.

17 thg 1, 2021

Những thông số thống kê từ lịch sử giao dịch của các tài khoản giao dịch nói lên điều gì?

0 đánh giá

Để đánh giá một tài khoản hoạt động hiệu quả hay không, bạn hãy xem lịch sử giao dịch của nó. Trong quá trình xem xét, bạn cần đánh giá các phần sau dựa trên thống kê của MQL5 ví dụ như sau:

Tổng thể các thông kê tài khoản

Thống kê tăng trưởng hàng tháng, hàng năm của tài khoản

Growth: Tỷ lệ tăng trưởng tài khoản

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết tỷ lệ lợi nhuận của tài khoản cung cấp tài khoản trong quá trình giao dịch.
- Đây có lẽ là thông số cuốn hút nhất đối với nhà đầu tư khi tham gia copy trade. 
Quyết định đầu tư vào copy trade của họ thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thông số này. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng: lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro lớn. Bạn hãy xem xét thật kỹ vấn đề này. Mục tiêu của chúng ta khi đầu tư vào copy trade rõ ràng là lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận như như thế nào mới quan trọng. Chúng ta cần xây dựng danh mục đầu tư copy trade có thể sinh lời cho chúng ta. Và những khoản lời đó phải đều đặn và bền vững.
- Có rất nhiều tài khoản growth rất lớn. Khi đem ra phân tích và mổ xẻ thì dở ẹc. Lý do là một số trader chỉ biết trục lợi cá nhân. Họ dùng rất nhiều thủ thuật để đạt được growth siêu khủng và mang đi PR. Kết quả là tài khoản của một số nhà đầu tư bốc hơi rất nhanh khi copy trade theo họ.
- Rất quan trọng. Nhưng, cần kết hợp với các thông số khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư vào copy trade.

Profit: Tổng lợi nhuận

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết lợi nhuận của tài khoản trong quá trình giao dịch.
- Cũng giống như Growth. Mọi người đều thích profit thật lớn. Khi phân tích thông số Profit, bạn nên kết hợp với Growth. Mục đích sự kết hợp này là loại bỏ các tài khoản xấu khỏi danh sách quan tâm.
- Nếu Growth lớn (vài trăm %) mà Profit cũng lớn cỡ $5k, $10k trở lên thì xem xét tiếp. Còn nếu Growth lớn mà Profit cỡ $5k trở xuống thì bạn nên cẩn thận đó.  
- Rất quan trọng. Bạn nên kết hợp với thông số Growth để đánh giá sơ bộ về tài khoản. Qua đó bạn đỡ tốn thời gian cho các tín hiệu không tốt.

Equity: Tổng số dư khả dụng trong tài khoản ở thời điểm hiện tại

- Càng lớn càng an tâm.
- Cho biết số dư khả dụng có trong tài khoản ở thời điểm hiện tại. Equity = Balance + khoản lãi (lỗ) của các vị thế lệnh đang mở.
- Equity lớn chứng tỏ chủ tài khoản đầu tư nghiêm túc. Như vậy sẽ đáng tin cậy hơn.
- Khi phân tích thông số Equity cần kết hợp với Balance để xem chúng có chênh lệch nhau lớn không. Nếu chênh lệch quá lớn chứng tỏ các vị thế lệnh đang mở bị lỗ nhiều.
- Bình thường. Bạn nên kết hợp với Balance để đánh giá sơ bộ sức khỏe tài chính của tài khoản.  

Balance: Tổng số dư hiện có trong tài khoản mà chưa xét tới các biến động của các vị thế đang mở

- Càng lớn càng an tâm.
- Cho biết số dư hiện có trong tài khoản ở thời điểm hiện tại. Số dư này chưa xét tới các khoản lãi (lỗ) của các vị thế lệnh đang mở.
- Balance lớn chứng tỏ chủ tài khoản đầu tư nghiêm túc. Như vậy sẽ đáng tin cậy hơn.
- Khi phân tích thông số Balance cần kết hợp với Equity để xem chúng có chênh lệch nhau lớn không. Nếu chênh lệch quá lớn chứng tỏ các vị thế lệnh đang mở bị lỗ nhiều.
- Bình thường. Bạn nên kết hợp với Equity để đánh giá sơ bộ về tài khoản.

Initial Deposit: Số tiền nạp vào ban đầu

- Càng lớn càng an tâm.
- Cho biết số tiền ban đầu chủ tài khoản nạp vào để giao dịch.

Withdrawals: Tổng số tiền đã rút

- Lớn hay nhỏ không ảnh hưởng tới tính hiệu quả của tài khoản.
- Cho biết số tiền mà chủ tài khoản đã rút.
- Không quan trọng. Bạn không cần quá quan tâm.

Deposits: Tổng số tiền nạp thêm vào

- Càng lớn càng an tâm.
- Cho biết số tiền chủ tài khoản nạp thêm vào để giao dịch
- Deposits lớn có thể là do chủ tài khoản nạp nhiều hoặc nạp và rút liên tục.

Weeks: Tổng thời gian hoạt động của tài khoản

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết thời gian hoạt động của tài khoản được bao nhiêu tuần.
- Weeks lớn chứng tỏ tài khoản cung cấp tài khoản đã hoạt động lâu. Như vậy các số liệu thống kê sẽ đầy đủ và mang tính khách quan. Nên chú ý tới những tài khoản có tuổi đời lớn hơn 1 năm thay vì vài tháng. Chí ít chúng đã được thị trường kiểm chứng trong một khoảng thời gian đủ dài.
- Khi phân tích thông số Weeks này bạn nên kết hợp với kết quả giao dịch hàng tháng. Bạn cần kiểm tra xem liệu tài khoản này có thể sinh lời đều đặn hàng tháng cho bạn không.

Algo Trading: Tỷ lệ sử dụng thuật toán (hoặc robot) trong giao dịch

- Lớn hay nhỏ không ảnh hưởng tới tính hiệu quả của tài khoản.
- Cho biết tỷ lệ sử dụng thuật toán hay robot vào trong giao dịch là bao nhiêu %.

Maximum Drawdown: Tỷ lệ thua lỗ lớn nhất của tổng tất cả các vị thế được mở trong cùng một thời điểm

- Càng nhỏ càng an toàn. Nên giữ ở mức trung bình <25%
- Cho biết tỷ lệ thua lỗ lớn nhất của tổng tất cả các vị thế được mở trong cùng một thời điểm.
- Đây là thông số giúp bạn đánh giá mức độ rủi ro của tài khoàn. Thông số này nhỏ chứng tỏ chủ tài khoản rất chú trọng tới việc kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, đi kèm với nó ít khi là các mức lợi nhuận khủng (cỡ 30%/tháng). Trái lại, thông số này lớn chứng tỏ chủ tài khoản chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận lớn.
- Bạn cần xác định được mục tiêu lợi nhuận hàng tháng của mình là bao nhiêu %. Qua đó lựa chọn tài khoản theo Maximum Drawdown cho phù hợp. Nhưng dù mục tiêu là bao nhiêu chăng nữa mà Maximum Drawdown >30% thì bạn hãy coi chừng. Tài khoản của bạn có thể bị cháy bất cứ lúc nào đó.
- Rất quan trọng. Hãy đưa ngay Maximum Drawdown vào list các thông số quan trọng để chọn tài khoản hiệu quả. Đây là yếu tố quyết định tài khoản đầu tư của bạn tồn tại được lâu trong thị trường hay không.

Max Deposit Load: Tỷ lệ sử dụng margin lớn nhất của tổng tất cả các vị thế được mở trong cùng một thời điểm

- Càng nhỏ càng an toàn. Nên giữ ở mức trung bình < 30%
- Cho biết tỷ lệ sử dụng margin lớn nhất của tổng tất cả các vị thế được mở trong cùng một thời điểm.
- Đây là thông số giúp bạn đánh giá khối lượng giao dịch nhiều hay ít trong cùng 1 thời điểm. Nếu là nhiều thì có 2 khả năng. Thứ nhất là tài khoản giao dịch 1 symbol với volume rất lớn dẫn tới rủi ro rất cao. Thứ hai là tài khoản này giao dịch rất nhiều symbol cùng 1 lúc nên khó tập trung. Cả 2 đều ảnh hưởng rất lớn tới mức độ rủi ro và tính hiệu quả của tài khoản.
- Bạn nên kết hợp Max Deposit Load với Trading History sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch của tài khoản
- Rất quan trọng. Nên đưa Max Deposit Load vào list các thông số quan trọng để chọn tài khoản hiệu quả. Nó giúp bạn hiểu về chiến lược giao dịch của tài khoản khi kết hợp cùng Trading History.

Trading Activity: Mức độ thường xuyên của hoạt động giao dịch

- Cho biết mức độ thường xuyên của hoạt động giao dịch. Nếu con số này là 100% thì tài khoản đó lúc nào cũng có vị thế lệnh được mở.
- Đây là thông số khó đánh giá nhất. Trading Activity không giúp bạn hiểu rõ về một điều gì cụ thể cả. Nó lớn có thể là do tài khoản này giao dịch liên tục. Cũng có thể là do tài khoản này giao dịch theo chiến lược dài hạn (position trading). Hoặc là liên tục bị kẹp bi mà không cắt lỗ…
- Không quan trọng. Nếu bạn quan tâm thì có thể xem xét. Nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới tính hiệu quả của tài khoản.

Profit Trades: Tổng số giao dịch có lợi nhuận

- Lớn hay nhỏ cần phải nghiên cứu thật kỹ (đương nhiên càng lớn sẽ càng được ưu tiên xem xét). Cần kết hợp với các thông số như: Loss Trades, Best Trade, Worst Trade và Profit Factor để đánh giá.
- Cho biết tổng số giao dịch có lợi nhuận.
- Nếu Profit Trades > 50% nghĩa là số lệnh thắng nhiều hơn số lệnh thua. Kết hợp với Profit Factor > 1 thì tài khoản  này có hiệu quả. Khi phân tích Profit Trades phải thật chú ý tới Profit Factor. Nên chọn tài khoản có Profit Trade > 60% và Profit Factor > 1.5 để đảm bảo hiệu quả.
- Rất quan trọng. Cần kết hợp với Profit Factor để đánh giá độ hiệu quả của tài khoản.

Loss Trades: Tổng số giao dịch thua lỗ

- Lớn hay nhỏ cần phải nghiên cứu thật kỹ (đương nhiên càng nhỏ sẽ càng được ưu tiên xem xét). Cần kết hợp với các thông số như: Loss Trades, Best Trade, Worst Trade và Profit Factor để đánh giá.
- Cho biết tổng số giao dịch thua lỗ.
- Nếu Loss Trades < 50% nghĩa là số lệnh thắng nhiều hơn số lệnh thua. Kết hợp với Profit Factor > 1 thì tài khoản này có hiệu quả. Khi phân tích Loss Trades phải thật chú ý tới Profit Factor. Nên chọn tài khoản có Loss Trade < 40% và Profit Factor > 1.5 để đảm bảo hiệu quả.
- Một số tài khoản có Loss Trades > 50% nhưng vẫn có lời. Điều này được lý giải là vì tỷ lệ Reward/Risk của tín hiệu quá tốt. Gặp tín hiệu dạng này hãy để riêng ra và soi thật kỹ Trading History của chúng. Biết đâu bạn sẽ tìm được một tài khoản tuyệt vời để theo dài hạn (nhưng khá hiếm).
- Rất quan trọng. Cần kết hợp với Profit Factor để đánh giá độ hiệu quả của tài khoản.

Reliability: Độ tin cậy của tín hiệu giao dịch

- Càng lớn càng tốt
- Cho biết độ tin cậy của tài khoản. Nó đánh giá rủi ro của tín hiệu so với các tín hiệu khác theo tỷ lệ %.
- Tôi không thực sự hiểu cách MQL5 đánh giá thông số này. Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên những tín hiệu có Reliability cao.
- Bình thường. Hãy so sánh Reliability giữa các tín hiệu với nhau để có được quyết định cho riêng bản thân bạn.
Statistics của tài khoản giao dịch

Statistics

Trades: Tổng số giao dịch

- Càng lớn thì báo cáo thống kê càng khách quan và chính xác.
- Cho biết tổng số giao dịch đã thực hiện của tài khoản
- Trades = profit trades + loss trades. Ba thông số này góp phần hình thành nên winrate – rất quan trọng để đánh giá tài khoản. Winrate = profit trades / trades, kết hợp với R/R tạo thành cặp quan trọng nhất để đánh giá tài khoản giao dịch.
- Thông số winrate cho bạn biết tỷ lệ của các lệnh thắng so với tổng số lệnh giao dịch. Winrate cao chứng tỏ tài khoản giao dịch thắng nhiều hơn thua. Nhưng nếu chỉ để winrate đứng một mình thì không hề có ý nghĩa gì cả. Tuy nhiên, winrate phải được kết hợp với R/R (reward/risk). R/R cho bạn biết lợi nhuận gộp vượt bao nhiêu lần so với tổng lỗ. Hiểu nôm na là khi thắng thì bạn lãi được 1 lượng gấp mấy lần khi bạn lỗ. Tỷ lệ R/R càng lớn càng tốt.
- Rất quan trọng. Hãy nghiên cứu thật kỹ thông số này. Và cho chúng vào list những thông số quan nhất để đánh giá hiệu quả của tài khoản.

Profit Trades: Tổng số giao dịch có lợi nhuận

- Lớn hay nhỏ cần phải nghiên cứu thật kỹ (đương nhiên càng lớn sẽ càng được ưu tiên xem xét). Cần kết hợp với các thông số như: loss trades, best trade, worst trade và profit factor để đánh giá.
- Cho biết tổng số giao dịch có lợi nhuận.
- Nếu profit trades > 50% nghĩa là số lệnh thắng nhiều hơn số lệnh thua. Kết hợp với profit factor > 1 thì tài khoản này có hiệu quả. Khi phân tích profit trades phải thật chú ý tới profit factor. Nên chọn tài khoản có profit trade > 60% và profit factor > 1.5 để đảm bảo hiệu quả.
- Rất quan trọng. Hãy nghiên cứu thật kỹ thông số này. Và cho chúng vào list những thông số quan nhất để đánh giá hiệu quả của tài khoản.

Loss Trades: Tổng số giao dịch thua lỗ

- Lớn hay nhỏ cần phải nghiên cứu thật kỹ (đương nhiên càng nhỏ sẽ càng được ưu tiên xem xét). Cần kết hợp với các thông số như: loss trades, best trade, worst trade và profit factor để đánh giá.
- Cho biết tổng số giao dịch thua lỗ.
- Nếu loss trades < 50% nghĩa là số lệnh thắng nhiều hơn số lệnh thua. Kết hợp với profit factor > 1 thì tài khoản này có hiệu quả. Khi phân tích loss trades phải thật chú ý tới profit factor. 
Nên chọn tài khoản có loss trade < 40% và profit factor > 1.5 để đảm bảo hiệu quả.
- Rất quan trọng. Hãy nghiên cứu thật kỹ thông số này. Và cho chúng vào list những thông số quan nhất để đánh giá hiệu quả của tài khoản.

Best Trade: Lợi nhuận lớn nhất của giao dịch thắng

- Càng lớn so với balance càng tốt.
- Cho biết lợi nhuận lớn nhất của một giao dịch là bao nhiêu.
- Khi phân tích best trade bạn cần kết hợp hợp với worst trade để đánh giá. Best trade càng lớn hơn so với worst trade thì càng tốt. Nếu best trade nhỏ hơn worst trade thì không hề tốt.
- Best trade được xem là ít quan trọng hơn worst trade khi phân tích tài khoản. 
Lý do bởi vì đối với trader, điều quan trọng là tồn tại trước khi nghĩ tới việc kiếm lợi nhuận.
- Bình thường. Best trade và worst trade giúp bạn hiểu được phần nào về tính hiệu quả của tài khoản.

Worst Trade: Khoản lỗ lớn nhất của giao dịch thua

- Càng nhỏ so với balance càng tốt.
- Cho biết khoản lỗ lớn nhất của một giao dịch là bao nhiêu.
- Khi phân tích worst trade bạn cần kết hợp hợp với best trade để đánh giá. Worst trade càng nhỏ hơn so với best trade thì càng tốt. Nếu worst trade lớn hơn best trade thì không hề tốt.
- Worst trade được xem là quan trọng hơn best trade khi phân tích tài khoản. 
Lý do bởi vì đối với trader, điều quan trọng là tồn tại trước khi nghĩ tới việc kiếm lợi nhuận.
- Bình thường. Best trade và worst trade giúp bạn hiểu được phần nào về tính hiệu quả của tài khoản.

Gross Profit: Tổng số lợi nhuận của các lệnh thắng

- Càng lớn hơn so với balance và gross loss càng nhiều thì càng tốt.
- Cho biết tổng số lợi nhuận của các lệnh thắng trong tài khoản

Gross Loss: Tổng số khoản lỗ của các lệnh thua

- Càng nhỏ hơn so với balance và gross profit càng nhiều thì càng tốt.
- Cho biết tổng số khoản lỗ của các lệnh thua trong tài khoản.

Maximum consecutive wins: Tổng số lệnh thắng tối đa liên tiếp

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết số lượng giao dịch thắng trong chuỗi lợi nhuận dài nhất.
- Thông số này giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động giao dịch của tài khoản. Những chiến thắng liên tiếp càng nhiều chứng tỏ hoạt động giao dịch đạt hiệu quả tốt.
- Khi phân tích maximum consecutive wins (MCW) nên kết hợp cùng maximum consecutive losses (MCL) để nắm rõ tình hình. MCL nhỏ hơn nhiều so với MCW chứng tỏ có sự kiểm soát về mặt tâm lý trong giao dịch. Rất có thể chủ tài khoản đã có biện pháp tránh những thua lỗ liên tiếp. Qua đó giúp giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh trong quá trình giao dịch.
- Quan trọng. Hãy dùng MCW để củng cố thêm mức độ tin cậy của tài khoản.

Maximal consecutive profit: Tổng số lợi nhuận tối đa liên tiếp

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết lợi nhuận lớn nhất đạt được trong chuỗi lợi nhuận dài nhất.
- Thông số này giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động giao dịch của tài khoản. Những khoản lợi nhuận liên tiếp càng lớn chứng tỏ hoạt động giao dịch đạt hiệu quả tốt.
- Quan trọng. Hãy dùng MCP để củng cố thêm mức độ tin cậy của tài khoản.

Sharpe Ratio: Tỷ suất sinh lợi đã điều chỉnh rủi ro của một khoản đầu tư

- Càng lớn càng tốt (càng lớn thì rủi ro càng thấp).
- Cho biết số lần trung bình mà rủi ro vượt quá độ lệch chuẩn so với vốn chủ sở hữu. 
Ví dụ sharpe ratio = 0.36 nghĩa là có rủi ro trung bình $10 để đạt được $3.6 lợi nhuận.
- Đây là thông số rất quan trọng giúp bạn đánh giá rủi ro của một tài khoản.

Trading Activity: Mức độ thường xuyên của hoạt động giao dịch

- Cho biết mức độ thường xuyên của hoạt động giao dịch. Nếu con số này là 100% thì tài khoản đó lúc nào cũng có vị thế lệnh được mở.
- Đây là thông số khó đánh giá nhất. Trading Activity không giúp bạn hiểu rõ về một điều gì cụ thể cả. Nó lớn có thể là do tài khoản này giao dịch liên tục. Cũng có thể là do tài khoản này giao dịch theo chiến lược dài hạn (position trading). Hoặc là liên tục bị kẹp bi mà không cắt lỗ…
- Không quan trọng. Nếu bạn quan tâm thì có thể xem xét. Nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới tính hiệu quả của tài khoản.

Max Deposit Load: Tỷ lệ sử dụng margin lớn nhất của tổng tất cả các vị thế được mở trong cùng một thời điểm

- Càng nhỏ càng an toàn. Nên giữ ở mức trung bình <15%
- Cho biết tỷ lệ sử dụng margin lớn nhất của tổng tất cả các vị thế được mở trong cùng một thời điểm.
- Đây là thông số giúp bạn đánh giá khối lượng giao dịch nhiều hay ít trong cùng 1 thời điểm. Nếu là nhiều thì có 2 khả năng. Thứ nhất là tài khoản giao dịch 1 symbol với volume rất lớn dẫn tới rủi ro rất cao. Thứ hai là tài khoản này giao dịch rất nhiều symbolcùng 1 lúc nên khó tập trung. Cả 2 đều ảnh hưởng rất lớn tới tính hiệu quả của tài khoản.
- Bạn nên kết hợp Max Deposit Load với Trading History sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch trong tài khoản.
- Rất quan trọng. Nên đưa Max Deposit Load vào list các thông số quan trọng để chọntài khoản hiệu quả. Nó giúp bạn hiểu về chiến lược giao dịch của tài khoản khi kết hợp cùng Trading History.

Recovery Factor: Hệ số hồi phục của tài khoản

- Càng lớn thì tài khoản được hồi phục càng nhanh sau khi rút tiền.
- Recovery factor = lợi nhuận tuyệt đối / mức rút tối đa.
- Đây chính là thông số giúp bạn nhận diện những tài khoản đang đầu tư nghiêm túc. Recovery factor cao chứng tỏ họ rút tiền với mức độ vừa phải. Đồng thời, họ có thể tạo lợi nhuận để tài khoản tăng trưởng và bù đắp khoản tiền đã rút.
- Để củng cố thêm độ tin cậy cho recovery factor thì bạn hãy nhìn vào biểu đồ balance trong tab account. Nếu bạn thấy các biến động của balance theo các chu kỳ rõ ràng thì rất tốt. Đó là dấu hiệu nhận biết tài khoản hoạt động ổn định đó.

Long Trades: Tổng số lệnh mua

- Lớn hay nhỏ không ảnh hưởng tới tính hiệu quả của tài khoản.
- Cho biết tổng số lệnh mua mà tài khoản đã thực hiện.
- Không quan trọng. Long trades chỉ dùng như một thông tin tham khảo thêm.

Short Trades: Tổng số lệnh bán

- Lớn hay nhỏ không ảnh hưởng tới tính hiệu quả của tài khoản.
- Cho biết tổng số lệnh mua mà tài khoản đã thực hiện.
- Không quan trọng. Short trades chỉ dùng như một thông tin tham khảo thêm.

Profit Factor: Hệ số lợi nhuận

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết lợi nhuận gộp vượt bao nhiêu lần so với tổng lỗ.
- Đây chính là thông số R/R (reward/risk) mà chúng ta thường nhắc tới trong suốt bài viết này. 
- Bạn nên kết hợp Max Deposit Load với Trading History sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược giao dịch trong tài khoản.
- Rất quan trọng. Nên đưa Profit Factor vào list các thông số quan trọng để chọntài khoản hiệu quả.

Expected Payoff: Lợi nhuận trung bình trên mỗi giao dịch

- Càng lớn càng tốt.
- Expected payoff = profit / trades.
- Expected payoff > 0 tức là tài khoản đang có lãi. Ngược lại, expected payoff < 0 tức là tài khoản đang thua lỗ.

Average Profit: Lợi nhuận trung bình của mỗi giao dịch thắng

- Càng lớn càng tốt.
- Average profit = gross profit / profit trades.

Average Loss: Khoản lỗ trung bình của mỗi giao dịch thua

- Càng nhỏ càng tốt.
- Average loss = gross loss / loss trades.

Maximum consecutive losses: Tổng số lệnh thua tối đa liên tiếp

- Càng nhỏ càng tốt.
- Cho biết số lượng giao dịch thua lỗ trong chuỗi thua lỗ dài nhất.
- Thông số này giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động giao dịch của tài khoản. Những chiến thắng liên tiếp càng nhiều chứng tỏ hoạt động giao dịch đạt hiệu quả tốt.

Maximal consecutive loss: Tổng số khoản lỗ tối đa liên tiếp

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết lợi nhuận lớn nhất đạt được trong chuỗi lợi nhuận dài nhất.
- Thông số này giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động giao dịch của tài khoản. Những khoản lợi nhuận liên tiếp càng lớn chứng tỏ hoạt động giao dịch đạt hiệu quả tốt.

Monthly growth: Tỷ lệ tăng trưởng tài khoản trong tháng qua

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết tháng vừa qua tài khoản tăng trưởng được bao nhiêu %.

Annual Forecast: Dự báo tăng trưởng hàng năm dựa trên kết quả giao dịch hiện tại

- Càng lớn càng tốt.
- Cho biết dự báo tăng trưởng hàng năm của tài khoản dựa trên kết quả giao dịch hiện tại.
- Thông số này được MQL5 tổng hợp và đưa ra dựa trên rất nhiều số liệu thống kê khác nhau. Vì vậy, độ tin cậy của nó rất cao.

Algo Trading: Tỷ lệ sử dụng thuật toán (hoặc robot) trong giao dịch

- Cho biết tỷ lệ sử dụng thuật toán hay robot vào trong giao dịch là bao nhiêu %.
- Với sự phát triển của khoa học máy tính như hiện nay. Việc sử dụng các robot để giao dịch (Expert Advisors) là hết sức bình thường. Giống như con người, những chú robot giao dịch hiệu quả và thua lỗ luôn tồn tại song hành.

Draw Down: Độ tin cậy của tín hiệu giao dịch

Biên tập bởi Mydas/Tham khảo: Withtrader

0 đánh giá:

Đăng nhận xét