.

22 thg 10, 2011

George Soros – Huyền thoại về một cái tên

0 đánh giá

George Soros là nhà tỷ phú nổi tiềng khắp thế giới, ông sinh năm 1930, tại TP Budapest, Hungary. Là nhà tài phiệt từng được mệnh danh là “Mozart của thị trường chứng khoán”, “Robin Hood tài chính”. Xếp thứ 38 trong danh sách những người giàu nhất thế giới (năm 2003), với giá trị tài sản 7 tỷ USD. Nổi tiếng với những thương vụ kiếm bạc tỷ qua các vụ đầu cơ nghẹt thở. Nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Một nhà đầu cơ tiền mặt “vĩ đại” nhất của thế kỷ 20.

GEORGE SOROS TRƯỚC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NƯỚC ANH 1992.
Tiểu sử George Soros
George Soros được sinh ra với cái tên Dzichdzhe Shorak (phát âm là “Shorosh”) ở Budapest năm 1930. Là con trai của một luật sư, ông đã trở thành một siêu sao đầu tư của thế giới với giá trị tài sản ròng năm 2002 là $6,9 tỉ. Kể từ khi được thành lập vào năm 1969, trong 32 năm hoạt động, quỹ đầu tư của ông đã kiếm được mức lợi nhuận trung bình cao đến mức khó tin – 35%/năm.
Soros là ngơời Do Tháii, sinh ra ở Hungary vào ngày 12/8/1930. Tuổi thơ của nhà tỉ phú này gắn liền với những ngày kinh hoàng khi phát xít Đức tàn sát người Do Thái trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Khi còn nhỏ, ông được dạy rằng người Do Thái có thể chạy chứ không được lẩn trốn! Năm 1947, cậu bé Soros sang London một mình. Tại đây, Soros tốt nghiệp trường Kinh doanh London vào năm 1952. Năm 1956, Soros sang Mỹ đoàn tụ với bố mẹ và các anh chị em, và nhập quốc tịch Mỹ. Đây là nơi ông bắt đầu khởi nghiệp với 5.000 USD ít ỏi.
Câu chuyện về cuộc đời của Soros có hai phần rõ rệt: một “máy làm tiền”, và một nhà hoạt động từ thiện tích cực. Tuy nhiên, người ta thường thích quan tâm đến tiền của Soros hơn là những mục tiêu lý tưởng mà ông theo đuổi. Soros đã viết 7 cuốn sách mang nhiều tính triết lý. Cuốn sách mới xuất bản gần đây nhất là cuốn “George Soros nói về toàn cầu hoá”, xuất bản tháng 3/2002. Phương châm kinh doanh của Soros khá đặc biệt: trong kinh doanh, việc bạn đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu bạn đúng bạn sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu bạn sai bạn sẽ mất bao nhiêu tiền.


George Soros trước 1992.
Năm 1956, Soros chuyển tới thành phố New York, tại đây ông làm việc tại hai công ty chứng khoán trước khi gia nhập hãng Arnold & Bleichroeder vào năm 1963.
Năm 1967, ông trở thành trưởng phòng nghiên cứu đầu tư, và ông đã thành công trong việc tìm ra cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu Châu Âu bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.
Năm 1969, ông thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài, sử dụng $250.000 của riêng ông và khoảng $6 triệu của các nhà đầu tư không phải người Mỹ khác mà ông quen biết. (Một quỹ đầu tư mạo hiểm là một công ty hợp doanh đầu tư không bị hạn chế bởi quy định của các cơ quan chính phủ như Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ. Mỗi quỹ đầu tư mạo hiểm có thể thiết lập phong cách và chiến lược đầu tư của riêng mình, phong cách và chiến lược đầu tư của các quỹ rất khác nhau: một số quỹ sử dụng chiến lược đầu tư tham gia vào các loại đầu tư khác nhau, một số khác thì không. Người quản lý quỹ thường thu phí và phần trăm của lợi nhuận kiếm được, đồng thời đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào quỹ.)


Chẳng bao lâu sau đó, Soros rời bỏ Arnold & Bleichroeder và mang đi quỹ Soros do ông thành lập. Mặc dù thập niên 1970 là những năm nghèo túng của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, nhưng quỹ Soros thì lại ăn nên làm ra. Với tư cách là người quản lý quỹ, Soros tập trung tìm kiếm các lĩnh vực bị đánh giá thấp hơn giá trị thật ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Ông mua các cổ phiếu giá thấp không được ưa thích và bán non các cổ phiếu giá cao được ưa thích.

Ông dự đoán cầu về dầu sẽ vượt xa cung về dầu nên đã mua cổ phiếu của các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ dầu mỏ và khoan dầu trước cuộc khủng hoảng dầu đầu tiên năm 1973. Vào giữa thập niên 1970, ông đầu tư rất nhiều vào các cổ phiếu của Nhật Bản. Năm 1979, ông đổi tên quỹ thành Quantum Fund để tôn vinh nguyên lý dễ thay đổi trong cơ học lượng tử của Heisenberg. Năm 1980, quỹ đạt lợi nhuận 103% với số vốn lên tới $380 triệu.

Năm 1981, tạp chí Institutional Investor gọi ông là “nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới”. Nhưng năm 1981 là một năm khó khăn: quỹ lỗ 23% và một phần ba các nhà đầu tư của quỹ rút tiền về. Song các nhà đầu tư đó đã phạm sai lầm. Trong tương lai, quỹ vẫn tiếp tục thu được dòng lợi nhuận cực lớn.

Vào đầu tháng 9/1985, Soros tin rằng đồng đô-la Mỹ đang được đánh giá quá cao so với đồng yên Nhật và đồng Mác Đức, và chẳng bao lâu sẽ có sự điều chỉnh cho đúng với giá trị thực. Ông quyết định mua các hợp đồng đầu cơ để kiếm lợi nhuận từ những thay đổi mà ông đoán trước là sẽ xảy ra. Chẳng hạn như ông vay đô-la để mua yên và mác, đồng thời mua trái phiếu chính phủ của Nhật và Đức. Tổng cộng ông đã cam kết mua các hợp đồng trị giá $800 triệu, một cam kết có giá trị lớn hơn toàn bộ số vốn của quỹ. Vào cuối tháng 9, chính phủ các nước phát triển tuyên bố Hiệp định Plaza, trong đó họ hứa sẽ hợp tác hành động (như can thiệp vào các thị trường ngoại hối) để làm tăng giá trị của các đồng tiền mạnh so với đồng đô-la Mỹ. Chỉ trong một tháng, do đồng đô-la mất giá, Soros đã thu lợi nhuận $150 triệu.

Tổng lợi nhuận của quỹ năm 1985 là 122% vì ông còn đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài và trái phiếu dài hạn của Kho bạc Hoa Kỳ. Tất nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư của ông đều mang lại lợi nhuận. Chẳng hạn như trong năm 1987, quỹ Quantum lỗ tới $840 triệu khi thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ và các nước khác sụp đổ vào tháng 10. Nhưng quỹ vẫn kiếm được 14% lợi nhuận trong cả năm này.

George Soros kiếm được hàng tỷ chỉ trong một đêm là do may mắn hay do ông ta có một sự hiểu biết uyên thâm về hệ thống Tài Chính Quốc Tế.


Tình hình kinh tế nước Anh 1992. 
a. Kinh tế nước Anh đang trong giai đoạn suy thoái.
NHTW của các nước công nghiệp phát triển đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi mặt bằng lãi suất của thế giới đang tăng cao. Trong giai đoạn này tình hình kinh tế nước Anh đang suy thoái nghiêm trọng phản ánh qua một số chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Trung bình 1988-1990
1991
1992
GDP thực tế
2,3
-2,2
-1,0
Tốc độ tăng trưởng KT
-
-1,8
-0,1
Tổng cầu thực tế
3,5
-3,2
0,1
Cán cân tài khoản vãng lai
-3,6
-1,1
-2,1
Tỷ lệ lạm phát
9,5
5,9
3,8
Tỷ lệ thất nghiệp
-
8,0
9,8
Thâm hụt ngân sách(/GDP)
1,3
2,8
6,6
Khối lượng xuất khẩu
-
1,7
3,2
Khối lượng nhập khẩu
-
-2,8
6,7

b. Sự ra đời hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM).
Vào 13/3/1979 Hệ thống tỷ giá Châu Âu (ERM) được thành lập, hầu hết các đồng tiền của EU bị buộc vào nhau theo Cơ chế Tỷ giá Hối đoái (Exchange Rate Mechanism – ERM) của Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (European Monetary System). Hệ thống tỷ giá song phương giữa các đồng tiền thành viên được dao động trong một biên độ nhất định(2.25%). Riêng nước Anh và Ý là 6%.
Đơn vị tiền tệ Châu Âu - ECU 
Loại tiền tệ
%tham gia
Loại tiền tệ
%tham gia
Marks Đức (DEM)
Francs Pháp (FFR)
Bảng  Anh (GBP)
Đồng Lira Ý (ITL)
GuildersHà Lan (NLG)
Francs Bỉ (BEF)
30.1
19.0
13.0
10.15
9.4
7.6
PesetaTâyBanNha (ESP)
KronesĐan Mạch (DKK)
Punts Ireland (IP)
Drachmas Hy Lạp (GRD)
Escudos Bồ ĐàoNha (PTE)
Francs Luxembourg (LUF)
5.3
2.45
1.1
0.8
0.8
0.3

 Mặc dù đã gia nhập Cộng đồng kinh tế Âu Châu (ECC) từ tháng 4/1970 và đã kí hiệp định EMS nhưng nước Anh lại quyết định không tham gia hệ thống tỉ giá hối đoái của ECC. Theo thể thức EMS, tỷ giá hối đoái của các nước thành viên được duy trì trong các giới hạn cụ thể và cũng ràng buộc với đơn vị tiền tệ Châu Âu và các đồng tiền của các nước thành viên này đều được neo theo đồng Mark Đức đồng thời có thể dao động không quá 2,25% ( trừ Ý là 6%). Nhưng đến tháng 10/1990, Anh quyết định gia nhập ERM cùng với sự đảm bảo của Chính Phủ là sẽ theo đuổi một chính sách kinh tế và tiền tệ sao cho có thể phòng ngừa được những biến động về tỷ giá giữa đồng Bảng và đồng tiền của các nước khác thuộc ERM trong một biên độ giao động tỷ giá là 6%. Lúc này, đồng Pound được neo ở mức 1GBP= 2.95 DEM.



Sau khi bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, hai miền Đông và Tây Đức được thống nhất cả về địa lý lẫn chính trị và đồng Mark của Tây Đức được chọn là đồng tiền chung cho đất nước. Vào thời điểm đó, 1 đồng Mark của Tây Đức đổi được 4 đồng Mark của Đông Đức. Tình hình lạm phát tại Đức tăng cao do người dân ở Đông Đức đổ xô đi đổi tiền Tây Đức. Để tránh sự ảnh hưởng của lạm phát cao đến nền kinh tế mới được thống nhất, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi suất đồng Mark lên cao và duy trì lãi suất cao này trong một thời gian dài. Khi đồng Bảng Anh neo giá cố định theo đồng Mark Đức thì hiện tượng lãi suất cao tại Đức đã góp phần làm cho giá trị thực của đồng Bảng bị giảm sút nghiêm trọng. Cũng chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho NHTW Anh trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định và chỉ có hai phương án lựa chọn cho NHTW Anh mà thôi, đó là:

(1) Ngân hàng trung ương Anh phải chuẩn bị sẵn sàn để mua vào một lượng đồng bảng Anh dư thừa trên thị trường bằng việc bán ra đồng DEM từ kho dự trữ của mình



(2) Tăng lãi suất đồng bảng Anh lên một mức cao để khuyến khích các nhà quản lý danh mục đầu tư.
Nguyên nhân khủng hoảng tài chính nước Anh: ngày thứ tư đen tối (Black Wednesday)
  • Cơ chế tỷ giá ERM được xem là “cơ chế tỷ giá bò trườn” khi mà nó dựa trên một tỷ giá trung tâm, được tính toán dựa trên tỷ giá bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái của các nước thành viên với quyền số được ấn định dựa trên tổng sản phẩm quốc dân và hoạt động mậu dịch nội bộ châu Âu tương ứng của các nước thành viên trong khi giới hạn tỷ giá đồng tiền của các nước thành viên dao động trong một biên độ hẹp ( 2.25%, trừ Ý và Anh là 6%). Khi có biến động bởi nền kinh tế Đức hồi phục quá nhanh đã làm rối loạn tiền tệ của cơ chế này và tỷ giá trung tâm phải điều chỉnh thường xuyên khiến cho nó trở nên mất ổn định.
  • Vào thời điểm này, nền kinh tế của các nước châu Âu đang rơi vào tình trạng suy yếu và có khả năng xảy ra khủng hoảng.
    Các nhà đầu cơ bắt đầu có những hoài nghi về cam kết của các chính phủ là bảo vệ cố định tỷ giá trung tâm thông qua công cụ lãi suất cao và họ đã tấn công vào các đồng tiền thuộc ERM mà trước tiên là hai đồng tiền có biên độ cao nhất là đồng Bảng Anh và đồng Lira Ý.
  • Chính phủ và Ngân hàng trung ương Anh cố gắng để giữ tỷ giá ấn định là 2.95 DEM/1bảng.
  • Ngày 16/9/1992 chính phủ Anh chính thức thông báo tăng lãi suất đồng bảng Anh từ 10% đến 12%, sau đó lại tiếp tục tăng tới 15%, đây là mức lãi suất cao kỷ lục, do ngân hàng trung ương Anh không có đủ lượng dự trữ đồng DEM để giữ ấn định mức giá neo 2.95DEM/1bảng.
  • Những nhà môi giới, đầu cơ và những nhà quản lý danh mục đầu tư vẫn tiếp tục bán đồng bảng Anh.
  • Việc duy trì lãi suất cao của đồng bảng Anh không thể kéo dài được.
  • Nước Anh buộc phải thực hiện thả nổi đồng Bảng và đồng bảng rớt giá ngay lập tức.
  • Tháng 9/1992, nước Anh rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, ảnh hưởng dây chuyền tới nền kinh tế một số nước và thế giới và do vậy nước Anh rất cần phải duy trì lãi suất ở mức thấp.
Hành động của George Soros: Nhà đầu tư có một sự hiểu biết uyên thâm về hệ thống tài chính quốc tế.
Theo giới chuyên môn, thành công của George Soros chính là sự hiểu biết uyên thâm, nghị lực phi thường cộng với sự phấn đấu không biết mệt mỏi. Ông thường làm việc liên tục với mỗi đêm chỉ ngủ 2 giờ. Trái với nhiều nhà kinh tế, học thuyết cơ bản của ông về đầu tư là thị trường tài chính - nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic.

a. Quá trình đầu cơ của George Soros.
Tháng 9/1992, Soros đưa ra lời dự đoán nổi tiếng nhất. Bằng khoản đầu tư trị giá 10 tỷ USD vào đồng Bảng Anh (GBP), George Soros chính là người đã làm cho đồng GBP phải rút khỏi hệ thống tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).
Sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, đất nước Đức thống nhất hai miền Đông và Tây. Để tránh tình trạng lạm phát cao, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi suất đồng Mark Đức, làm cho đồng Mark có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác và chính điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các đồng tiền khác thuộc ERM. Theo đó, để giữ cho tỉ giá hối đoái được ổn định, Chính phủ các nước khác thuộc ERM cũng sẽ phải tăng lãi suất cho đồng tiền của mình và Soros tin rằng Chính phủ Anh cũng không ngoại lệ vì lúc này tình hình kinh tế nước Anh đang trong tình trạng suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo như Soros dự đoán thì với tình hình này, trong tương lai không xa, nước Anh chỉ có  thể thực hiện một trong hai hành động sau: hoặc là nước Anh sẽ bán phá giá đồng Bảng nếu muốn tiếp tục tham gia ERM, hoặc là rút khỏi ERM. Dù nước Anh có hành động nào đi nữa thì chắc chắn là đồng Bảng cũng sẽ mất giá.

Quá trình đầu cơ: Ông đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và đầu cơ giá lên vào đồng Mác bằng cách vay bảng mua Mác, đồng thời còn đầu tư vào các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Giá trị các hợp đồng này cực lớn - $10 tỷ. Khi Soros và các nhà đầu tư khác thực hiện hợp đồng, họ bán đồng bảng, do vậy tạo nên sức ép giảm giá với đồng bảng.
SOROS3.gif 
b.  Các biện pháp chống đỡ của NHTW Anh.
Do lượng DEM dự trữ không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường nên đầu tháng 9/1992, NHTW Anh quyết định vay thêm một khoản khổng lồ là 20 tỉ DEM nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ tỷ giá cố định so với đồng DEM của đồng Bảng Anh. Không may là các lực thị trường quá mạnh, làn sóng tấn công của các nhà đầu cơ vẫn dâng lên rất cao cùng với việc NHTW Đức không muốn tung thêm đồng DEM ra thị trường ngoại hối vì muốn kìm giữ mức lạm phát trong nước đã khiến cho mọi cố gắng chống đỡ của NHTW và Chính phủ Anh bằng biện pháp can thiệp trực tiếp và thị trường ngoại hối trở nên vô hiệu.

Lạm phát của một số nước 1987-1993  Lúc này, NHTW Anh nghĩ đến biện pháp thứ hai là tăng lãi suất cho đồng Bảng. Điều này đã khiến cho canh bạc tiền tệ trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu cơ khi mà họ vẫn sẵn sàng từ bỏ lãi suất cao cho đồng Bảng Anh để nắm giữ đồng Mark bởi lãi suất tăng quá cao lại thể hiện rõ hơn sự bất lực của Chính Phủ và NHTW Anh trong việc giải quyết khủng hoảng, càng làm tăng rủi ro cho những ai nắm giữ đồng Bảng. Chính vì vậy mà cố gắng cuối cùng của chính phủ và NHTW Anh vẫn thất bại khiến cho họ đi đến quyết định thả nổi đồng Bảng . 

c. Khủng hoảng xảy ra.
Các ngân hàng trung ương cố gắng bảo vệ tỷ giá cố định, nhưng chẳng bao lâu chính phủ Anh đành buông tay và rút khỏi ERM. Đồng bảng mất giá thảm hại so với đồng Mác. Như vậy mặc dù đã nỗ lực can thiệp trên thị trường ngoại hối và nâng mức lãi suất tăng thêm 5% chỉ trong 1 ngày nhưng trước việc tập trung tấn công vào đồng Bảng của các nhà đầu cơ đã buộc nước Anh phải chấm dứt tư cách thành viên ERM vào ngày thứ 4 đen tối 16/9/1992 (Black Wednesday).

Chỉ trong một tháng, quỹ Quantum thu lợi nhuận khoảng $1 tỉ từ các hợp đồng đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và $1 tỉ nữa từ các hợp đồng đầu cơ giá lên vào các đồng tiền châu Âu khác. Tạp chí Economist gọi Soros là “người phá sập Ngân hàng nước Anh.”

Từ đây, mọi hành động, mọi cử chỉ, lời nói của George Soros đều được hầu hết cư dân ở phố Walls và thị trường tài chính London chú ý đến bởi họ cho rằng ông là nhân vật số một trong giới tài chính của thế giới, là một người có khả năng “một tay che cả bầu trời” khi ông có thể làm mất giá bất kì đồng tiền nào hay gây ra khủng hoảng kinh tế chỉ với một vài nhận định về thị trường cho công chúng biết hay một hành động đầu tư một loại chứng khoán hay đồng tiền nào. Cũng chính vì quan niệm này của mọi người mà ông thường xuyên trở thành nhân vật bị cáo buộc là có liên quan hoặc là thủ phạm gây ra các cuộc khủng hoảng hay các bất ổn về kinh tế - tài chínhđối với các quốc gia mà ông từng đi qua, đã từng đầu tư vào, thậm chí nhiều quốc gia không cấp visa cho ông nhằm ngăn cản ông bước vào lãnh thổ nước họ để tránh những bất lợi có thể xảy ra cho đất nước.

Nguồn namde-express.com

0 đánh giá:

Đăng nhận xét