg 5, 2023
Non Farm hay Nonfarm Payrolls là gì?
Non Farm thường được viết tắt thành NF là chỉ số thông báo tình hình việc làm mới trong tháng trước do Bộ Lao động Hoa Kỳ (United States Department of Labor) phát hành. Đây là những chỉ số quan trọng gây ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng USD, nếu chỉ số tốt sẽ làm USD sẽ tăng giá và nếu xấu sẽ làm USD giảm giá.
Thời gian công bố tin Non Farm
Bảng lương phi nông nghiệp sẽ được công bố định kỳ vào thứ 6 đầu tiên của tháng, lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông) theo giờ Việt Nam. Và trong vòng 1 năm sẽ có 12 lần công bố tin Non-Farm.
Hướng dẫn xem tin Non Farm
Tất cả website nào cung cấp lịch kinh tế đều có tin liên quan đến Nonfarm. Một trong những nơi bạn có thể xem dữ liệu Nonfarm Payrolls uy tín và có phân tích đầy đủ nhất là trang Forexfactory.com những bài chia sẻ trước chúng tôi có hướng dẫn cài đặt các bạn có thể vào tìm hiểu và làm theo hướng dẫn.
Tại sao Nonfarm Payrolls lại quan trọng?
Việc làm chính là một trong những thước đo quan trọng tới sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, tỷ lệ việc làm còn gây ảnh hưởng đến lãi suất, lượng việc làm càng tăng sẽ dẫn đến lãi suất tăng cao giúp cho đồng ngoại tệ được cũng cố vững chắc và mạnh mẽ hơn.
Từ điểm này cho thấy nếu dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp tốt bao gồm tỷ lệ việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tăng trưởng thu nhập bình quân tăng, sẽ khiến đồng USD tăng giá, thể hiện sự lạc quan của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
Những chỉ số được công bố trong bản tin Non Farm
Ba chỉ số chính được công bố gồm:
Chỉ số của kỳ trước
Chỉ số dự báo
Chỉ số công bố của kỳ này
Mức chênh lệch giữa 3 chỉ số này sẽ tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư khiến cho thị trường biến động mạnh. Đặc biệt, khi dữ liệu công bố khác hoàn toàn so với dữ liệu được dự đoán.
Ví dụ: tỷ lệ việc làm tháng 6 theo dự đoán tăng, nhưng khi bảng lương phi nông nghiệp công bố là giảm, sẽ khiến cho đồng USD sụt giảm kéo theo nhiều cặp ngoại tế khác biến động vô cùng dữ dội!
Ba thành phần dữ liệu được công bố gồm:
Tỷ lệ tham gia lao động (Non-farm Employment Change) gồm số lượng việc làm thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được tạo ra trong tháng trước.
Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment Rate) gồm tỷ lệ người lao động chưa có việc làm nhưng vẫn đang tích cực tìm kiếm công việc mới trong tháng trước.
Thu nhập bình quân theo giờ (Average Hourly Earnings): tỷ lệ thu nhập thay đổi trong tháng trước.
Đồng USD hiện là đồng tiền giao dịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối, nên các cặp ngoại tệ liên quan đến USD đặc biệt là EUR/USD, GBP/USD hay USD/CHF và kim loại quý như Gold (XAU/USD) và Bạc đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ vào thời điểm bảng lương phi nông nghiệp được công bố. Đặc biệt, khi số liệu thực tế khác xa với dự báo thị trường có thể khiến XAU/USD chạy 50 đến 60 giá trong vòng vài phút.
6 thg 4, 2023
Tính chất bí hiểm và đặc trưng
phi chính phủ tuyệt đối của FED đã tạo ra đồng tiền khó kiểm soát và khó thao
túng nhất lịch sử!
Ai thực sự đứng đằng sau FED? |
Một lần nữa câu chuyện xoay quanh đồng USD lại được bàn tán xôn xao vì nghịch lý kinh tế Mỹ lạm phát trầm trọng vẫn không khiến đồng tiền trứ danh này mất giá. Thậm chí, càng khủng khoảng, nó càng được săn đón.
Ngoài chức năng là một loại tiền
tệ, mang chức năng thanh toán, cất trữ như các đồng tiền khác, USD còn trở
thành biểu tượng cho “giá trị Mỹ”, đại diện tiêu biểu nền kinh tế thị trường
hiện đại.
Đêm ngày 22/11/1910, một đoàn tàu
che rèm kín mít tiến về miền Nam nước Mỹ, những người trên tàu đều thuộc giới
tài phiệt ngân hàng, có điều không một ai biết mục đích của chuyến đi! Jekyll,
quần đảo thuộc quyền sở hữu của gia tộc JP Morgan là điểm đến, thời điểm đó 1/6
của cải toàn cầu nằm trong tay thành viên câu lạc bộ Jekyll. Họ đến đây để thảo
luận về dự luật “Dự trữ Liên bang Mỹ”.
Sau khủng hoảng tài chính 1907,
hình ảnh giới tài chính rất tệ trong mắt người dân. Từ thời Tổng thống
Jefferson, tên gọi “Ngân hàng Trung ương” đều dính dáng đến âm mưu của các nhà
tài phiệt Anh, vì thế Paul Warburg - một cao thủ về tài chính đề xuất tên gọi
“Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang để che mắt thiên hạ.
Điều đặc biệt ở chỗ, tổ chức này
được thiết kế theo mô hình tư nhân nắm giữ cổ phần, 20% cổ phần thường trực của
chính phủ bị mua đứt bán đoạn, khiến FED trở thành Ngân hàng trung ương tư hữu
hoàn toàn.
Điều khoản quan trọng nhất
của FED là
Quốc hội khống chế hoạt động, Chính phủ nắm giữ vai trò đại biểu trong Hội đồng
quản trị. Sau này, Hội đồng quản trị do Tổng thống bổ nhiệm, thế nhưng chức
năng thực sự do Hội đồng tư vấn Liên bang quyết định.
Mô hình trên đẩy Quốc hội Mỹ ra
“chầu rìa”, điều 8 chương 1 Hiến pháp Mỹ quy định: “Quốc hội chịu trách nhiệm
quản lý phát hành tiền tệ”. Để được thông qua, Paul dàn xếp như sau: Tổng thống
bổ nhiệm, Quốc hội kiểm soát, nhân sự độc lập giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản
trị, còn các ngân hàng thành viên làm cố vấn.
Khi thế chiến thứ nhất nổ phát
súng đầu tiên ở châu Âu, tư bản tài chính Bắc Mỹ nhìn thấy cơ hội làm ăn và tái
thiết hậu chiến. FED đã in lô USD đầu tiên vào cuối năm 1914. Sáu mươi năm sau
đó, “đồng bạc xanh” trở thành tài sản toàn cầu.
Một trong những cái tên được Song
Hong Bin, tác giả cuốn “Chiến tranh tiền tệ” nhắc đến là JP Morgan của nhà sáng
lập Geogre Peabody (Anh) đi lên từ buôn hoa quả sấy khô, sau đó hùn vốn kinh
doanh tài chính, đường sắt, thép, thâu tóm, sáp nhập hàng loạt và trở thành gia
tộc giàu nhất hành tinh trong nửa đầu thế kỷ 20.
Đầu năm 1891, gia tộc JP Morgan
gặp gỡ gia tộc trứ danh khác ở châu Âu là Rothschild cho ra đời tổ chức bí mật
“Tập đoàn hội nghị bàn tròn”, tập hợp những người giàu nhất ở Mỹ và Anh cùng
buông rèm nhiếp chính định kỳ với giới tinh hoa chính trị phương Tây.
Tuy vậy, theo tài liệu của Uỷ ban
kinh tế lầm thời quốc gia (Mỹ), Morgan thực sự chỉ nắm 9% cổ phần ở công ty của
mình và không phải là người giàu khủng khiếp như lời đồn - ông ta chỉ là con
rối trên sàn diễn do bức màn FED che đậy!?
Một nhân vật gây tranh cãi, được
xem nắm thực quyền ở FED là “vua dầu mỏ” Rockefeller - người đã thao túng kinh
tế Mỹ nửa sau thế kỷ 19 với chiêu thức cạnh tranh ví như “tàn sát đối thủ không
thương tiếc”. Cuối cùng Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật buộc tập đoàn này chia
nhỏ thành hàng trăm công ty khác nhau.
Chúng ta dễ dàng nhìn thấy đồng
tiền Mỹ nhưng không ai thực sự biết “nó” ra đời như thế nào, bao giờ, phục vụ
ai?- tất cả đều mờ mờ ảo ảo. Tính chất bí hiểm và đặc trưng phi chính phủ tuyệt
đối của FED đã tạo ra đồng tiền khó hiểu, khó kiểm soát và khó thao túng nhất
lịch sử.
Ai thực sự đứng sau FED? Ai có
thể điều khiển được USD? Tại sao truyền thông thường chỉ nhắc đến Chủ tịch FED
mà không phải là những “đại cổ đông” đến từ khắp nơi trên thế giới? Họ là ai?
Vì sao FED và USD luôn muốn tách biệt khỏi quyền lực chính trị?
Trên thực tế, không ít Tổng thống
Mỹ muốn giành quyền in USD đều bị tước quyền sống hoặc kết thúc sự nghiệp chính
trị. Và, bất cứ ứng viên nào trở thành Tổng thống Mỹ đều phải “hòa thuận” với
FED. Song song là các cuộc chiến tranh đẫm máu, ra đời những tổ chức “chân rết”
củng cố quyền lực cho FED.
Chúng ta chỉ có thể biết chắc
chắn rằng, FED mới là tổ chức điều hành mọi mặt trên thế giới. Mánh lới kinh
doanh đã đạt đến tầng nấc cao siêu, thể hiện ở chỗ: Vừa nằm quyền chi phối hàng
hóa, dịch vụ; vừa toàn quyền ban phát đồng tiền uy lực nhất thương trường, vừa
thao túng toàn bộ chính trường. Ai có thể hơn FED?
TRƯƠNG KHẮC TRÀ
https://diendandoanhnghiep.vn/bong-den-sau-lung-fed-va-uy-quyen-do-la-my-227272.html
8 thg 5, 2022
Fed nâng lãi sẽ khiến chi phí vay
mua nhà, mua xe với người Mỹ cao lên, nhưng tiền tiết kiệm cũng sẽ sinh lời
thêm một chút.
Hôm 4/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(Fed) nâng
lãi suất tham chiếu thêm 0,5% - mạnh nhất 22 năm. Hồi tháng 3, cơ quan
này nâng lãi thêm 0,25% - lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018.
Việc Fed đưa lãi suất rời vùng 0%
cho thấy họ tự tin vào sức khỏe của thị trường lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng
lãi suất cũng cho thấy Fed lo ngại về lạm phát đến mức nào. Lạm phát Mỹ hồi
tháng 3 tăng với tốc độ nhanh nhất 40 năm. Điều này có thể buộc Fed tăng lãi suất
thêm vài lần nữa trong những tháng tới.
Người Mỹ sẽ cảm nhận rõ tác động
của sự thay đổi này. Họ sẽ không còn được vay lãi suất cực thấp khi mua nhà hay
mua xe nữa. Tiền tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng cũng sẽ sinh lời thêm
một chút. "Tiền không còn miễn phí nữa", Joe Brusuelas – kinh tế trưởng
tại RSM US cho biết.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: Reuters |
10 thg 12, 2021
FCA là một cái tên quen thuộc trên thị trường forex và thường được nhắc đến rất nhiều trong chủ đề tìm kiếm sàn forex uy tín. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ FCA là gì, vì sao tổ chức này lại giúp bảo vệ trader forex và tạo nên uy tín cho các sàn forex đang có giấy phép FCA hay chưa?
FCA là gì?
FCA (Financial Conduct Authority) là Cơ quan quản lý tài chính được thành lập vào ngày 01/04/2013 tại Anh (kế nhiệm tổ chức FSA Financial Services Authority) với chức năng cấp phép, quản lý và kiểm soát ngành. Hiện tại, FCA đang quản lý hơn 59,000 công ty dịch vụ tài chính và thị trường tài chính ở Anh, trong đó có bao gồm cả thị trường Forex.
15 thg 9, 2021
1. Pivot Points là gì
Pivot Points là một phương pháp
tính toán và cho ra các mức giá của tài sản trên thị trường tài chính. Tại các
mức giá này, các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng tiếp theo của thị trường
theo các khung thời gian khác nhau. Pivot Point được tính bằng cách lấy
trung bình của High, Low và Close của khoảng thời gian được xác định trước đó.
Khoảng thời gian này có thể là một tháng, một tuần, một ngày, bốn giờ hoặc thậm
chí là một giờ…
Pivot Points có thể được coi là các mức Hỗ trợ và Kháng cự nhưng cũng có thể được coi là các mức mà tại đó có thể xảy ra đột biến làm cho giá có khả năng tiếp diễn xu hướng của nó.
2. Ký hiệu viết tắt
PP là viết tắt của Pivot
Point.
S là viết tắt của Support –
Hỗ trợ. (S1, S2, S3)
R là viết tắt của Resistance
– Kháng cự. (R1, R2, R3)
High: Giá cao nhất của khoảng thời
gian cần được tính toán trước đó.
Low: Giá thấp nhất của khoảng thời
gian cần được tính toán trước đó.
Close: Giá đóng cửa của khoảng thời
gian cần được tính toán trước đó.
3. Cách tính Pivot Points (PP)
PP = (High + Low +
Close)/3
4. Cách tính ba mức Kháng cự – Resistance (R1, R2, R3) của Pivot Points
R1 = 2 x PP – Low
R2 = PP +
(High – Low)
R3 = High +
2(PP – Low)
5. Cách tính ba mức Hỗ trợ – Support (S1, S2, S3) của Pivot Points
S1 = 2 x PP –
High
S2 = PP – (High
– Low)
S3 = Low – 2(High
– PP)
6 thg 7, 2021
Trong danh sách thường niên lần thứ 9 được Forbes Việt Nam thực hiện, 50 công ty tốt nhất năm 2021 phần lớn đã xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường, không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình mà trong cả nền kinh tế.
20 thg 5, 2021
17 thg 4, 2021
1. ROA là gì?
Thuật ngữ này được rất nhiều người quan tâm. ROA (Return on Assets) được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này có chức năng đo lường mức sinh lợi của doanh nghiệp với khối tài sản của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì ROA là chỉ số cho biết doanh nghiệp sử dụng tài sản kiếm được lợi nhuận như thế nào.
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản của doanh nghiệp
Rất nhiều người nhầm lẫn ROA và ROE. Tuy nhiên, 2 chỉ số này là hoàn toàn khác nhau. ROE là gì? Thuật ngữ này được hiểu là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ số hữu. Đây là tỷ số vô cùng quan trọng đối với những cổ đông. ROE có chức năng đo lường khả năng sinh lợi trên đồng vốn của những cổ đông thường.
Công thức tính tỷ số ROE: “Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường”
Tỷ số ROE cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng những đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả. Họ đã cân đối hài hòa giữa vốn vay và vốn cổ đông để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn để phát triển, mở rộng quy mô.
2. ROA có ý nghĩa như thế nào?
ROA đóng vai trò như thước đo hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lợi nhuận. Qua chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả không, kiếm được bao nhiêu tiền, 1 đồng tài sản được hưởng lãi bao nhiêu.
Bên cạnh đó, chỉ số này cũng cung cấp thông tin về những khoản lãi sinh ra từ số tài sản. Đây chính là lý do ROA được gọi là con số biết nói của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với công ty cổ phần thì chỉ số này lại có sự khác biệt. ROA của những công ty này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nhất định. Do đó, các chuyên gia cho rằng nên dùng ROA để làm thước đo so sánh các công ty với nhau.
Cách tốt nhất là theo dõi, so sánh ROA của từng doanh nghiệp của mỗi năm. Ngoài ra, cũng nên so sánh chỉ số này của những doanh nghiệp có sự tương đồng về quy mô, ngành kinh doanh. Trên sàn chứng khoán, ROA đóng vai trò quan trọng, nó cho biết cổ phiếu của doanh nghiệp nào được ưa chuộng hơn.
3. Tìm hiểu về chỉ số ROA tốt
So với ROE thì chỉ số ROA ít được quan tâm hơn. Theo tiêu chuẩn chung, với những doanh nghiệp có chỉ số ROA trên 7.5% được đánh giá là có đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, ROA của 1 năm không nói lên tất cả. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số này trong 3 năm liên tục. Không ít chuyên gia nhận định rằng, trong 3 năm liền, nếu ROA >= 10%/ thì doanh nghiệp mới được coi là tài chính ổn, hoạt động tốt.
10 thg 4, 2021
1. Chỉ số ROE là gì?
ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn.
Hiểu một cách đơn giản, bạn bỏ tiền ra để đầu tư một mã cổ phiếu, sau 12 tháng bạn thu về một khoản tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra.
Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của nhà đầu tư sử dụng để đầu tư một cổ phiếu nào đó
Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế có trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.
2. Chỉ số ROE cho ta biết điều gì?
Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.
Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :
- ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
- ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.
Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Tóm lại: ROE = hiệu quả sử dụng vốn
3. Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
Chỉ số ROE là một trong những tiêu chí mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế hay không. Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, một doanh nghiệp đáng để đầu tư thường có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%. Ví dụ như:
- Warren Buffett, ông cho rằng đây là tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn công ty. Theo ông, một công ty hiệu quả là một công ty có chỉ số ROE >= 15%.
- Phương pháp CANSLIM của Wiliam O’Neil cũng đưa ra tiêu chí rằng chỉ số ROE của doanh nghiệp cũng cần đáp ứng tối thiểu 15%.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét chỉ số ROE trong một năm riêng lẻ mà nên quan sát trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư chứng khoán mới chắc chắn.
Nói tóm lại, ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm thì được đánh giá doanh nghiệp làm ăn hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm xu hướng của ROE qua các năm, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm. Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.
Tuy nhiên bạn bạn cũng cần quan sát thêm các yếu tố tác động đến ROE để phân tích. Chẳng hạn như yếu tố thị trường, ví dụ như trong năm 2020 vừa rồi cả thị trường chịu tác động của đại dịch Covid-19 khiến chỉ số của nhiều doanh nghiệp ROE giảm.
Tóm lại : ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
4. Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE
Không nên quá coi trọng chỉ số ROE mà bỏ qua các hệ số/ chỉ số khác. Bạn cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để đánh giá chính xác và hiệu quả hơn.
Chỉ số ROE hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó nhà đầu tư sẽ “mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu.
Nhìn chung, chỉ số ROE là một trong những cổ phiếu quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán giúp lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
Investing.vn