.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Số liệu thống kê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Số liệu thống kê. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 2, 2022

Có bao nhiêu tiền thì lọt top 10% và top 1% giàu nhất Việt Nam?

0 đánh giá

(Tổ Quốc) - Top 10% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 59% toàn bộ tài sản. Trái lại, top 50% những người nghèo nhất chỉ chiếm 5,6% tài sản.

Theo dữ liệu được thu thập từ Cơ sở dữ liệu về Bất bình đẳng Thế giới, năm 2021, top 1% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 26,5% tài sản của cả nước, trong khi top 10% những người giàu nhất chiếm tới 59%. Trái lại, 50% những người nghèo nhất chỉ chiếm 5,6% tài sản.

Con số này gần như tương tự ở mọi nơi trên khắp thế giới, 10% những người giàu nhất kiểm soát tới 60-80% của cải. Đặc biệt, bất bình đẳng đã tăng vọt ở các nước đang phát triển. Theo nghiên cứu, sự chênh lệch giàu nghèo ở các quốc gia này hiện chiếm hơn 2/3 tỷ lệ bất bình đẳng toàn cầu. Những năm 2000, con số này chỉ là 1/2.

Theo Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thế giới


Tài sản trung bình của những người nằm trong top 1% dân số giàu nhất năm 2021 lên tới 814.776 USD (tương đương 18,5 tỷ VND), top 10% giàu nhất là 181.132 USD (tương đương 4,1 tỷ VND). Trong khi, tài sản trung bình của 50% người nghèo nhất chỉ là 3.429 USD (gần 78 triệu VND).

Theo Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thế giới

Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 259.149 USD (gần 6 tỷ VND), và để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 61.313 USD (gần 1,4 tỷ VND).

Tuy nhiên, những con số này có thể sẽ chưa hoàn toàn bao quát hết mọi khía cạnh, trong bối cảnh tài sản của rất nhiều người Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng bất động sản.

Tại các quốc gia phát triển, điển hình như Mỹ hay Úc, cơ sở dữ liệu về giá trị bất động sản theo giá trị trường sẽ được đưa vào thống kê vì họ đánh thuế trên giá trị bất động sản theo giá thị trường. Do đó khi đánh giá về tổng tài sản, các hãng thống kê sẽ dễ dàng tính toán những giá trị tài sản rất sát với giá thị trường. Ở các quốc gia khác, việc giá nhà tăng lên sẽ được quy vào thu nhập bất thường và người dân phải chịu thuế cho phần thu nhập bất thường đó. Trong khi tại Việt Nam, chưa bộ phận nào cập nhật thông tin nhanh chóng về mức tăng của giá nhà.

Theo Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thế giới

Một số liệu đáng chú ý khác là sự tương quan giữa tài sản của các tỷ phú với GDP. Trong năm 2021, tài sản của 6 tỷ phú USD của Việt Nam theo Forbes có tài sản tương đương với hơn 5% GDP Việt Nam.

Dữ liệu tổng hợp từ Forbes và IMF

Trong năm 2021, người giàu vẫn tiếp tục giàu hơn, bất chấp đại dịch Covid-19, và điều đó xảy ra trên toàn thế giới chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. So với các quốc gia Đông Nam Á khác, chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất, hay tương quan tài sản của các tỷ phú/GDP của Việt Nam vẫn là con số khiêm tốn hơn rất nhiều.

Đầu năm 2021, tổ chức từ thiện Oxfam đã gọi Covid-19 là "virus bất bình đẳng", khi nó kéo giãn khoảng cách giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng kinh tế ở hầu hết các quốc gia, điều chưa từng xảy ra trong hơn một thế kỷ qua.

Số lượng tỷ phú trong danh sách của Forbes đã tăng vọt lên con số 2.755 người trong năm vừa qua. Cứ mỗi 17 giờ thì có một tỷ phú mới được tạo ra, và 86% các tỷ phú đã giàu hơn so với một năm trước. Tổng cộng những tỷ phú này đang sở hữu khối tài sản 13,1 nghìn tỷ USD, tăng từ 8 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất, với 724 tỷ phú, tiếp theo là Trung Quốc với 698 đại diện. Mỹ và Trung Quốc không chỉ có nhiều tỷ phú hơn bao giờ hết, mà khối tài sản của những người giàu nhất tại các nước này còn liên tục phình to.

Trong khi đó, tài sản của các tỷ phú châu Âu đã tăng lên mức 3 nghìn tỷ USD, vì những người giàu nhất thế giới, phần lớn vẫn được bảo vệ khỏi những tác hại tài chính do đại dịch Covid-19 gây ra.

Ông trùm hàng xa xỉ của Pháp Bernard Arnault chứng kiến khối tài sản tăng gần gấp đôi so với con số 76 tỷ USD của một năm trước (lên 150 tỷ USD), do giá trị cổ phiếu LVMH tăng. Ông lớn thời trang nhanh Tây Ban Nha Amancio Ortega là người giàu thứ hai châu Âu, có khối tài sản trị giá 77 tỷ USD, tăng hơn gấp 3, nhưng vẫn tụt hạng xuống vị trí thứ 11 trong danh sách giàu nhất thế giới trong năm nay, vì những người khác - chủ yếu là tỷ phú Mỹ - đã kiếm vượt xa số tiền mà ông thu được.

Cũng theo Oxfam, trong đại dịch, đối với 99% dân số toàn cầu, thu nhập đã giảm và hơn 160 triệu người phải rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Trong đó, phụ nữ, người dân tộc thiểu số ở các nước đang phát triển là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất do bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong đại dịch. Phản ứng của thế giới đối với đại dịch lại càng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng. Báo cáo của Oxfam cho thấy phụ nữ mất 800 tỷ USD thu nhập vào năm 2020. Thu nhập của nam giới cũng giảm nhưng mức giảm không nghiêm trọng như phụ nữ.

Hoàng Hà

http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/co-bao-nhieu-tien-thi-lot-top-10-va-top-1-giau-nhat-viet-nam-4202215211943391.htm

6 thg 2, 2022

Báo cáo kinh tế xã hội tháng 1 năm 2022

0 đánh giá


1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

1 thg 2, 2022

Bot CerbersiX tháng 1/2022 tăng trưởng 12,54%

0 đánh giá

Bot CerbersiX tăng trưởng trong tháng 1/2022 đạt: 12,54%

Tổng tăng trưởng 11 tháng (từ 01/3/2021 đến 31/1/2022) đạt: 154,4%

Mở tài khoản giao dịch tai đây
Xem trực tiếp tài khoản giao dịch tại đây.



29 thg 1, 2022

Tăng trưởng so với đầu năm 2023

0 đánh giá

 


✅ Danh mục Cerbersi: 11,35%  (31/10/2023)

✅ VNIndex: 2,09%  (31/10/2023)

✅ VN30: 3,4%  (31/10/2023)

Bot CerbersiX: 35,9% (31/10/2023)

31 thg 12, 2021

Báo cáo kinh tế xã hội quý IV và năm 2021

0 đánh giá

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%.

30 thg 11, 2021

Báo cáo kinh tế xã hội tháng 11 năm 2021

0 đánh giá


 

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp trong tháng Mười Một tập trung chủ yếu vào hoàn tất thu hoạch lúa mùa trên cả nước và gieo trồng các loại cây màu vụ đông tại các địa phương phía Bắc. Chăn nuôi gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ chưa cao và dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Sản xuất lâm nghiệp tháng Mười Một bắt đầu khôi phục sau thời gian giãn cách xã hội, hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ phát triển tốt phục vụ nhu cầu chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ. Hoạt động thu hoạch, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến thủy sản đang trên đà hồi phục do nhiều địa phương đã trở về trạng thái bình thường mới.

a) Nông nghiệp

Tính đến trung tuần tháng Mười Một, cả nước thu hoạch được 1.339,2 nghìn ha lúa mùa, chiếm 85,9% diện tích gieo cấy và bằng 102,6% cùng kỳ năm trước. Ước tính năng suất lúa mùa năm nay của cả nước đạt 51,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha so với vụ mùa năm trước; sản lượng đạt 8,06 triệu tấn, giảm 53,6 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng lúa thu đông năm 2021 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước tính đạt 719,7 nghìn ha, giảm 4,4 nghìn ha so với vụ thu đông năm trước. Tính đến 15/11/2021, toàn vùng đã thu hoạch được 319,1 nghìn ha lúa thu đông, chiếm 44,3% diện tích gieo cấy và bằng 100,7% cùng kỳ năm trước. Ước tính năng suất toàn vụ đạt 56,1 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng đạt 4,04 triệu tấn, tăng 9,5 nghìn tấn.

Tính đến ngày 15/11/2021, các địa phương phía Nam đã gieo cấy được 351,9 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 120,9% cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tính đến thời điểm trên, cả nước gieo trồng được 71,5 nghìn ha ngô, bằng 91,9% cùng kỳ năm trước; 18,2 nghìn ha khoai lang, bằng 95,3% ; 2,8 nghìn ha đậu tương, bằng 87,5%; 4 nghìn ha lạc, bằng 87%; 138,2 nghìn ha rau các loại, bằng 100,4 %.

Ước tính đến thời điểm cuối tháng Mười Một tổng số lợn của cả nước tăng 0,6% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số bò tăng 1,2%; tổng số gia cầm tăng 1,7%; tổng số trâu giảm 3,5%. Tính đến ngày 20/11/2021, cả nước không còn dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở Ninh Bình và Quảng Ninh; dịch tả lợn châu Phi còn ở 43 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 12 địa phương chưa qua 21 ngày.

b) Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng Mười Một ước tính đạt 31,9 nghìn ha, tăng 2,2 % so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 238,3 nghìn ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 88,1 triệu cây, tăng 2,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt gần 16,2 triệu m3, tăng 4,6%; sản lượng củi khai thác đạt 17,2 triệu ste, giảm 1,1%.

 Trong tháng 11/2021, diện tích rừng bị thiệt hại[1] là 63 ha, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 27,5 ha, tăng 2,1%; diện tích rừng bị chặt, phá là 35,5 ha, giảm 52,5%. Ước tính 11 tháng năm 2021, diện tích rừng bị thiệt hại là 2.015 ha, tăng 37,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 1.229 ha, gấp 1,9 lần; diện tích rừng bị chặt, phá là 786 ha, giảm 4,6%.

c) Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng Mười Một ước tính đạt 761,8 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 468,7 nghìn tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản khai thác đạt 293,1 nghìn tấn, tăng 2,2%. Tính chung 11 tháng năm 2021, sản lượng thủy sản ước tính đạt 7.908,2 nghìn tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4.252,7 nghìn tấn, tăng 0,2%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.655,5 nghìn tấn, tăng 0,8% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.480 nghìn tấn, tăng 0,9%).

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong tháng Mười Một tiếp tục khởi sắc khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2021 ước tính tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 2,2%; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,2%.

Tính chung 11 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,4%), đóng góp 4,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,8%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6%, làm giảm 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[2]

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng Mười Một tăng khá so với tháng trước cả về số doanh nghiệp (tăng 44,6%), vốn đăng ký (tăng 38%) và số lao động (tăng 30,2%). Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 15,2% so với tháng trước. Kết quả cho thấy sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh sau hơn một tháng triển khai Nghị quyết 128/NQ-CP.

Trong tháng Mười Một, cả nước có 11.902 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 149,9 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 76,6 nghìn lao động, tăng 44,6% về số doanh nghiệp, tăng 38% về vốn đăng ký và tăng 30,2% về số lao động so với tháng 10/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 9,1% về số doanh nghiệp, giảm 47,4% về số vốn đăng ký và giảm 36% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 12,6 tỷ đồng, giảm 4,5% so với tháng trước và giảm 42,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 4.958 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,2% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 11 tháng năm 2021, cả nước có 105,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.454,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784,2 nghìn lao động, giảm 15% về số doanh nghiệp, giảm 22,6% về vốn đăng ký và giảm 19,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 11 tháng đạt 13,8 tỷ đồng, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2.219,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,8 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 11 tháng năm nay là 3.673,6 nghìn tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 40,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,7% so với 11 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 146,1 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong tháng Mười Một, có 3.523 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020; có 4.642 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 52,3% và tăng 3,8%; có 1.256 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 55,8% và giảm 35,3%.

Tính chung 11 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 52,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước; gần 39,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 14,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,7%, trong đó có 13,2 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm3,9%; 184 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 25,5%. Bình quân một tháng có gần 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

4. Đầu tư

Trong tháng Mười Một, các Bộ, ngành và địa phương nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với tháng 10/2021. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục phục hồi, vốn đăng ký mới và tăng thêm giữ xu hướng tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 11/2021 ước tính đạt 48,5 nghìn tỷ đồng, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn Trung ương quản lý 8 nghìn tỷ đồng, giảm 18,8%; vốn địa phương quản lý 40,5 nghìn tỷ đồng, giảm 11,6%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 367,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,8% kế hoạch năm và giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 78,7% và tăng 32,7%). Cụ thể: Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 63,6 nghìn tỷ đồng, bằng 75,9% kế hoạch năm và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 304,1 nghìn tỷ đồng, bằng 73,4% và giảm 9,1%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam[3] tính đến ngày 20/11/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Vốn đăng ký cấp mới có 1,577 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 14,06 tỷ USD, giảm 31,8% về số dự án và tăng 3,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

– Vốn đăng ký điều chỉnh có 877 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 8,02 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.

– Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3.466 lượt với tổng giá trị góp vốn 4,38 tỷ USD, giảm 33% so cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2021, ước tính đạt 17,1 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 11 tháng năm 2021 có 52 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 244,5 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước; có 19 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 432,8 triệu USD, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 677,3 triệu USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm trước.

5. Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch

Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được ban hành kịp thời và đang được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực triển khai thực hiện, các hoạt động kinh doanh dịch vụ và hoạt động vận tải đang dần trở về trạng thái“bình thường mới”. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa[4] vẫn duy trì tốc độ tăng cao, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Mười Một ước tính đạt  59,7 tỷ USD, tăng 8,5% so với tháng Mười và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam[5] tháng 11/2021 tăng 42,4% so với tháng trước do nước ta bắt đầu thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế[6].

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Một năm 2021 ước tính đạt 397,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021 đạt 4.128,5 nghìn tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 10,4% (cùng kỳ năm 2020 giảm 3,8%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 10/2021 đạt 28,87 tỷ USD, cao hơn 1,57 tỷ USD so với số ước tính. Ước tính tháng 11/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 29,9 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt  299,67 tỷ USD, tăng  17,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78,99 tỷ USD, tăng 11,1%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 220,68 tỷ USD, tăng 20%, chiếm 73,6%. Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 3,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 266,75 tỷ USD, tăng 18%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 21,4 tỷ USD, tăng 15,4%. Nhóm hàng thủy sản đạt 7,95 tỷ USD, tăng 3,5%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%. Thị trường ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%. Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 10/2021 đạt 26,13 tỷ USD, thấp hơn 67 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 11/2021 kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 29,8 tỷ USD, tăng 14% so với tháng trước và tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 299,45 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 103,31 tỷ USD, tăng 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 196,14 tỷ USD, tăng 29,9%. Trong 11 tháng năm 2021 có 43 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 280,2 tỷ USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt  19,25 tỷ USD, tăng 22,2% và chiếm 6,4%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 98,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 50,3 tỷ USD, tăng 20,3%. Thị trường ASEAN đạt 37 tỷ USD, tăng 36,1%. Nhật Bản đạt 20,3 tỷ USD, tăng 10,1%. Thị trường EU đạt 15,5 tỷ USD, tăng 18,2%. Hoa Kỳ đạt 14,2 tỷ USD, tăng 14,6%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Mười xuất siêu 2,74 tỷ USD ; 10 tháng xuất siêu 125 triệu USD; tháng Mười Một ước tính xuất siêu 100 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 225 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 20,19 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 24,32 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 24,55 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng 11/2021 ước tính đạt 137,3 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 24,1% so với tháng trước và luân chuyển 4,5 tỷ lượt khách.km, tăng 23,9%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vận tải hành khách đạt 2.267,8 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 30,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 29,7%) và luân chuyển 90,8 tỷ lượt khách.km, giảm 38,4% (cùng kỳ năm trước giảm 35,1%). Vận tải hàng hóa tháng 11/2021 ước tính đạt 142,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 9,8% so với tháng trước và luân chuyển 29,9 tỷ tấn.km, tăng 7,1%. Tính chung 11 tháng năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 1.472 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 6,2%) và luân chuyển 300,7 tỷ tấn.km, giảm 1,7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,9%).

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Mười Một ước tính đạt hơn 15 nghìn lượt người, tăng 42,4% so với tháng trước và giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 140,1 nghìn lượt người, giảm 96,3% so với cùng kỳ năm trước.

6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; các địa phương dần trở lại với trạng thái bình thường mới khiến giá hàng hóa và dịch vụ có xu hướng tăng là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016[7]. Lạm phát cơ bản 11 tháng tăng 0,82%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 tăng 0,32% so với tháng trước, tăng 2% so với tháng 12/2020 và tăng 2,1% so với tháng 11/2020. Tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản[8] tháng 11/2021 tăng 0,11% so với tháng trước, tăng 0,58% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 11/2021 tăng 2,65% so với tháng trước; tăng 0,75% so với tháng 12/2020 và giảm 0,09% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 11 tháng năm 2021 tăng 9,39%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,4% so với tháng 12/2020 và giảm 1,63% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 11 tháng năm 2021 giảm 1%.

7. Một số tình hình xã hội

Trong tháng Mười Một, các gói hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội,hỗ trợ nhân dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 tiếp tục được thực hiện nên đời sống của người dân nhìn chung ổn định. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 23/11/2021, các gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ đã triển khai trên toàn quốc đạt hơn 28,4 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 28 triệu đối tượng.

Dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp[9]. Tại Việt Nam, số ca mắc trong cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Tính đến sáng ngày 28/11/2021 Việt Nam có 1.197.404 trường hợp mắc, 956.924 trường hợp đã được chữa khỏi (24.692 trường hợp tử vong). Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.

Trong 11 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 10.111 vụ tai nạn giao thông[10], bao gồm: 6.504 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 3.607 vụ va chạm giao thông, làm 5.082 người chết, 3.409 người bị thương và 3.632 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong 11 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, gồm 19 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 11 vụ va chạm giao thông, làm 15 người chết, 10 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ.

Thiên tai[11] xảy ra trong tháng (từ ngày 19/10-18/11/2021) chủ yếu là mưa lớn, lũ, ngập lụt, lốc, sét, mưa đálàm 15 người chết; 16người bị thương; 13 nghìn ha lúa và 7,3 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 29,9 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 892 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và bị ngập hư hại, thiệt hại ước tính 1.187,4 tỷ đồng, giảm 93,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm nay, thiên tai làm 119 người chết và mất tích, 144 người bị thương; 139 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 735 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 14,7 nghìn ngôi nhà bị ngập hư hại; 118,9 nghìn ha lúa và 67,7 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 3,6 nghìn tỷ đồng, giảm 90,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng[12], cả nước xảy ra 133 vụ cháy, nổ, làm 3 người chết và 13 người bị thương, thiệt hại ước tính 5 tỷ đồng. Tính chung 11 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 2.048 vụ cháy, nổ, làm 87 người chết và 138 người bị thương, thiệt hại ước tính 361,8 tỷ đồng./.

[1] Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ 16/10/2021 đến 15/11/2021.

[2] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 26/11/2021.

[3] Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 22/11/2021.

[4] Số liệu tháng 11/2021 do Tổ liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê họp ước tính căn cứ trên số liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu tính đến ngày 24/11/2021 của Tổng cục Hải quan kết hợp với thông tin thị trường, tỷ trọng và xu hướng xuất, nhập khẩu các mặt hàng. Tổng cục Thống kê nhận được và cập nhật báo cáo vào ngày 26/11/2021.

[5] Theo báo cáo của Cục cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, kỳ báo cáo từ ngày 21/10-20/11/2021.

[6] Khách quốc tế đến Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và y tế theo Hướng dẫn số 4122/HD-BVHTTDL ngày 05/11/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

[7] Tốc độ tăng CPI bình quân 11 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,47%; tăng 3,61%; tăng 3,59%; tăng 2,57%; tăng 3,51%; tăng 1,84%.

[8] CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục.

[9] Tính đến sáng ngày 28/11/2021 trên thế giới có 261.024,1 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (5.209,5 nghìn trường hợp tử vong).

[10] Theo báo cáo nhanh từ Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) từ ngày 15/10 đến ngày 14/11/2021.

[11] Tổng hợp Báo cáo từ 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ báo cáo từ ngày 19/10-18/11/2021.

[12] Theo báo cáo nhanh từ Bộ Công an ngày 23/11/2021.

Nguồn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/11/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-11-va-11-thang-nam-2021/

29 thg 11, 2021

Tăng trưởng so với đầu năm 2021

0 đánh giá

Danh mục Cerbersi: 40,15

✅ VNIndex: ▲ 35,73

✅ Bot CerbersiX: 126,04

(update: 31/12/2021)

30 thg 10, 2021

Báo cáo kinh tế xã hội tháng 10 năm 2021

0 đánh giá


1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông nghiệp trong tháng Mười tập trung vào chăm sóc, thu hoạch lúa mùa, lúa thu đông trên cả nước và gieo trồng cây màu vụ đông ở phía Bắc. Chăn nuôi gặp khó khăn do giá bán thấp, nguồn cung tăng trong khi nhu cầu về thực phẩm vẫn thấp do tác động của dịch bệnh. Sản xuất lâm nghiệp có nhiều thuận lợi khi các địa phương gỡ bỏ giãn cách xã hội, hoạt động trồng rừng và khai thác gỗ bắt đầu vào đà tăng để đạt kế hoạch năm 2021. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang dần phục hồi sản xuất, tăng công suất hoạt động. Chuỗi cung ứng sản xuất-chế biến-tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản dần được hồi phục.

a) Nông nghiệp

Vụ lúa mùa năm 2021 cả nước gieo cấy được 1.558,8 nghìn ha, bằng 98,3% vụ mùa năm trước. Tính đến trung tuần tháng Mười, cả nước thu hoạch được 995,5 nghìn ha lúa mùa, chiếm 64,1% diện tích gieo cấy và bằng 96,4% cùng kỳ năm trước. Ước tính năng suất lúa mùa năm nay đạt 51,5 tạ/ha, tăng 0,4 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa mùa đạt 8,03 triệu tấn, giảm 73,5 nghìn tấn so với vụ mùa trước.

Cùng với chăm sóc và thu hoạch lúa mùa, các địa phương trên cả nước hoàn thành sản xuất lúa hè thu với diện tích gieo trồng đạt 1.954 nghìn ha, tăng 8,9 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2020. Thời tiết vụ hè thu năm nay cơ bản thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nên năng suất đã tăng trở lại với 56,5 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ hè thu trước; sản lượng đạt 11,04 triệu tấn, tăng 282,8 nghìn tấn.

Đến giữa tháng Mười, vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy được 672 nghìn ha lúa thu đông, bằng cùng kỳ năm trước. Đến nay, toàn vùng đã thu hoạch 272,7 nghìn ha, chiếm 40,6% diện tích gieo cấy và bằng 91,4% cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa còn lại hiện nay chủ yếu ở giai đoạn chắc xanh đến chín, sinh trưởng và phát triển khá tốt.

Chăn nuôi trâu, bò trong tháng nhìn chung ổn định, tổng số bò trong tháng tăng 1,1% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số trâu giảm 3,9%; tổng số lợn giảm 1,5%; tổng số gia cầm giảm 1,2%. Tính đến ngày 20/10/2021, cả nước không còn dịch lợn tai xanh và dịch lở mồm long móng; dịch cúm gia cầm còn ở Lạng Sơn; dịch tả lợn châu Phi còn ở 42 địa phương và dịch viêm da nổi cục còn ở 28 địa phương chưa qua 21 ngày.

b) Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước tháng 10/2021 ước tính đạt 30,5 nghìn ha, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung ước tính đạt 206,4 nghìn ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 78,9 triệu cây, tăng 3,3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 14.289 nghìn m3, tăng 4,2%; sản lượng củi khai thác đạt 15,7 triệu ste, giảm 0,9%.

Trong tháng 10/2021, diện tích rừng bị thiệt hại[1] là 121,9 ha, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.979,0 ha, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy là 1.229,0 ha, tăng 98,7%; diện tích rừng bị chặt, phá là 750,0 ha, tăng 0,3%.

c) Thủy sản

Sản lượng thủy sản tháng Mười ước tính đạt 798,1 nghìn tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt đạt 492,1 nghìn tấn, tăng 0,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 306,0 nghìn tấn, giảm 1,0%. Tính chung 10 tháng năm 2021, sản lượng thủy sản ước tính đạt 7.175,4 nghìn tấn, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 3.812,2 nghìn tấn, giảm 0,8%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.363,2 nghìn tấn, tăng 0,5% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 3.205,6 nghìn tấn, tăng 0,6%).

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong tháng Mười khởi sắc khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành khai khoáng giảm 7,2%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,5%.

Tính chung 10 tháng năm 2021, IIP ước tính tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 2,6% của cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,5% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,1%), đóng góp 3,99 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7%, làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp[2]

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, những tín hiệu tích cực trong tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả. Số doanh nghiệp thành lập mới tháng 10/2021 tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8% so với tháng trước.

Trong tháng 10/2021, cả nước có 8.233 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 108,6 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 58,8 nghìn lao động, tăng 111,2% về số doanh nghiệp, tăng 73,9% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động so với tháng 09/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 32,5% về số doanh nghiệp, giảm 34,4% về số vốn đăng ký và giảm 18,8% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 13,2 tỷ đồng, giảm 17,6% so với tháng trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 4.304 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 29,8% so với tháng trước và giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2020; có 3.492 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 55,9% và tăng 6%; có 3.048 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21,5% và giảm 14,8%; có 806 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33% và giảm 43%.

Tính chung 10 tháng năm 2021, cả nước có 93,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 1.304,4 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 707,7 nghìn lao động, giảm 15,7% về số doanh nghiệp, giảm 18,2% về vốn đăng ký và giảm 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng đạt 13,9 tỷ đồng, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.879,3 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 34,6 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 10 tháng năm nay là 3.183,6 nghìn tỷ đồng, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 35,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 6,3% so với 10 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 10 tháng lên 129 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 12,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Trong 10 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 48,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; 35 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 15,7%; 13,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,8%. Bình quân một tháng có 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

4. Đầu tư

Trong tháng Mười, các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng, các Bộ, ngành và địa phương đang nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước tháng 10/2021 ước đạt 41,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với tháng 9/2021. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/10/2021 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện giảm 4,1%.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 10/2021 ước tính đạt 41,7 nghìn tỷ đồng, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 318,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,7% kế hoạch năm và giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 67,8% và tăng 31,6%), cụ thể: Vốn Trung ương quản lý đạt 56 nghìn tỷ đồng, bằng 66,6% kế hoạch năm và giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 262,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch năm và giảm 9,1%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam[3] tính đến ngày 20/10/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.375 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 13,02 tỷ USD, giảm 34,5% về số dự án và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh có 776 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 7,09 tỷ USD, tăng 24,2%; vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 3.063 lượt với tổng giá trị góp vốn 3,63 tỷ USD, giảm 40,6%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.229 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2,37 tỷ USD và 1.834 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,26 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 10 tháng năm 2021, ước tính đạt 15,15 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 10 tháng năm 2021 có 48 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 218,3 triệu USD, giảm  30,6% so với cùng kỳ năm trước; có 18 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 427,7 triệu USD, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 646 triệu USD, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm trước.

5. Hoạt động thương mại, vận tải và du lịch

Dịch Covid-19 dần được kiểm soát, nhiều địa phương triển khai “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ nên hoạt động thương mại trong nước và vận tải khôi phục trở lại trong tháng Mười. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu[4] tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng Mười giảm 0,4% so với tháng Chín và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Mười giảm 28,8% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười năm 2021 ước tính đạt 357,9 nghìn tỷ đồng tăng 18,1% so với tháng trước và giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021 đạt 3.720,4 nghìn tỷ đồng, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 10,3% (cùng kỳ năm 2020 giảm 4,5%).

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 9/2021 đạt 27,03 tỷ USD, cao hơn 26 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm 2021 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 3,03 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 238,81 tỷ USD, tăng 17,3%. Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 19,2 tỷ USD, tăng 15,1%. Nhóm hàng thủy sản đạt 6,89 tỷ USD, giảm 0,8%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 44,2 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 31,7 tỷ USD, tăng 8,9%. Thị trường ASEAN đạt 23 tỷ USD, tăng 21,3%. Hàn Quốc đạt 17,9 tỷ USD, tăng 11,2%. Nhật Bản đạt 16,1 tỷ USD, tăng 2,2%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 9/2021 đạt 26,67 tỷ USD, cao hơn 166 triệu USD so với số ước tính. Ước tính tháng 10/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng năm 2021 có 39 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 252,21 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 128,08 tỷ USD, tăng 35,2% và chiếm 47,5%. Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 17,17 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 6,4%.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 89,4 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 45,5 tỷ USD, tăng 21,4%. Thị trường ASEAN đạt 33 tỷ USD, tăng 34,8%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 9%. Thị trường EU đạt 13,8 tỷ USD, tăng 15,9%. Hoa Kỳ đạt 13 tỷ USD, tăng 13,5%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng Chín xuất siêu 360 triệu USD[5]; 9 tháng nhập siêu 2,55 tỷ USD; tháng Mười ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,45 tỷ USD[6] (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,63 tỷ USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,73 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,28 tỷ USD.

Vận tải hành khách tháng Mười ước tính đạt 120,6 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 47,2% so với tháng trước và luân chuyển 3,5 tỷ lượt khách.km, tăng 41,6%. Tính chung 10 tháng năm 2021, vận tải hành khách đạt 2.140,5 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 27,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 29,7%) và luân chuyển 86,3 tỷ lượt khách.km, giảm 34,9% (cùng kỳ năm trước giảm 35,4%). Vận tải hàng hóa tháng Mười ước tính đạt 135,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,5% so với tháng trước và luân chuyển 26,9 tỷ tấn.km, tăng 10,7%. Tính chung 10 tháng năm 2021, vận tải hàng hóa đạt 1.335,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 7,5%) và luân chuyển 269,8 tỷ tấn.km, giảm 1,4% (cùng kỳ năm trước giảm 8,8%).

Khách quốc tế đến nước ta[7] trong tháng Mười ước tính đạt gần 10,6 nghìn lượt người, tăng 11,1% so với tháng trước và giảm 28,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 125,1 nghìn lượt người, giảm 96,7% so với cùng kỳ năm trước.

6. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Nhiều địa phương nới lỏng giãn cách giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm, đồng thời nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm; nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm khi thời tiết sang thu và giá thuê nhà tiếp tục xuống thấp nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 1,67% so với tháng 12/2020. Tính chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016[8]. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%.

CPI tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng trước; tăng 1,67% so với tháng 12/2020 và tăng 1,77% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát cơ bản[9] tháng 10/2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá vàng trong nước giảm theo giá vàng thế giới. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 10/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 1,85% so với tháng 12/2020 và giảm 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 10/2021 giảm 0,06% so với tháng trước; giảm 1,2% so với tháng 12/2020 và giảm 1,48% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

7. Một số tình hình xã hội

Trong tháng Mười, công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm trong bối cảnh đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục được triển khai, tính đến ngày 22/10/2021 tổng kinh phí đã triển khai trên toàn quốc là hơn 24 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 25,2 triệu đối tượng. Bên cạnh đó, ngày 07/10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-TTg hỗ trợ 741,2 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho người dân tỉnh Quảng Trị gặp khó khăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp[10]. Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, một số tỉnh, thành phố đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tính đến 17 giờ ngày 27/10/2021 Việt Nam có 900.585 trường hợp mắc, 812.314 trường hợp đã được chữa khỏi (21.856 trường hợp tử vong).

Tai nạn giao thông[11] trên địa bàn cả nước 10 tháng năm 2021 đã xảy ra 8.933 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.761 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 3.172 vụ va chạm giao thông, làm 4.523 người chết, 2.999 người bị thương và 3.201 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong 10 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 29 vụ tai nạn giao thông, gồm 19 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10 vụ va chạm giao thông, làm 15 người chết, 10 người bị thương và 11 người bị thương nhẹ.

Thiên tai[12] xảy ra trong tháng (từ ngày 19/9-18/10/2021) chủ yếu là mưa lớn, lũ, ngập lụt, lốc, sét, mưa đá làm 27 người chết và mất tích; 7 người bị thương; 19,8 nghìn ha lúa và 15,3 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 83,4 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 97 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 905 ngôi nhà bị ngập hư hại, thiệt hại ước tính 778 tỷ đồng, giảm 71,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm nay, thiên tai làm 104 người chết và mất tích, 128 người bị thương; 108,6 nghìn con gia súc và gia cầm bị chết; 676 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 13,7 nghìn ngôi nhà bị ngập hư hại; 105,8 nghìn ha lúa và 60,2 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 2,1 nghìn tỷ đồng, giảm 78,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng[13], cả nước xảy ra 145 vụ cháy, nổ, làm 2 người chết và 5 người bị thương, thiệt hại ước tính 12,9 tỷ đồng. Tính chung 10 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 1.915 vụ cháy, nổ, làm 84 người chết và 125 người bị thương, thiệt hại ước tính 356,8 tỷ đồng./.

[1] Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ 16/9/2021 đến 15/10/2021.

[2] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 26/10/2021.

[3] Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 22/10/2021.

[4] Số liệu tháng 10/2021 do Tổ liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thống kê họp ước tính căn cứ trên số liệu kim ngạch xuất, nhập khẩu tính đến ngày 26/10/2021 của Tổng cục Hải quan kết hợp với thông tin thị trường, tỷ trọng và xu hướng xuất, nhập khẩu các mặt hàng. Tổng cục Thống kê nhận được và cập nhật báo cáo vào ngày 28/10/2021.

[5] Ước tính tháng Chín xuất siêu 500 triệu USD.

[6] Trong đó, 10 tháng năm 2021 xuất siêu sang EU đạt 17,9 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 45,2 tỷ USD, tăng 63,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,6 tỷ USD, tăng 29,1%; nhập siêu từ ASEAN 10 tỷ USD, tăng 80,8%.

[7] Theo báo cáo của Cục cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Quốc phòng và Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, kỳ báo cáo từ ngày 21/9-20/10/2021.

[8] Tốc độ tăng CPI bình quân 10 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,27%; tăng 3,71%; tăng 3,6%; tăng 2,48%; tăng 3,71%; tăng 1,81%.

[9] CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục.

[10] Tính đến 17 giờ ngày 27/10/2021 trên thế giới có 245.437,3 nghìn trường hợp mắc Covid-19 (4.982,2 nghìn trường hợp tử vong).

[11] Theo báo cáo nhanh từ Văn phòng Bộ Công an và Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải).

[12] Tổng hợp Báo cáo từ 63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ báo cáo từ ngày 19/9-18/10/2021.

[13] Theo báo cáo nhanh từ Bộ Công an ngày 23/10/2021.

Nguồn: Tổng cục thống kê

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-10-va-10-thang-nam-2021/