20 thg 12, 2023
6 thg 4, 2022
24 thg 4, 2021
Vừa xem phim vừa học sẽ là một cách dễ dàng và hiệu quả hơn cho chúng ta khi mới chân ướt chân ráo làm quen với lĩnh vực này. Những bộ phim sau sẽ giúp các nhà đầu tư tiềm năng tiếp cận với tài chính cũng như cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán.
17 thg 4, 2021
1. ROA là gì?
Thuật ngữ này được rất nhiều người quan tâm. ROA (Return on Assets) được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này có chức năng đo lường mức sinh lợi của doanh nghiệp với khối tài sản của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì ROA là chỉ số cho biết doanh nghiệp sử dụng tài sản kiếm được lợi nhuận như thế nào.
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản của doanh nghiệp
Rất nhiều người nhầm lẫn ROA và ROE. Tuy nhiên, 2 chỉ số này là hoàn toàn khác nhau. ROE là gì? Thuật ngữ này được hiểu là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ số hữu. Đây là tỷ số vô cùng quan trọng đối với những cổ đông. ROE có chức năng đo lường khả năng sinh lợi trên đồng vốn của những cổ đông thường.
Công thức tính tỷ số ROE: “Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường”
Tỷ số ROE cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng những đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả. Họ đã cân đối hài hòa giữa vốn vay và vốn cổ đông để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn để phát triển, mở rộng quy mô.
2. ROA có ý nghĩa như thế nào?
ROA đóng vai trò như thước đo hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lợi nhuận. Qua chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả không, kiếm được bao nhiêu tiền, 1 đồng tài sản được hưởng lãi bao nhiêu.
Bên cạnh đó, chỉ số này cũng cung cấp thông tin về những khoản lãi sinh ra từ số tài sản. Đây chính là lý do ROA được gọi là con số biết nói của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với công ty cổ phần thì chỉ số này lại có sự khác biệt. ROA của những công ty này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nhất định. Do đó, các chuyên gia cho rằng nên dùng ROA để làm thước đo so sánh các công ty với nhau.
Cách tốt nhất là theo dõi, so sánh ROA của từng doanh nghiệp của mỗi năm. Ngoài ra, cũng nên so sánh chỉ số này của những doanh nghiệp có sự tương đồng về quy mô, ngành kinh doanh. Trên sàn chứng khoán, ROA đóng vai trò quan trọng, nó cho biết cổ phiếu của doanh nghiệp nào được ưa chuộng hơn.
3. Tìm hiểu về chỉ số ROA tốt
So với ROE thì chỉ số ROA ít được quan tâm hơn. Theo tiêu chuẩn chung, với những doanh nghiệp có chỉ số ROA trên 7.5% được đánh giá là có đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, ROA của 1 năm không nói lên tất cả. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số này trong 3 năm liên tục. Không ít chuyên gia nhận định rằng, trong 3 năm liền, nếu ROA >= 10%/ thì doanh nghiệp mới được coi là tài chính ổn, hoạt động tốt.
10 thg 4, 2021
1. Chỉ số ROE là gì?
ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn.
Hiểu một cách đơn giản, bạn bỏ tiền ra để đầu tư một mã cổ phiếu, sau 12 tháng bạn thu về một khoản tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra.
Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của nhà đầu tư sử dụng để đầu tư một cổ phiếu nào đó
Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế có trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.
2. Chỉ số ROE cho ta biết điều gì?
Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.
Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.
Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :
- ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
- ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.
Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.
Tóm lại: ROE = hiệu quả sử dụng vốn
3. Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
Chỉ số ROE là một trong những tiêu chí mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế hay không. Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, một doanh nghiệp đáng để đầu tư thường có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%. Ví dụ như:
- Warren Buffett, ông cho rằng đây là tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn công ty. Theo ông, một công ty hiệu quả là một công ty có chỉ số ROE >= 15%.
- Phương pháp CANSLIM của Wiliam O’Neil cũng đưa ra tiêu chí rằng chỉ số ROE của doanh nghiệp cũng cần đáp ứng tối thiểu 15%.
Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét chỉ số ROE trong một năm riêng lẻ mà nên quan sát trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư chứng khoán mới chắc chắn.
Nói tóm lại, ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm thì được đánh giá doanh nghiệp làm ăn hiệu quả
Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm xu hướng của ROE qua các năm, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm. Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.
Tuy nhiên bạn bạn cũng cần quan sát thêm các yếu tố tác động đến ROE để phân tích. Chẳng hạn như yếu tố thị trường, ví dụ như trong năm 2020 vừa rồi cả thị trường chịu tác động của đại dịch Covid-19 khiến chỉ số của nhiều doanh nghiệp ROE giảm.
Tóm lại : ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.
4. Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE
Không nên quá coi trọng chỉ số ROE mà bỏ qua các hệ số/ chỉ số khác. Bạn cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để đánh giá chính xác và hiệu quả hơn.
Chỉ số ROE hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó nhà đầu tư sẽ “mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu.
Nhìn chung, chỉ số ROE là một trong những cổ phiếu quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán giúp lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
Investing.vn
19 thg 8, 2020
Chỉ số Buffett thị trường Mỹ (1950 - 8/2020) |
Chỉ số Buffett là một thước đo đơn giản được Warren Buffett đặc biệt yêu thích, dùng để đánh giá mức định giá của thị trường chứng khoán tại một thời điểm.
Warren Buffett và đội ngũ nghiên cứu đầu tư tại Berkshire Hathway sử dụng rất nhiều thước đo khác nhau khi đánh giá thị trường và ra quyết định đầu tư. Tuy vậy trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune vào năm 2001, Warren Buffett đặc biệt nhắc tới một chỉ số như là “thước đo đơn lẻ tốt nhất về định giá thị trường cổ phiếu tại một thời điểm bất kỳ”. Thước đo này do vậy được cộng đồng đầu tư đặt cho biệt danh “Chỉ số Buffett”.
Chỉ số Buffett là gì?
Chỉ số Buffett bằng tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu chia cho số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần nhất.
Chỉ số Buffett bằng 50% tức là giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của một quốc gia bằng 50% GDP năm gần nhất của quốc gia đó.
Chi số này có đáng tin cậy không?
Trước hết cần phải nói rõ rằng không có thước đo nào là chính xác 100% trong việc dự đoán khủng hoảng, hồi phục, nhịp điều chỉnh trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy nhìn chung, chỉ số Buffett thường đạt đỉnh sau khi thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nóng và xuống đáy sau khi thị trường ảm đạm.
Quy tắc chung với thị trường chứng khoán Mỹ là: nếu chỉ số Buffett giảm xuống dưới 80%-90% thì theo tham chiếu lịch sử, cổ phiếu đang rẻ; ngược lại khi chỉ số này tăng lên trên 100%, cổ phiếu có vẻ đang đắt.
Để so sánh, trước khi bong bóng công nghệ (dot-com bubble) xì hơi năm 2000, chỉ số Buffett tại Mỹ đạt đỉnh 145%. Trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 nổ ra, chỉ số này cũng lên tới 110%.
Điều cần lưu ý
Thứ nhất, việc chỉ số Buffett cho thấy cổ phiếu đang rẻ không có nghĩa rằng giá đã chạm đáy và sẽ quay đầu đi lên. Cổ phiếu đang rẻ vẫn có thể rẻ hơn. Ngược lại, chỉ số Buffett cao (như hiện nay) không có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ không tăng tiếp. Nói cách khác, chỉ số Buffett chỉ cho nhà đầu tư biết định giá cổ phiếu hiện nay ra sao so với lịch sử. Chỉ số này không có tác dụng dự đoán đỉnh-đáy.
Thứ hai, chỉ số Buffett cũng bị ảnh hưởng bởi việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt với thị trường Việt Nam. Khi mức độ cổ phần hóa cao thì tỷ lệ vốn hóa cổ phần các công ty so với GDP sẽ có tỷ lệ cao dần lên.
2 thg 8, 2020
1. Thời gian đặt lệnh chứng khoán:
Bắt đầu từ 9h00 đến 14h45, nghỉ trưa từ 11h30’ đến 13h00. Cụ
thể:
Sàn HSX (Hồ Chí Minh):
Phiên mở cửa (ATO): 9h00-9h15
Phiên liên tục buổi sáng: 9h15-11h30
Phiên liên tục chiều: 13h00-14h30
Phiên đóng cửa (ATC): 14h30-14h45
Sàn HNX (Hà Nội):
Buổi sáng: Phiên liên tục kéo dài
9h00-11h30
Buổi chiều: Tương tự sàn HSX.
2. Các lệnh thường sử dụng ở các phiên giao dịch:
Tại phiên định kỳ: lệnh ATO, ATC được ưu
tiên trước
Tại phiên liên tục: lệnh thị trường MP
được ưu tiên trước.
Lệnh thường dùng nhất: Lệnh LO – thích
mua bán giá nào thì đặt giá đó.
3. Cách đặt lệnh Mua/Bán:
Từ "Danh sách theo dõi" ví dụ như dưới đây, cần thực
hiện giao dịch mã cổ phiếu nào thì nhấp vào mã cổ phiếu đó:
4. Lệnh LO - Lệnh giới hạn
Lệnh LO – (Limit Order) là lệnh mua bán cổ phiếu tại một
mức giá xác định hoặc tốt hơn.
Lệnh LO ghi giá cụ thể, hiệu lực từ khi đặt lệnh đến hết
ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ. Ai mua giá cao hơn thì được ưu
tiên đặt trước, ai bán giá thấp hơn thì được ưu tiên đặt trước.
Ví dụ 1: MUA E1VFVN30, giá 13.6, khối lượng 1000 cổ phiếu
5. Lệnh MP - Lệnh thị trường:
Lệnh thị trường là lệnh mua bán ở bất cứ giá nào tại thời
điểm giao dịch.
Bên mua chấp nhận mua với bất cứ giá nào
Bên bán chấp nhận bán với bất cứ giá nào
Được sử dụng trong phiên giao dịch liên tục
6. Lệnh ATO, ATC – giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định
Lệnh ATO (At The Openning) xác định giá khởi đầu trong
phiên mở cửa, bản chất giống lệnh thị trường nhưng chỉ ở phiên
mở cửa.
Lệnh ATC (At The Closing) xác định giá kết thúc ngày
trong phiên đóng cửa, giống lệnh thị trường nhưng chỉ ở phiên đóng cửa.
Lệnh ATO và lệnh ATC chỉ áp dụng trong phiên giao dịch định
kỳ (14h30 - 14h45).
Ví dụ 3: MUA E1VFVN30, giá ATC, khối lượng 1000 cổ phiếu
6 thg 6, 2019
Công thức tiêu chuẩn Kelly: Kelly% = W – [(1-W)/R]
Warren Buffett đã áp dụng công thức Kelly như thế nào?
28 thg 5, 2018
Với bản nâng cấp này, việc ra quyết định đầu tư: Mua/Nắm giữ/Bán được định lượng hoàn toàn và không bị chi phối bởi các đồ thị. Hay nói cách khác, việc ra quyết định giờ đây không cần phải nhìn chart (nơi có vô vàn bẫy được giăng).
27 thg 10, 2017
1. Chọn đúng đường MA khi trade
26 thg 10, 2017
Các bước để đầu tư chứng khoán hiệu quả |
2 thg 8, 2017
30 thg 12, 2016
1. MACD – Chỉ báo tối ưu để chọn thời điểm?
2. Phạm vi đề cập
3. Thành phần cơ bản của MACD
24 thg 12, 2016
22 thg 12, 2016
5 thg 8, 2016
Những người nổi tiếng cũng như người bình thường, họ kiếm tiền và đôi khi tiêu chúng vào các khoản đầu tư xấu.
Đầu tư theo cảm tính khiến nhiều người nổi tiếng và giàu có rơi vào tình trạng nợ nần. Ảnh: Reuters.
|