.

8 thg 8, 2017

Xu thế thị trường cơ bản được quyết định bởi 23 "siêu cổ phiếu" này

0 đánh giá

Tình hình kinh doanh của 23 doanh nghiệp tỷ đô – nhân tố then chốt quyết định xu hướng đi lên của TTCK

  • 7 ngân hàng chiếm 40% tổng lợi nhuận của 23 doanh nghiệp "tỷ đô"
    15:4007/08/2017
    Sàn chứng khoán Việt Nam đang có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường tính bằng đơn vị "tỷ USD". Chiếm số lượng đông đảo trong danh sách là nhóm ngân hàng bao gồm Vietcombank (VCB), BIDV (BID), Vietinbank (CTG), Ngân hàng Quân đội (MBB), Ngân hàng Á Châu (ACB), Sacombank (STB) và Ngân hàng VPbank (VPB – tạm lấy mức giá chào sàn dự kiến là 40.000 đồng). Một doanh nghiệp ngành bảo hiểm là Bảo Việt (BVH) cũng nằm trong danh sách với vốn hóa hơn 1,7 tỷ USD.
    Các vị trí còn lại thuộc về những tên tuổi lớn thuộc ngành bất động sản (Vingroup, Novaland, Faros), dầu khí, hàng không (ACV, HVN, VJC), bán lẻ.
    Đứng đầu danh sách là 2 doanh nghiệp đồ uống lớn nhất Việt Nam: Vinamilk (223.525 tỷ đồng – gần 10 tỷ USD) và Sabeco (157.114 tỷ đồng – gần 7 tỷ USD).
    Đừng bỏ lỡ: Tình hình kinh doanh của 23 doanh nghiệp tỷ đô – nhân tố then chốt quyết định xu hướng đi lên của - Ảnh 1.
    Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
    Trong 6 tháng đầu năm 2017, hầu hết các doanh nghiệp tỷ đô đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ ngoại trừ MSN, MCH, ACV và NVL.
    Đáng chú ý, dù chỉ có 7 ngân hàng trong danh sách nhưng lợi nhuận của nhóm này chiếm tới gần 40% tổng lợi nhuận của 23 đơn vị, đồng thời mức tăng trưởng trung bình 11% của danh sách cũng đến từ nhóm ngân hàng. Tăng trưởng lợi nhuận trung bình của nhóm ngân hàng là 30% trong khi của nhóm DN còn lại chỉ vỏn vẹn 3%.  
    Đừng bỏ lỡ: Tình hình kinh doanh của 23 doanh nghiệp tỷ đô – nhân tố then chốt quyết định xu hướng đi lên của - Ảnh 2.
    Đơn vị: Tỷ đồng
  • Vietcombank dẫn đầu lợi nhuận nhóm ngân hàng, VPbank tăng trưởng ấn tượng
    15:38
    07/08/2017
    Trong 7 ngân hàng "tỷ đô" thì VCB vẫn luôn vượt trội về giá trị với vốn hóa thị trường lên tới gần 137.800 tỷ đồng (6 tỷ USD). Tăng trưởng 12% so với cùng kỳ, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng này thấp nhất trong số 3 ông lớn ngành ngân hàng, đồng thời cũng có mức tăng trưởng thấp nhất: 14.586 tỷ đồng – tăng 19%. Tuy nhiên, Vietcombank lại có lợi nhuận ròng cao nhất: 4.222 tỷ đồng – tăng 23%.
    Cùng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2017, BID đạt 16.795 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động – tăng 24% và đạt 2.706 tỷ đồng lợi nhuận ròng – chỉ tăng 2%. Còn các chỉ tiêu này của CTG đạt lần lượt là 16.331 tỷ đồng – tăng 26% và 3.904 tỷ đồng – tăng 15%.
    Đối với VCB, dù dư nợ tín dụng tăng 14% nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở mức tương đương năm trước, khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.
    Còn đối với BID, dù tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh nhưng chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro đều tăng mạnh khiến cho lợi nhuận ròng tăng không đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2017, chi phí dự phòng rủi ro của BID tăng thêm hơn 1.700 tỷ đồng so với năm trước.
    Các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh như MBB, ACB, VPB có phần ấn tượng hơn với mức tăng trưởng thu nhập trên dưới 50%. Trong đó, VPB dẫn đầu cả về thu nhập lẫn lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng của ngân hàng mẹ VPbank tăng gấp đôi và đạt hơn 2.600 tỷ đồng. Với "con gà đẻ trứng vàng" mang tên FE Credit, VPbank có thể nói là cổ phiếu nóng nhất trên OTC trong những tháng gần đây khi giá cổ phiếu đã tăng nhanh chóng lên trên 30.000 đồng.
  • “Buôn xăng” kiếm nhiều tiền nhất, nhưng “bán sữa” lãi to nhất
    15:31
    07/08/2017
    Về phía nhóm doanh nghiệp tỷ đô ngoài ngành ngân hàng, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX) đứng đầu về doanh thu với 74.251 tỷ đồng – tăng 26%. Doanh thu tăng chủ yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 25,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn khiến cho lợi nhuận ròng của PLX giảm 12% còn 1.776 tỷ đồng. Chi phí tài chính, trong đó lỗ tỷ giá cũng là khoản chi phí đáng kể đối với Petrolimex.
    Như vậy, biên lợi nhuận ròng của PLX vỏn vẹn 2,4%.
    Mặc dù doanh nghiệp "buôn xăng" này đứng đầu về doanh thu nhưng về lợi nhuận, không có doanh nghiệp nào vượt qua được Vinamilk (VNM). Lợi nhuận ròng của bò sữa đạt 5.857 tỷ đồng – tăng 18% so với cùng kỳ
    Trong nửa đầu năm nay, tỷ trọng doanh thu từ thị trường nước ngoài có phần thu hẹp lại khi chỉ chiếm 15% tổng doanh thu của Vinamilk trong khi cùng kỳ là 19%. Doanh thu từ thị trường nội địa tăng trưởng có đóng góp không nhỏ từ việc mạnh tay chi tiền cho quảng cáo. Vinamilk đã bỏ ra 936 tỷ đồng cho hoạt động này.
    6 tháng đầu năm, biên lợi nhuận ròng của Vinamilk đạt hơn 23% - thuộc hàng top trong danh sách này.
  • Thế giới di động giảm tốc, Vietjet Air lãi 165 tỷ đồng cho mỗi chiếc máy bay được bán
    15:25
    07/08/2017
    Doanh thu của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) tăng 59% lên gần 30.800 tỷ đồng. Đây cũng là con số tăng trưởng mạnh nhất trong danh sách tính theo doanh thu.
    Thế giới di động là một doanh nghiệp đầy tham vọng. Ban lãnh đạo công ty từng tuyên bố mục tiêu trở thành doanh nghiệp trị giá 10 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Ngay cả kế hoạch doanh thu năm 2017 lên tới 63.000 tỷ đồng cũng từng khiến nhà đầu tư "choáng váng" và nghi ngờ. Dẫu vậy, sau nửa năm, họ đã  hoàn thành một nửa kế hoạch này.
    Tuy nhiên, song song với đà tăng của doanh thu, chi phí bán hàng của MWG trong quý II năm nay đã tăng gần gấp đôi so với con số cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức 1.671 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý cũng tăng mạnh lên mức 300 tỷ đồng.
    Theo đó, lợi nhuận riếng quý 2/2017 của MWG chỉ còn ghi nhận mức tăng trưởng 22,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 511 tỷ đồng. Đây cũng là mức tăng trưởng lợi nhuận ròng thấp nhất của MWG trong khoảng vài năm trở lại đây.
    Giống như Thế giới di động, CTCP Hàng không Vietjet (VJC) cũng là một món đầu tư rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Hãng hàng không của nữ tỷ phú Phương Thảo được đánh giá cao về sự trẻ trung, năng động và tốc độ phát triển nhanh. Trong 6 tháng đầu năm 2017, doanh thu của VJC đạt gần 16.400 tỷ đồng – tăng 31% và lợi nhuận ròng tăng 44% lên 1.790 tỷ đồng. VJC có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng cao nhất trong danh sách.
    Đối với Vietjet, điều khiến nhà đầu tư luôn quan tâm là bao nhiêu % doanh thu và lợi nhuận đến từ hoạt động bán máy bay.
    Theo thông tin từ Vietjet, trong quý 2, công ty đã nhận thêm 5 máy bay A321 mới từ Airbus, doanh thu bán máy bay (sales & lease back) đạt 5.621 tỷ đồng và lợi nhuận gộp từ hoạt động này là 824 tỷ đồng. 
  • Masan điêu đứng vì heo giảm giá, Vietnam Airlines mất lãi vì giá xăng tăng
    15:15
    07/08/2017
    Tuy chỉ có 4 doanh nghiệp giảm doanh thu nhưng có đến 8 doanh nghiệp ghi nhận giảm lợi nhuận so với 6 tháng đầu năm trước.
    Bộ đôi nhà Masan là CTCP Tập đoàn Masan (MSN) và CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MCH) đều giảm 6% doanh thu và lợi nhuận ròng giảm lần lượt 56% và 36%.
    Sự đi xuống của MSN chủ yếu là do tác động từ Masan Consumer Holdings và Masan Nutri-Science – đơn vị bị ảnh hưởng bởi việc giá heo giảm. Theo lý giải của Masan, thị trường thức ăn chăn nuôi heo giảm 35-40% do người chăn nuôi có quy mô nhỏ phải treo chuồng, ngưng chăn nuôi và không có đầu tư gì nhiều cho chu kỳ chăn nuôi tiếp theo. Sản lượng và doanh thu thuần của cám Bio-zeem trong sáu tháng đầu năm 2017 chỉ giảm tương ứng 12% và 11%.
    Doanh thu thuần trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống của Masan giảm 13,4% trong sáu tháng đầu năm 2017 xuống 5.496 tỷ đồng do những nỗ lực nhằm thúc đẩy tỷ lệ hàng bán đến người tiêu dùng và giảm hàng tồn kho tại nhà phân phối.
    2 doanh nghiệp thuộc ngành hàng không là Vietnam Airlines (HVN) và Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) đều giảm mạnh lợi nhuận.
    Vietnam Airlines giảm 54% còn 766 tỷ đồng, được lý giải do giá nhiên liệu bình quân tăng 37% so với cùng kỳ, khiến cho chi phí nhiên liệu tăng khoảng 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty mẹ không có doanh thu từ thanh lý máy bay và khoản hỗ trợ tín dụng từ hợp đồng mua động cơ (khoảng 306 tỷ đồng) như năm trước.
    Đối với ACV, báo cáo hợp nhất quý II/2017 của ACV không có số đối chiếu với cùng kỳ năm trước do đã thu hồi và phát hành lại Báo cáo tài chính tổng hợp đã được kiểm toán và Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán cho giai đoạn từ ngày 01/4/2016 đến ngày 31/12/2016 do Tổng công ty thực hiện phân tách doanh thu, chi phí, lợi nhuận liên quan đến hoạt động khu bay của Tổng công ty giai đoạn từ ngày 01/4/2016 đến ngày 31/12/2016 theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải.
    Tuy nhiên, theo số liệu chúng tôi tổng hợp, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm trước đạt khoảng 2.471 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm nay giảm 16%.
    Novaland cũng ghi nhận mức sụt giảm tới 46% về lợi nhuận. BCTC hợp nhất cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của tập đoàn Novaland trong 6 tháng 2017 đạt 3.374 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái và tiêng quý 2 giảm một nửa do bàn giao số lượng sản phẩm ít hơn so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, theo lý giải của NVL, lợi nhuận giảm một phần cũng do chênh lệch giảm khoản ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính từ đánh giá lại khoản đầu tư hợp nhất kinh doanh từng giai đoạn của CTCP Cảng Phú Định và Công ty TNHH Sài Gòn Gôn. Giá trị ghi nhận được từ hoạt động này lên đến 974 tỷ đồng.

0 đánh giá:

Đăng nhận xét