.

20 thg 12, 2023

Chỉ báo Stochastic RSI là gì? Ứng dụng chỉ báo Stochastic RSI trong giao dịch chứng khoán ngắn hạn

0 đánh giá


1. Chỉ báo Stochastic được phát minh vào cuối những năm 1950 bởi tiến sĩ George C. Lane và là một trong những chỉ báo phổ biến nhất được sử dụng trong Forex, chỉ số và giao dịch chứng khoán.

Chỉ báo Stochastic RSI (hay viết tắt là StochRSI) là một chỉ báo dao động động lượng đo lường mức RSI so với mức cao-thấp của nó trong một khoảng thời gian. Nó sử dụng công thức Stochastics vào những giá trị RSI, và điều đó làm chỉ báo Stochastic RSI là một chỉ báo đặc biệt vì nó là chỉ báo của chỉ báo. Chỉ báo Stochastic RSI trên lý thuyết dao động từ khoảng 0 đến 1 nhưng có những biểu đồ hiển thị khoảng dao động là từ 0 đến 100.

2. Phân tích chỉ báo Stochastic RSI

Vì chỉ báo Stochastic RSI là một chỉ báo của chỉ báo, tức là nó được làm ra từ đường giá qua 2 bước biến đổi, thứ nhất là biến đổi từ giá thành chỉ báo RSI và thứ 2 là biến đổi từ RSI thành Stochastic RSI nên nhìn chung biểu đồ Stochastic RSI khá khác so với biểu đồ giá gốc.

Chỉ báo RSI là một chỉ báo dao động động lượng nên nó cũng mang đặc điểm của bộ chỉ báo này. Đầu tiên, chúng ta có thể có tín hiệu quá mua hoặc quá bán từ chỉ báo. Mức 80 là mức quá mua còn mức 20 là mức quá bán. Chúng ta cũng có thể sử dụng chỉ báo để tìm những xu hướng ngắn hạn. Chúng ta có thể coi mức 50 là đường trung tâm và khi chỉ báo ở trên mức 50 trong một khoảng thời gian thì có thể coi chứng khoán đang ở trong xu hướng tăng và ngược lại khi chỉ báo ở dưới mức 50 trong một khoảng thời gian thì có thể coi chứng khoán đang ở xu hướng giảm. Chúng ta cũng có thể kết hợp những đường trung bình động để việc tìm xu hướng ngắn hạn dễ dàng hơn.

3. Cấu tạo của Stochastic Oscillator

Chỉ báo Stochastic Oscillator được cấu tạo từ 2 đường dao động đó là %K và % D. 

Đường %K (màu xanh) là đường dao động chính được Lane đặt tên ngẫu nhiên vì khá gần với phạm vi giá đang xét. 

Đường %D (màu cam) là đường trung bình động được tính toán theo SMA3 của đường %K. Do vậy, đường %D sẽ có độ trễ đáng kể so với đường %K.

Đường biên: Đường biên dưới 20 và đường biên trên là 80 (có thể tùy chỉnh 75-25, 70-30 hoặc 85-15). Giá vượt qua đường biên 80 cho thấy thị trường đang trong trạng thái quá mua. Còn khi giá vượt qua đường biên 20, thị trường đang rơi vào tình trạng quá bán. 

Thông thường, đường %K phản ánh giá trị thực của hành động giá. Trong khi đó, đường %D là đường trung bình SMA được tính toán dựa trên dữ liệu của đường %K. Trader thường dựa vào tín hiệu của đường nhanh (%K) và phân kỳ của đường trung bình chậm (%D) để xác định vùng quá mua, quá bán & thực hiện lệnh.


Cách tính chỉ số Stochastic Indicator, áp dụng theo công thức sau:

%K = 100 [(C – L14) / (H14 – L14)]

Trong đó:

C là giá đóng cửa hiện tại

L14 là mức giá thấp nhất trong 14 phiên giao dịch trở lại

H14 là mức giá cao nhất trong vòng 14 phiên giao dịch gần nhất

% K: Tỷ giá thị trường gần nhất cho cặp tiền tệ

% D = Đường trung bình động 3 kỳ (SMA) của % K. Nó còn được gọi là đường “Stochastic slow” do phản ứng chậm hơn với những thay đổi giá thị trường so với % K.

4. Ứng dụng chỉ báo Stochastic RSI trong giao dịch chứng khoán

4.1 Xác định điểm Quá mua/Quá bán

Điều đầu tiên trước khi chúng ta xác định vùng quá mua và quá bán thì chúng ta cần phải xác định xu hướng trước vì chúng ta nên giao dịch theo xu hướng mạnh hơn. Chỉ báo Stochastic RSI 14 ngày có thể được coi là một chỉ báo ngắn hạn nên việc tìm xu hướng trung hạn là quan trọng khi chúng ta tìm kiếm vùng quá mua và quá bán.

Biểu đồ ở bên trên của SSI sử dụng 2 đường trung bình mũ EMA10 và EMA60 để có thể xác định được xu hướng của SSI trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2021. Chúng ta có thể nhìn thấy phần lớn thời gian thì đường EMA10 nằm trên đường EMA60 nên có thể coi chứng khoán đang ở trong một xu hướng tăng ở trung hạn. Trong một xu hướng tăng thì chúng ta nên ưu tiên tìm tín hiệu quá bán hơn quá mua vì nó chính là tín hiệu cho thấy chứng khoán có thể có nhịp hồi lại để tiếp tục xu hướng tăng.

Trong ví dụ ở bên dưới, chỉ báo Stochastic RSI đã ở vùng quá bán 6 lần và vì ở trong một xu hướng tăng nên nó chỉ ở trong vùng quá bán một khoảng thời gian ngắn rồi bật lại ngay lên trên. Có một điều khá chắc chắn chính là cùng một thời điểm này thì RSI 14 ngày sẽ không có nhiều tín hiệu quá bán bằng Stochastic RSI, đó chính là điểm hơn của chỉ báo này. Tuy vậy thì chúng ta cũng cần phải cẩn thận với những tín hiệu quá bán bằng cách phân tích những tín hiệu khác của kỹ thuật ví dụ như giá vượt qua đường EMA 10 hay chỉ báo vượt qua mốc trung tâm là mốc 50.

4.2 Xác định xu hướng giá ngắn hạn

Tiếp tục với một ví dụ khác về chỉ báo Stochastic RSI nhưng ở trong một xu hướng giảm. Tương tự với ví dụ trên thì biểu đồ của HCM ở bên dưới cũng sử dụng 2 đường EMA 10 và EMA 60 để xác định xu hướng thì chúng ta có thể thấy đường EMA 10 nằm bên dưới đường EMA 60 trong phần lớn khoảng thời gian nên chúng ta có thể coi chứng khoán đang ở trong một xu hướng giảm.

Trong trường hợp ở trong một xu hướng giảm, chúng ta cần chú ý hơn tín hiệu quá mua. Từ đầu năm 2022 đến tháng 7/2022 có 4 tín hiệu quá mua và những tín hiệu này cho chúng ta biết rằng nhịp hồi từ vùng quá bán có thể sẽ kết thúc sớm. Tín hiệu này sẽ được xác nhận chuẩn hơn, chính xác hơn khi nó đi xuống dưới mốc trung tâm là mốc 50. Chúng ta cũng có thể tìm tín hiệu xác nhận kết thúc xu hướng giảm bằng tín hiệu giao cắt xuống dưới đường EMA 10.

5. Kết luận

Tóm lại, chỉ báo Stochastic RSI là một chỉ báo của chỉ báo RSI. Điều khiến Stochastic RSI đặc biệt chính là bởi nó là một chỉ báo vô cùng nhạy bén và có thể tạo được nhiều tín hiệu, giúp ích cho việc giao dịch ngắn hạn. Chúng ta có thể lấy tín hiệu của chỉ báo Stochastic RSI thông qua vùng quá mua, quá bán và vị trí của nó so với đường trung tâm là mốc 50. Tuy có những ưu điểm nhưng chúng ta cũng nên cẩn thận với chỉ báo này.

Cũng giống như những chỉ báo khác, chúng ta cần phải kết hợp với những khía cạnh khác của kỹ thuật ví dụ như sử dụng đường trung bình, phá vỡ hỗ trợ/kháng cự, mẫu hình nến,... Ngoài ra chúng ta cũng có thể kết hợp với những chỉ báo khác ví dụ như chỉ báo OBV, ADL. Đây là những chỉ báo dựa vào khối lượng và chúng có thể là sự bổ sung trong việc sử dụng chỉ báo dao động động lượng. Việc thử và tùy chỉnh các cài đặt của Stochastic RSI cũng có thể giúp các bạn hiểu rõ chỉ báo này trước khi sử dụng trong thực tế để đạt hiệu quả cao.

Tổng hợp:

https://www.dsc.com.vn/kien-thuc/chi-bao-stochastic-rsi-la-gi

https://topi.vn/stochastic-la-gi-cach-su-dung-chi-bao-stochastic.html

0 đánh giá:

Đăng nhận xét