.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách hay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sách hay. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 3, 2022

Kim cương thì rất cứng và luôn được khát khao

0 đánh giá

Tôi đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm rộng rãi thành sách Thực chiến đầu tư tối ưu chỉ số ở Việt Nam, không hề giấu diếm, không hề thủ miếng ăn riêng.

Tôi bảo họ đầu tư chỉ số đi, đầu tư VnDiamond đi.
Họ chê, họ bảo mấy con chỉ số này chậm như con rùa, nhúc nhích tăng giảm tý xíu. Chán chết. Không phê. Phải mua con nào tăng trần, giảm sàn mới phê. Ăn 1 tuần 20% mới sướng, thế mới bõ công đầu tư.
2 năm trôi qua, biết bao thăng trầm, nhìn lại chart càng thấy:
Kim cương cứng thật.
Kim cương mãi đỉnh
Và trong dài hạn, Kim cương sẽ còn tiếp tục phá đỉnh khi nền kinh tế Việt Nam còn tăng trưởng. Đơn giản vậy thôi.

Phạm Đức Thanh
(28/3/2022 - ngày Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị cấm xuất cảnh 1 tháng)



28 thg 5, 2021

Giới thiệu sách: "Thực chiến đầu tư tối ưu chỉ số ở Việt Nam"

0 đánh giá



Kinh nghiệm thực chiến 13 năm chiến thắng thị trường chứng khoán được đúc rút trong một cuốn sách nhỏ chỉ 132 trang.


        "Không dài dòng về lý thuyết, cuốn sách nhỏ này là những câu chuyện thực tế, những bài học và kinh nghiệm thực chiến trong đầu tư chứng khoán đã phải trả giá bằng rất nhiều tiền cho thị trường.

11 thg 10, 2020

Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard - Cái gì làm cho chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh suốt đời?

0 đánh giá


Điều gì khiến bạn sống hạnh phúc và khoẻ mạnh? Không ít người cho rằng, chính là danh tiếng và tiền bạc.

Nhưng theo chuyên gia tâm thần học Robert Waldinger, đó là những lý do sai lầm. Là giám đốc đương nhiệm của Nghiên cứu Phát triển trưởng thành của ĐH Harvard – một nghiên cứu kéo dài 75 năm và cũng là một trong những nghiên cứu dài nhất trong lịch sử, Waldinger được tiếp cận với nguồn dữ liệu chưa từng có về chủ đề hạnh phúc thực sự. Trong bài thuyết trình này, ông chia sẻ 3 bài học quan trọng được rút ra từ nghiên cứu. Bài thuyết trình nhận được hơn 23 triệu lượt xem trên diễn đàn TED.

Dưới đây là trích đoạn bài thuyết trình của ông.


Điều gì giúp chúng ta sống khỏe mạnh và hạnh phúc?

Nghiên cứu về sự phát triển của con người do ĐH Harvard thực hiện – có lẽ là nghiên cứu dài nhất về đời người – đã tìm được câu trả lời. Suốt 75 năm, chúng tôi đã theo dõi cuộc sống của 724 người, từ năm này qua năm khác, tìm hiểu về công việc, cuộc sống gia đình và sức khỏe của họ, và tất nhiên là dõi theo tất cả mọi thứ mà không hề biết câu chuyện cuộc đời họ sẽ ra sao.

Những nghiên cứu như thế này cực kỳ hiếm. Hầu hết các dự án kiểu như thế này đều đổ bể vì quá nhiều người bỏ nghiên cứu, tài trợ cho nghiên cứu bị cạn kiệt, hoặc các nghiên cứu viên bị phân tâm, qua đời và không có ai kế thừa. Nhưng bằng cả may mắn và sự kiên trì của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, công trình này vẫn sống sót. Khoảng 60 người trong số 724 đối tượng nghiên cứu ban đầu vẫn còn sống, vẫn đang tham gia vào nghiên cứu và hầu hết họ đều đang ở độ tuổi 90. Và bây giờ chúng tôi đang bắt đầu nghiên cứu hơn 2.000 con cháu của những người này. Tôi là giám đốc thứ tư của nghiên cứu này.

Từ năm 1938, chúng tôi đã theo dõi cuộc sống của 2 nhóm người. Nhóm đầu tiên bắt đầu tham gia nghiên cứu khi họ là sinh viên năm thứ 2 tại ĐH Harvard. Tất cả họ đều tốt nghiệp đại học trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, sau đó hầu hết phục vụ trong cuộc chiến. Nhóm thứ 2 là một nhóm nam sinh tới từ khu dân cư nghèo nhất của Boston. Chúng được chọn lựa cho nghiên cứu vì chúng đến từ những gia đình khó khăn và thiệt thòi nhất ở Boston vào những năm 1930. Hầu hết sống trong những căn nhà tập thể, nhiều nơi không có nước nóng lạnh.

Khi tham gia nghiên cứu, tất cả đều được phỏng vấn. Chúng được khám sức khỏe. Chúng tôi đã về nhà họ, phỏng vấn bố mẹ họ. Sau đó, bọn trẻ trưởng thành và bước vào mọi tầng lớp của xã hội. Chúng trở thành công nhân nhà máy, luật sư, thợ xây, bác sĩ, trong đó có 1 Tổng thống Mỹ. Một số nghiện rượu. Một số bị tâm thần phân liệt. Một số từ nghèo khó leo lên các vị trí cao của xã hội, một số đi theo hướng ngược lại.

Trong những giấc mơ hoang đường nhất của mình, những người sáng lập ra nghiên cứu này sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng tôi sẽ đứng ở đây ngày hôm nay, 75 năm sau, để nói với các bạn rằng nghiên cứu này vẫn còn tiếp tục. Cứ 2 năm một lần, đội ngũ nghiên cứu đầy kiên trì và nhiệt huyết của chúng tôi lại nhấc điện thoại để hỏi xem liệu chúng tôi có thể biết thêm thông tin về cuộc sống của họ.

Nhiều người ở nhóm Boston ngày xưa hỏi: “Tại sao các ông vẫn muốn nghiên cứu về tôi? Cuộc sống của tôi chẳng có gì thú vị”. Còn nhóm người tốt nghiệp Harvard thì chưa bao giờ hỏi câu hỏi đó.

Để có được bức tranh rõ ràng nhất về cuộc sống của họ, chúng tôi không chỉ gửi cho họ những câu hỏi. Chúng tôi còn phỏng vấn họ trong phòng khách. Chúng tôi được nhận hồ sơ y tế từ bác sĩ của họ. Chúng tôi còn lấy mẫu máu, quét não và nói chuyện với con cái họ. Chúng tôi ghi hình họ nói chuyện với vợ về những mối quan tâm sâu sắc nhất. Cách đây khoảng một thập kỷ, cuối cùng chúng tôi cũng hỏi các bà vợ rằng có muốn tham gia nghiên cứu này, nhiều người đã nói: “Khi nào thì bắt đầu?”

Vậy, chúng tôi đã thu được những gì? Bài học rút ra từ 10 ngàn trang thông tin mà chúng tôi thu được từ cuộc sống của những người này là gì? Chà, bài học không phải là sự giàu có, danh tiếng hay làm việc chăm chỉ. Thông điệp rõ ràng nhất mà chúng tôi nhận được từ nghiên cứu dài 75 năm nay là: Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn.

Chúng tôi rút ra 3 bài học lớn về các mối quan hệ. 

Thứ nhất là những kết nối xã hội thực sự tốt cho chúng ta, và nó sẽ giết chết sự cô đơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có kết nối tốt hơn với người thân, bạn bè, cộng đồng sẽ hạnh phúc hơn. Họ cũng khỏe mạnh hơn về mặt thể chất. Họ sống lâu hơn những người có ít mối quan hệ tốt. Trải nghiệm của sự cô đơn sẽ trở nên có hại. Những người bị cô lập cảm thấy mình ít hạnh phúc hơn, sức khỏe bị giảm sút ở giai đoạn đầu tuổi trung niên, chức năng não của họ suy giảm sớm hơn và tuổi thọ của họ ngắn hơn những người không cô đơn. Và thực tế đáng buồn là, ở bất kỳ thời điểm nào, cũng có hơn 1/5 người Mỹ cho biết họ là người cô đơn.

Chúng tôi biết rằng bạn có thể cảm thấy cô đơn khi ở giữa đám đông, hay trong một cuộc hôn nhân. Vì thế, thông điệp lớn thứ hai mà chúng tôi rút ra là vấn đề không phải số lượng bạn bè mà bạn có, không phải là bạn có một mối quan hệ thân thiết hay không, mà là chất lượng mối quan hệ đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng sống giữa xung đột thực sự không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ví dụ như, những cuộc hôn nhân nhiều xung đột mà không có nhiều cảm xúc sẽ rất tệ cho sức khỏe, thậm chí còn tệ hơn là ly hôn. Còn sống giữa những mối quan hệ tốt đẹp, ấm cúng thì ngược lại.

Khi theo dõi những đối tượng nghiên cứu suốt cuộc đời họ đến năm 80 tuổi, chúng tôi muốn nhìn lại họ ở thời trung niên. 

Bài học lớn thứ 3 mà chúng tôi rút ra là mối quan hệ tốt không chỉ bảo vệ cơ thể chúng ta, mà còn bảo vệ não bộ của chúng ta. Những mối quan hệ tốt này không cần phải lúc nào cũng êm đẹp. Một số cặp vợ chồng sống đến đầu bạc răng long có thể cãi nhau rất nhiều, nhưng miễn là họ cảm thấy có thể thực sự trông cậy vào nhau khi cuộc sống trở nên khó khăn, thì những cuộc tranh cãi đó cũng không ảnh hưởng đến ký ức của họ.

Suốt 75 năm qua, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người sống tốt nhất là những người nghiêng vào các mối quan hệ, với gia đình, với bạn bè, với cộng đồng.

Tôi muốn kết lại bằng một câu nói của Mark Twain. Cách đây hơn một thế kỷ, ông đã nhìn lại cuộc đời mình và viết rằng: “Vì cuộc sống quá ngắn ngủi, nên không có thời gian cho những xung đột, những lời xin lỗi, những điều làm tổn thương, những ganh đua. Chỉ có thời gian cho tình yêu thương, vì thế hãy nói ra vì điều đó”.

Cuộc sống tốt đẹp được xây dựng bằng những mối quan hệ tốt đẹp.

Xin cảm ơn.

Nguyễn Thảo – Thuý Nga 

10 thg 1, 2020

Từ TỐT đến VĨ ĐẠI - Jim Collins

0 đánh giá

Lối sống tối giản của người Nhật - Sasaki Fumio

0 đánh giá

15 thg 8, 2019

Cha giàu, cha nghèo (tập 1)

0 đánh giá




 


8 thg 1, 2018

“The Warren Buffett Way” - Làm thế nào để nhà đầu tư có thể tạo ra một Đô la từ 50 xu?

0 đánh giá
Trong cuốn sách “The Warren Buffett Way”, tác giả đã chắt lọc những nguyên lý không hề thay đổi qua thời gian và là kim chỉ nam cho triết lý đầu tư của thiên tài lỗi lạc Warren Buffett vượt qua mọi hoàn cảnh và mọi thị trường. Giá trị lâu bền trong tác phẩm của Robert chính là vì nó có mục đích rõ ràng. Mặc dù cuốn sách nói về phương pháp đầu tư, nhưng về cơ bản nó tập trung chủ yếu vào các nguyên lý đầu tư. Và các nguyên lý thì không bao giờ thay đổi.

10 thg 10, 2017

CÚ HÍCH - Sách của Nobel kinh tế 2017 đã có ở Việt Nam

TTO - Công trình đoạt giải Nobel kinh tế năm nay đã chỉ ra rằng những người đưa ra các quyết định về tài chính không phải lúc nào cũng lý trí, mà thật ra rất bản năng, "rất người".


17 thg 9, 2015

Nhà đầu tư thông minh - Benjamin Graham

17 thg 10, 2013

Phương pháp "Đầu tư giá trị chỉ số"

0 đánh giá



Dành tặng những người tạm thời chưa thắng được chỉ số VNIndex

5 thg 9, 2013

Ngay cả Buffett cũng không hoàn hảo

0 đánh giá
Quyển sách sẽ giúp bạn thấy những chiến lược đầu tư tốt và chưa tốt của Buffett, trên nền tảng kiến thức về những rủi ro gắn liền với các loại chiến lược đầu tư đa dạng, mang lại cơ hội thành công.Để trở thành một nhà đầu tư thành công, bạn phải có kiến thức vững vàng và điểm khởi đầu tốt nhất chính là xem xét những chiến lược đầu tư của Buffett.

20 thg 10, 2010

Sai lầm của nhà đầu tư nhỏ

0 đánh giá
Nhà đầu tư mới muốn tham gia thị trường. Theo tôi đầu tiên hãy đọc cuốn sách "dân gian" truyền mạng "SAI LẦM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NHỎ". Ở đó hội tụ đủ các sai lầm cơ bản, kinh điển mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng mắc phải. Ngay cả nhũng NĐT kinh nghiệm trước các cán dỗ của trị trường đôi khi vẫn đánh mất mình và lai mắc phải sai lầm. Chúc mọi người thành công!



>>> Tải sách về tại đây

Phương pháp mua VN Index

1 đánh giá