.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuật ngữ tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuật ngữ tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng

8 thg 5, 2022

Điều gì xảy ra khi Fed tăng lãi suất?

0 đánh giá

Fed nâng lãi sẽ khiến chi phí vay mua nhà, mua xe với người Mỹ cao lên, nhưng tiền tiết kiệm cũng sẽ sinh lời thêm một chút.

Hôm 4/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,5% - mạnh nhất 22 năm. Hồi tháng 3, cơ quan này nâng lãi thêm 0,25% - lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018.

Việc Fed đưa lãi suất rời vùng 0% cho thấy họ tự tin vào sức khỏe của thị trường lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất cũng cho thấy Fed lo ngại về lạm phát đến mức nào. Lạm phát Mỹ hồi tháng 3 tăng với tốc độ nhanh nhất 40 năm. Điều này có thể buộc Fed tăng lãi suất thêm vài lần nữa trong những tháng tới.

Người Mỹ sẽ cảm nhận rõ tác động của sự thay đổi này. Họ sẽ không còn được vay lãi suất cực thấp khi mua nhà hay mua xe nữa. Tiền tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng cũng sẽ sinh lời thêm một chút. "Tiền không còn miễn phí nữa", Joe Brusuelas – kinh tế trưởng tại RSM US cho biết.

 

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: Reuters

10 thg 12, 2021

FCA là gì? Cách kiểm tra một sàn Forex có sở hữu giấy phép FCA hay không?

0 đánh giá

FCA là một cái tên quen thuộc trên thị trường forex và thường được nhắc đến rất nhiều trong chủ đề tìm kiếm sàn forex uy tín. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ FCA là gì, vì sao tổ chức này lại giúp bảo vệ trader forex và tạo nên uy tín cho các sàn forex đang có giấy phép FCA hay chưa?


FCA là gì? 

FCA (Financial Conduct Authority) là Cơ quan quản lý tài chính được thành lập vào ngày 01/04/2013 tại Anh (kế nhiệm tổ chức FSA Financial Services Authority) với chức năng cấp phép, quản lý và kiểm soát ngành. Hiện tại, FCA đang quản lý hơn 59,000 công ty dịch vụ tài chính và thị trường tài chính ở Anh, trong đó có bao gồm cả thị trường Forex. 

15 thg 9, 2021

Cách tính Pivot Point, các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự

0 đánh giá

1. Pivot Points là gì

Pivot Points là một phương pháp tính toán và cho ra các mức giá của tài sản trên thị trường tài chính. Tại các mức giá này, các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng tiếp theo của thị trường theo các khung thời gian khác nhau. Pivot Point được tính bằng cách  lấy trung bình của High, Low và Close của khoảng thời gian được xác định trước đó. Khoảng thời gian này có thể là một tháng, một tuần, một ngày, bốn giờ hoặc thậm chí là một giờ…

Pivot Points có thể được coi là các mức Hỗ trợ và Kháng cự nhưng cũng có thể được coi là các mức mà tại đó có thể xảy ra đột biến làm cho giá có khả năng tiếp diễn xu hướng của nó.

2. Ký hiệu viết tắt

PP là viết tắt của Pivot Point.

là viết tắt của Support – Hỗ trợ. (S1, S2, S3)

R là viết tắt của Resistance – Kháng cự. (R1, R2, R3)

High: Giá cao nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.

Low: Giá thấp nhất của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.

Close: Giá đóng cửa của khoảng thời gian cần được tính toán trước đó.

3. Cách tính Pivot Points (PP)

PP = (High + Low + Close)/3

4. Cách tính ba mức Kháng cự – Resistance (R1, R2, R3) của Pivot Points

R1 = 2 x PP – Low

R2 = PP + (High – Low)

R3 = High + 2(PP – Low)

5. Cách tính ba mức Hỗ trợ – Support (S1, S2, S3) của Pivot Points

S1 = 2 x PP – High

S2 = PP – (High – Low)

S3 = Low – 2(High – PP)

 

6 thg 7, 2021

50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2021

0 đánh giá

Trong danh sách thường niên lần thứ 9 được Forbes Việt Nam thực hiện, 50 công ty tốt nhất năm 2021 phần lớn đã xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường, không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình mà trong cả nền kinh tế.

Dữ liệu Forbes Việt Nam ghi nhận những kỷ lục mới: Tổng doanh thu của 50 công ty tốt nhất đạt hơn 1.219 ngàn tỉ đồng - tăng 8,7% so với 50 công ty trong danh sách xếp hạng 2020, nhưng tổng lợi nhuận sau thuế của 50 công ty tăng đến 26%, lên 174.482 tỉ đồng.
Tổng vốn hóa 50 công ty đạt đến 145 tỉ đô la Mỹ (gần 3.360 ngàn tỉ đồng), tăng đến 78% so với tổng vốn hóa 50 công ty năm 2020.
____________________________
Nguồn: Forbes Vietnam

17 thg 4, 2021

ROA là gì?

0 đánh giá

 


1. ROA là gì? 

Thuật ngữ này được rất nhiều người quan tâm. ROA (Return on Assets) được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này có chức năng đo lường mức sinh lợi của doanh nghiệp với khối tài sản của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì ROA là chỉ số cho biết doanh nghiệp sử dụng tài sản kiếm được lợi nhuận như thế nào.

ROA  = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản của doanh nghiệp

Rất nhiều người nhầm lẫn ROA và ROE. Tuy nhiên, 2 chỉ số này là hoàn toàn khác nhau. ROE là gì? Thuật ngữ này được hiểu là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ số hữu. Đây là tỷ số vô cùng quan trọng đối với những cổ đông. ROE có chức năng đo lường khả năng sinh lợi trên đồng vốn của những cổ đông thường.

Công thức tính tỷ số ROE: “Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường”

Tỷ số ROE cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng những đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả. Họ đã cân đối hài hòa giữa vốn vay và vốn cổ đông để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn để phát triển, mở rộng quy mô.

2. ROA có ý nghĩa như thế nào?

ROA đóng vai trò như thước đo hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lợi nhuận. Qua chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả không, kiếm được bao nhiêu tiền, 1 đồng tài sản được hưởng lãi bao nhiêu.

Bên cạnh đó, chỉ số này cũng cung cấp thông tin về những khoản lãi sinh ra từ số tài sản. Đây chính là lý do ROA được gọi là con số biết nói của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với công ty cổ phần thì chỉ số này lại có sự khác biệt. ROA của những công ty này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nhất định. Do đó, các chuyên gia cho rằng nên dùng ROA để làm thước đo so sánh các công ty với nhau.

Cách tốt nhất là theo dõi, so sánh ROA của từng doanh nghiệp của mỗi năm. Ngoài ra, cũng nên so sánh chỉ số này của những doanh nghiệp có sự tương đồng về quy mô, ngành kinh doanh. Trên sàn chứng khoán, ROA đóng vai trò quan trọng, nó cho biết cổ phiếu của doanh nghiệp nào được ưa chuộng hơn.

3. Tìm hiểu về chỉ số ROA tốt

So với ROE thì chỉ số ROA ít được quan tâm hơn. Theo tiêu chuẩn chung, với những doanh nghiệp có chỉ số ROA trên 7.5% được đánh giá là có đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, ROA của 1 năm không nói lên tất cả. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số này trong 3 năm liên tục. Không ít chuyên gia nhận định rằng, trong 3 năm liền, nếu ROA >= 10%/ thì doanh nghiệp mới được coi là tài chính ổn, hoạt động tốt.


10 thg 4, 2021

ROE là gì?

0 đánh giá

 

1. Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn.

Hiểu một cách đơn giản, bạn bỏ tiền ra để đầu tư một mã cổ phiếu, sau 12 tháng bạn thu về một khoản tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra.

Công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của nhà đầu tư sử dụng để đầu tư một cổ phiếu nào đó

Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế có trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.

2. Chỉ số ROE cho ta biết điều gì?

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :

  • ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
  • ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Tóm lại: ROE = hiệu quả sử dụng vốn

3. Chỉ số ROE như thế nào là tốt?

Chỉ số ROE là một trong những tiêu chí mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế hay không. Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, một doanh nghiệp đáng để đầu tư thường có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%. Ví dụ như:

  • Warren Buffett, ông cho rằng đây là tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn công ty. Theo ông, một công ty hiệu quả là một công ty có chỉ số ROE >= 15%.
  • Phương pháp CANSLIM của Wiliam O’Neil cũng đưa ra tiêu chí rằng chỉ số ROE của doanh nghiệp cũng cần đáp ứng tối thiểu 15%.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét chỉ số ROE trong một năm riêng lẻ mà nên quan sát trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư chứng khoán mới chắc chắn.

Nói tóm lại, ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm thì được đánh giá doanh nghiệp làm ăn hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm xu hướng của ROE qua các năm, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm. Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả  hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.

Tuy nhiên bạn bạn cũng cần quan sát thêm các yếu tố tác động đến ROE để phân tích. Chẳng hạn như yếu tố thị trường, ví dụ như trong năm 2020 vừa rồi cả thị trường chịu tác động của đại dịch Covid-19 khiến chỉ số của nhiều doanh nghiệp ROE giảm.

Tóm lại : ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

4. Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE

Không nên quá coi trọng chỉ số ROE mà bỏ qua các hệ số/ chỉ số khác. Bạn cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để đánh giá chính xác và hiệu quả hơn.

Chỉ số ROE hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó nhà đầu tư sẽ “mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu.

Nhìn chung, chỉ số ROE là một trong những cổ phiếu quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán giúp lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn


17 thg 3, 2021

Quỹ ETF là gì?

0 đánh giá


Quỹ hoán đổi danh mục (ETF, Exchange Traded Fund) là quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán.

28 thg 2, 2021

Làm bao nhiêu năm thì mua được nhà?

0 đánh giá


Giá nhà và thu nhập, làm mấy năm mới mua được | Tôi luôn khẳng định rằng giá nhà ở Việt Nam cao một cách vô lý so với thu nhập. Có rất nhiều lý do không thể nêu ra hết, xin dành cho dịp khác.

19 thg 8, 2020

Chỉ số Buffett

0 đánh giá

Chỉ số Buffett thị trường Mỹ (1950 - 8/2020)

Chỉ số Buffett là một thước đo đơn giản được Warren Buffett đặc biệt yêu thích, dùng để đánh giá mức định giá của thị trường chứng khoán tại một thời điểm.

Warren Buffett và đội ngũ nghiên cứu đầu tư tại Berkshire Hathway sử dụng rất nhiều thước đo khác nhau khi đánh giá thị trường và ra quyết định đầu tư. Tuy vậy trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune vào năm 2001, Warren Buffett đặc biệt nhắc tới một chỉ số như là “thước đo đơn lẻ tốt nhất về định giá thị trường cổ phiếu tại một thời điểm bất kỳ”. Thước đo này do vậy được cộng đồng đầu tư đặt cho biệt danh “Chỉ số Buffett”.

Chỉ số Buffett là gì?

Chỉ số Buffett bằng tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu chia cho số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần nhất. 

Chỉ số Buffett bằng 50% tức là giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của một quốc gia bằng 50% GDP năm gần nhất của quốc gia đó.

Chi số này có đáng tin cậy không?

Trước hết cần phải nói rõ rằng không có thước đo nào là chính xác 100% trong việc dự đoán khủng hoảng, hồi phục, nhịp điều chỉnh trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy nhìn chung, chỉ số Buffett thường đạt đỉnh sau khi thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nóng và xuống đáy sau khi thị trường ảm đạm.

Quy tắc chung với thị trường chứng khoán Mỹ là: nếu chỉ số Buffett giảm xuống dưới 80%-90% thì theo tham chiếu lịch sử, cổ phiếu đang rẻ; ngược lại khi chỉ số này tăng lên trên 100%, cổ phiếu có vẻ đang đắt.

Để so sánh, trước khi bong bóng công nghệ (dot-com bubble) xì hơi năm 2000, chỉ số Buffett tại Mỹ đạt đỉnh 145%. Trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 nổ ra, chỉ số này cũng lên tới 110%.

Điều cần lưu ý

Thứ nhất, việc chỉ số Buffett cho thấy cổ phiếu đang rẻ không có nghĩa rằng giá đã chạm đáy và sẽ quay đầu đi lên. Cổ phiếu đang rẻ vẫn có thể rẻ hơn. Ngược lại, chỉ số Buffett cao (như hiện nay) không có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ không tăng tiếp. Nói cách khác, chỉ số Buffett chỉ cho nhà đầu tư biết định giá cổ phiếu hiện nay ra sao so với lịch sử. Chỉ số này không có tác dụng dự đoán đỉnh-đáy.

Thứ hai, chỉ số Buffett cũng bị ảnh hưởng bởi việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt với thị trường Việt Nam. Khi mức độ cổ phần hóa cao thì tỷ lệ vốn hóa cổ phần các công ty so với GDP sẽ có tỷ lệ cao dần lên.


5 thg 5, 2020

Đừng hiểu lầm BƠM TIỀN sẽ LẠM PHÁT

0 đánh giá


(ĐTCK) Nền kinh tế thế giới đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra, nên nhiều quốc gia đồng loạt bơm tiền nhằm hỗ trợ kinh tế nội địa. 

19 thg 4, 2020

"Từ lóng" của dân chơi chứng khoán

0 đánh giá


+ Phím hàng: là việc giới thiệu cơ hội đầu tư về 1 hoặc nhiều mã. Đây là hoạt động chiếm số lượng gần như 95% trong giới môi giới chứng khoán. Việc phím hàng có thể dựa trên phân tích hoặc theo tin đồn.
+ Đội Lái: Giới đầu tư chứng khoán ở Việt Nam tin rằng có những nhà đầu tư có tiềm lực lớn, có lợi thế về thông tin thường được gọi là nhà đầu tư cá mập. Các nhà đầu tư lớn có thể liên kết với nhau để đánh lên hay đánh xuống một cổ phiếu nào đó để kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ. Đội lái là từ ám chỉ các nhóm nhà đầu tư này.
+ Tây lông: Từ dùng để gọi nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam được thống kê riêng để quản lý giới hạn cổ phiếu sở hữu (room) theo quy định. Đã từng có thời gian giao dịch của khối ngoại ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước, cả mua lẫn bán ở những mã cụ thể và toàn thị trường.
+ Cá mập/ Tay to: Đây là một từ lóng, từ dân dã được giới đầu tư chứng khoán sử dụng. Cá mập hay Tay to dùng để chỉ giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn, nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường.
+ Múc/ xúc dùng để chỉ mua vào với quyết tâm cao độ, mua bằng mọi giá
+ Sọc (Short) hàng: dùng để chỉ việc bán khống (short sell), tức là mượn cổ phiếu không có trong tài khoản để bán sau đó mua để hoàn trả lại. Cũng thường để chỉ việc đầu cơ giá xuống vì dự báo thị trường/chứng khoán sắp sụt giảm.
+ Xả/Thoát hàng dùng để chỉ hoạt động bán ra với quyết tâm cao độ, bán bằng mọi giá.
+ Bò tùng xẻo: Ám chỉ việc thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít, chỉ sự thua lỗ một cách từ từ
+ Cá mập: Cá Mập, Bìm Bịp và Chim Lợn là các công cụ của các Big Boy được các MM hỗ trợ. Trong đó vai trò nòng cốt là Cá Mập. Hai con kia thì phụ họa. Cá mập đại diện cho dòng tiền của các Big Boy đặt tại các công ty chứng khoán dưới dạng các tài khoản. Tuy là nhiều tài khoản nhưng tất cả đều thực hiện lệnh và thao tác gần như cùng lúc và bởi ý chí của một người. Các chiêu thức mà cá mập thường dùng là “Đè gom”, “Kéo xả”, “Đẩy trần”, “Giải cứu”, “Núp lùm”, “Bộ đội về làng”,... Mối liên hệ duy nhất của Cá Mập và các Big Boy sau các cuộc “Truy quét”, “Rung cây”, “Dụ gà”,... đó là các lệnh thỏa thuận lớn, hoặc cực lớn để các Cá Mập trả hàng về cho các Big Boy.
+ Bìm bịp & Chim lợn: Chim Lợn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu réo tung tin xấu để hỗ trợ Cá Mập thực hiện đòn “Đè gom”. Sau khi Cá Mập gom đủ hàng thì đàn Chim Lợn này sẽ về tổ và đàn Bìm Bịp được tung ra để bơm tin tốt hỗ trợ đòn “đẩy giá” của Cá Mập.
+ Lau sàn: giá giảm kịch sàn không phanh.
+ Úp sọt/úp bô/Kéo xả: bẫy chứng khoán, đẩy thị trường lên và sau đó bán ra
+ Bơm vá: Nghĩa là thổi phồng một loại cổ phiếu nào đó để nhằm bán ra kiếm lợi. Việc bơm vá còn ám chỉ ai đó PR một cổ phiếu nào đấy quá mức (bơm lên) mà lờ qua các thông tin bất lợi (vá chỗ thủng).
+ Lướt sóng: Dựa vào tình hình thị trường lên cao xuống thấp trong một thời gian ngắn giống như những con sóng để mua vào, bán ra kiếm lời.
+ Xanh vỏ đỏ lòng: thuật ngữ được dùng khi so sánh giữa 1 cặp chỉ số lớn nhỏ như [VN-Index và VN30] hoặc [HNX-Index và HNX30]. Khi chỉ số nhỏ (VN30, HNX30) giảm giá nhưng chỉ số lớn (VN-Index, HNX-Index) lại tăng giá. Điều này thể hiện nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự chốt lời nhưng thị trường chung vẫn tăng. Thường sẽ được dùng để báo hiệu một xu hướng mới.
+ Tuột quần: Nghĩa là thị trường, chứng khoán nào đấy đi xuống
+ Đu đọt: Trót đua trần cổ phiếu giá quá cao.
+ Lùa gà, dụ gà: cạm bẫy, và chiêu trò tinh vi để dụ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
+ Xài Đòn gánh: Sử dụng margin

___________
(Sưu tầm: Kiến thức Kinh tế)

18 thg 4, 2020

Những thuật ngữ kinh tế thường gặp

0 đánh giá

- Lũng đoạn thị trường: là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ.
- Đầu cơ: là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại. Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá =>Nhà đầu cơ mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.
- Đô la hóa: là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.
- Bán khống: trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng chênh lệch giá.
- Chính sách tiền tệ: là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác.
- Chính sách tài khoá: là những quyết định của chính phủ đối với việc thay đổi chi tiêu chi phủ và khoản th thuế để điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định hoá nền kinh tế.
- Cán cân thương mại: là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
- Nợ công: là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
- Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
- Lạm phát: Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức mua giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của việc chính phủ chi tiêu quá nhiều.
- IPO: Phát hành công khai lần đầu (chứng khoán). Lần đầu tiên một công ty chào bán cổ phiếu cho công chúng. Còn gọi là “going public”.
- Đòn bẩy tài chính: Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi nhuận trên số tiền đi vay.
- Thanh khoản: Mức độ mà tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.
- Market share - Thị phần. Tỷ lệ tổng doanh số của một sản phẩm mà một người bán có. Một công ty sẽ cố gắng mở rộng thị phần của mình (tức là giảm thị phần của các đối thủ) bằng cách quảng cáo, đưa ra mức giá hợp lý và các thủ thuật cạnh tranh khác. Thị phần càng lớn thì nhà sản xuất càng dễ kiểm soát giá và lợi nhuận.
- Net income/net profit – Thu nhập ròng/Lãi ròng
Cũng được gọi là “bottom line” hay lợi nhuận, là khoản còn lại sau khi trừ mọi chi phí và thuế trong thu nhập của một công ty.

- Tỷ suất thị giá/lợi nhuận (P/E): Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.
- Short sale – Bán khống: Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của mình với hy vọng kiếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.
- Stock (shares) – Cổ phiếu.Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.
- Venture capital – Vốn mạo hiểm.
Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro thì càng có khả năng thu lợi lớn.

__________
(Nguồn: Kiến thức Kinh tế)

15 thg 12, 2019

Tỉ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư

0 đánh giá


Định nghĩa

Tỉ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư là tỉ lệ phần trăm giữa thu nhập (tiền lãi cộng chênh lệch giá mua bán) trên số tiền đã bỏ ra để đầu tư hoặc cho vay đầu kì.

Bản chất

- Đối với ví dụ về một món vay đơn lãi suất 10%/ năm trả gốc và lãi cuối kì, tỉ suất lợi nhuận và lãi suất hoàn vốn bằng nhau. Tuy vậy tỉ suất lợi nhuận không nhất thiết phải bằng lãi suất hoàn vốn.

- Khi thời hạn đầu tư bằng với kì hạn của trái phiếu thì tỉ suất lợi nhuận sẽ bằng lãi suất hoàn vốn. Nếu kì hạn đầu tư khác với kì hạn của trái phiếu thì tỉ suất lợi nhuận sẽ khác với lãi suất hoàn vốn do có sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán.

- Đối với các loại trái phiếu dài hạn (30 năm, trái phiếu vĩnh cửu hoặc cổ phiếu không có ngày đáo hạn cụ thể) nhà đầu tư sẽ ít khi giữ các chứng khoán đến hạn hoặc mãi mãi do vậy lãi suất hoàn vốn sẽ không phản ánh đúng tỉ lệ lợi nhuận từ việc nắm giữ chứng khoán. Điều quan trọng hơn là họ quan tâm tới tỉ suất lợi nhuận trên số vốn bỏ ra đầu tư, khi đó ta sẽ phải tính tỉ suất lợi nhuận theo công thức sau đây:

R = (Pt+1 - Pt +C)/ Pt x100%

Trong đó: 

Pt+1, Pt là giá chứng khoán ở thời điểm lần lượt là t+1 và t

C là khoản thu nhập bằng tiền do nắm giữ chứng khoán trong thời gian từ t đến t+1.

Ví dụ

Ví dụ nếu đầu năm một người mua trái phiếu với giá 95.000 đồng, mệnh giá 100.000 đồng và lãi suất coupon 10%, giữ nó một năm rồi bán đi với giá 100.000 đồng, tỉ suất lợi nhuận của khoản đầu tư này trong một năm là:

C = 100.000 x 10% x 1 = 10.000 đồng

R = (Pt+1 - Pt +C)/ Pt x100% = (100.000 - 95.000 + 10.000)/95.000 x 100% = 15,79%

Ví dụ về đầu tư cổ phiếu: Giả sử một nhà đầu tư đầu năm mua cổ phiếu ACC với giá 35.000 đồng/ cổ phiếu, cổ tức trả cho năm đó là 30% (cổ tức tính trên mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng), cuối năm giá cổ phiếu là 38.000 đồng/ cổ phiếu.

Như vậy tỉ suất lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu ACC là:

R = (Pt+1 - Pt +C)/ Pt x100% = (38.000 - 35.000 + 3.000)/100% = 17,14%

Kết luận:

Tỉ suất lợi nhuận là cách tính lãi suất thường xuyên nhất đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

6 thg 6, 2019

Công thức Kelly xác định tỷ lệ cược

0 đánh giá

Warren Buffett là một nhà đầu tư khôn ngoan, với tài sản tăng vọt theo từng năm, ông luôn biết cách phân bổ vốn vào các danh mục đầu tư hợp lý. Thế nên, có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, quý ông Buffett từng phá vỡ quy luật cân bằng của mình và dành 40% của Buffett Partnership đầu tư vào American Express.

Bạn đã từng nghe về công thức Kelly?
Công thức Kelly tính toán tỷ lệ tối ưu mà bạn nên đặt cược mỗi lượt chơi để đem lại lợi thế cho khoản cược.

Công thức tiêu chuẩn Kelly: Kelly% = W – [(1-W)/R]

Trong đó: 
+ W: tỷ lệ giao dịch chiến thắng, hay xác suất chiến thắng của giao dịch
+ R (win/loss): tỉ lệ giữa lợi nhuận/thua lỗ.

Nhà chiến lược đầu tư Michael Mauboussin của quỹ tương hỗ Legg Mason gần đây đã viết một nghiên cứu về Công thức Kelly, trong đó ông sử dụng minh hoạ sau: giả sử người ta đề nghị bạn tung đồng xu, nếu kết quả là mặt ngửa, bạn nhận được 2 đô la, còn nếu là mặt sấp, bạn mất 1 đô la. Bạn nên đặt cược bao nhiêu trong ngân quỹ của mình đối với tỷ lệ cược này?
Theo Công thức Kelly: 
+ Tỷ lệ giao dịch chiến thắng, W = 0,5
+ Thắng được 2$, thua mất 1$ do vậy, tỷ lệ R = 2/1 = 2
=> Kelly = 0,5 - [(1-0,5)/2] = 0,25 = 25%
Do vậy, Công thức Kelly khuyên bạn đặt cược 25% mỗi lần chơi.

Độc giả hứng thú với chủ đề này cũng có thể đọc nghiên cứu của Edward Thorp, “Tiêu chuẩn Kelly trong Blackjack, Đặt cược Thể thao và Thị trường Chứng khoán.” Trong ví dụ đầu tiên, câu trả lời là 89,4% của ngân quỹ 10.000 đô la hay 8.940 đô la.

Warren Buffett đã áp dụng công thức Kelly như thế nào?

Cược “đậm” khi bạn dành lợi thế áp đảo trong tỷ lệ cược là ý niệm Warren Buffett và Charlie Munger luôn tán thành. Vào tháng Mười một năm 1963, Buffett đầu tư 40% tài sản của Buffett Partnership vào một doanh nghiệp duy nhất là American Express (AmEx) mà không có quyền kiểm soát hay lên tiếng. Vì hầu như toàn bộ giá trị tài sản ròng thanh khoản của ông đều nằm trong Buffett Partnership, ông đặt 40% tài sản ròng cá nhân vào AmEx.
Vào thời điểm đó, Buffett Partnership quản lý khoảng 17,5 triệu đô la. Theo đó, khoảng 7 triệu đô la được đầu tư vào cổ phiếu American Express và người ta đã chứng kiến cảnh giá cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm xuống một nửa ngay trước thềm Buffett ồ ạt mua vào.
American Express chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng dầu dấm. Công ty đã cho vay ký quỹ 60 triệu đô la bao gồm một kho chứa đầy các thùng dầu dấm. Sau đó người ta phát hiện các thùng chủ yếu chứa nước biển và nghi vấn người đi vay bị phá sản.
American Express thông báo lỗ 60 triệu đô la, và giá cổ phiếu của nó ngay lập tức giảm đi một nửa. Vào thời điểm đó, với tổng vốn hóa thị trường đạt khoảng 150 triệu đô la, 60 triệu đô la giáng một đòn chí mạng lên bảng cân đối của AmEx.
Buffett cẩn trọng phân tích tình hình và cho rằng, miễn niềm tin với séc du lịch và thẻ thanh toán của American Express không bị ảnh hưởng, giá trị nội tại của công ty vẫn cao hơn đáng kể so với giá hiện thời. Nhìn thấy bất lợi gần như không có mà triển vọng lại to lớn, ông mạnh tay đặt khoản cược chưa từng có trong tiền lệ. Đó là 40% tài sản ròng vào một doanh nghiệp bê bối đình đám và bị giật tít xấu hàng ngày. Tỷ lệ cược trong khoản cược này là bao nhiêu? Nếu chúng ta biết tỷ lệ cược, chúng ta có thể áp dụng Công thức Kelly và kiểm tra tính hợp lý của khoản cược.
Tôi không nghĩ Buffett từng trực tiếp trả lời cho câu hỏi này, nhưng có một số manh mối cho thấy có nằm trong những lá thư ông gửi cho các đối tác từ năm 1964 đến năm 1967:
Chúng ta có thể đầu tư tới 40% giá trị tài sản ròng của mình vào một cổ phiếu duy nhất. Trong đó phải kết hợp điều kiện là cơ sở lập luận và lý lẽ của chúng ta chính xác với xác suất cực cao, cộng thêm khả năng những yếu tố làm thay đổi giá trị cơ sở của khoản đầu tư cực thấp.
Rõ ràng chúng ta sẽ chỉ đầu tư 40% vào những tình huống hiếm gặp – tất nhiên dịp hiếm hoi này là móc nối khiến chúng ta cần chú tâm cược đậm hễ nhìn thấy cơ hội như vậy. Có lẽ chúng ta chỉ có năm hoặc sáu tình huống đặt cược trên 25% trong lịch sử phát triển suốt chín năm của công ty hợp danh. Những tình huống như vậy đều hứa hẹn hiệu quả vượt trội đáng kể.
Chúng cũng sẽ phải sở hữu những yếu tố định tính và/hoặc định lượng vượt trội mà khả năng thua lỗ vĩnh viễn ở mức tối thiểu.
Trong việc lựa chọn mức giới hạn đầu tư chung cho bất kỳ khoản đầu tư nào, tôi cố gắng giảm trừ khả năng khoản đầu tư khiến kết quả danh mục đầu tư của chúng ta thấp hơn 10% so với chỉ số Dow.
Lưu ý ngôn từ Buffett sử dụng. Ông không nói về các khoản cược chắc chắn – tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng thua lỗ. Ông bám vào tỷ lệ cược và không do dự đặt cược lớn khi tỷ lệ cược nghiêng về lợi thế của mình. Sau ba năm, Buffett tạo ra lợi nhuận gấp hai hoặc ba lần so với khoản đầu tư ban đầu vào American Express.
Bí quyết của nhà đầu tư Dhandho là cược ít, cược lớn, không cần cược thường xuyên; và công thức Kelly hỗ trợ cho giả thuyết này. Cách tiếp cận này mang hiệu quả cao trong đầu tư thụ động đối với thị trường chứng khoán. Cuối cùng, như Charlie Munger thường nói, “Đảo ngược, luôn đảo ngược!” (“Invert, Always Invert!”) Nếu chúng ta kiểm tra thành tích đầu tư của những người đặt nhiều khoản cược lắt nhắt và thường xuyên thì có thể tiên đoán được kết quả thảm hại.
(Nguồn: Mohnish Pabrai - Nghệ thuật đầu tư Dhandho)