.

6 thg 4, 2023

“Bóng đen” sau lưng FED và uy quyền đô la Mỹ

0 đánh giá

Tính chất bí hiểm và đặc trưng phi chính phủ tuyệt đối của FED đã tạo ra đồng tiền khó kiểm soát và khó thao túng nhất lịch sử!

Ai thực sự đứng đằng sau FED?

Một lần nữa câu chuyện xoay quanh đồng USD lại được bàn tán xôn xao vì nghịch lý kinh tế Mỹ lạm phát trầm trọng vẫn không khiến đồng tiền trứ danh này mất giá. Thậm chí, càng khủng khoảng, nó càng được săn đón.

Ngoài chức năng là một loại tiền tệ, mang chức năng thanh toán, cất trữ như các đồng tiền khác, USD còn trở thành biểu tượng cho “giá trị Mỹ”, đại diện tiêu biểu nền kinh tế thị trường hiện đại.

Đêm ngày 22/11/1910, một đoàn tàu che rèm kín mít tiến về miền Nam nước Mỹ, những người trên tàu đều thuộc giới tài phiệt ngân hàng, có điều không một ai biết mục đích của chuyến đi! Jekyll, quần đảo thuộc quyền sở hữu của gia tộc JP Morgan là điểm đến, thời điểm đó 1/6 của cải toàn cầu nằm trong tay thành viên câu lạc bộ Jekyll. Họ đến đây để thảo luận về dự luật “Dự trữ Liên bang Mỹ”.

Sau khủng hoảng tài chính 1907, hình ảnh giới tài chính rất tệ trong mắt người dân. Từ thời Tổng thống Jefferson, tên gọi “Ngân hàng Trung ương” đều dính dáng đến âm mưu của các nhà tài phiệt Anh, vì thế Paul Warburg - một cao thủ về tài chính đề xuất tên gọi “Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang để che mắt thiên hạ.

Điều đặc biệt ở chỗ, tổ chức này được thiết kế theo mô hình tư nhân nắm giữ cổ phần, 20% cổ phần thường trực của chính phủ bị mua đứt bán đoạn, khiến FED trở thành Ngân hàng trung ương tư hữu hoàn toàn.

Điều khoản quan trọng nhất của FED là Quốc hội khống chế hoạt động, Chính phủ nắm giữ vai trò đại biểu trong Hội đồng quản trị. Sau này, Hội đồng quản trị do Tổng thống bổ nhiệm, thế nhưng chức năng thực sự do Hội đồng tư vấn Liên bang quyết định.

Mô hình trên đẩy Quốc hội Mỹ ra “chầu rìa”, điều 8 chương 1 Hiến pháp Mỹ quy định: “Quốc hội chịu trách nhiệm quản lý phát hành tiền tệ”. Để được thông qua, Paul dàn xếp như sau: Tổng thống bổ nhiệm, Quốc hội kiểm soát, nhân sự độc lập giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn các ngân hàng thành viên làm cố vấn.

Khi thế chiến thứ nhất nổ phát súng đầu tiên ở châu Âu, tư bản tài chính Bắc Mỹ nhìn thấy cơ hội làm ăn và tái thiết hậu chiến. FED đã in lô USD đầu tiên vào cuối năm 1914. Sáu mươi năm sau đó, “đồng bạc xanh” trở thành tài sản toàn cầu.

Một trong những cái tên được Song Hong Bin, tác giả cuốn “Chiến tranh tiền tệ” nhắc đến là JP Morgan của nhà sáng lập Geogre Peabody (Anh) đi lên từ buôn hoa quả sấy khô, sau đó hùn vốn kinh doanh tài chính, đường sắt, thép, thâu tóm, sáp nhập hàng loạt và trở thành gia tộc giàu nhất hành tinh trong nửa đầu thế kỷ 20.

Đầu năm 1891, gia tộc JP Morgan gặp gỡ gia tộc trứ danh khác ở châu Âu là Rothschild cho ra đời tổ chức bí mật “Tập đoàn hội nghị bàn tròn”, tập hợp những người giàu nhất ở Mỹ và Anh cùng buông rèm nhiếp chính định kỳ với giới tinh hoa chính trị phương Tây.

Tuy vậy, theo tài liệu của Uỷ ban kinh tế lầm thời quốc gia (Mỹ), Morgan thực sự chỉ nắm 9% cổ phần ở công ty của mình và không phải là người giàu khủng khiếp như lời đồn - ông ta chỉ là con rối trên sàn diễn do bức màn FED che đậy!?

Một nhân vật gây tranh cãi, được xem nắm thực quyền ở FED là “vua dầu mỏ” Rockefeller - người đã thao túng kinh tế Mỹ nửa sau thế kỷ 19 với chiêu thức cạnh tranh ví như “tàn sát đối thủ không thương tiếc”. Cuối cùng Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật buộc tập đoàn này chia nhỏ thành hàng trăm công ty khác nhau.

Chúng ta dễ dàng nhìn thấy đồng tiền Mỹ nhưng không ai thực sự biết “nó” ra đời như thế nào, bao giờ, phục vụ ai?- tất cả đều mờ mờ ảo ảo. Tính chất bí hiểm và đặc trưng phi chính phủ tuyệt đối của FED đã tạo ra đồng tiền khó hiểu, khó kiểm soát và khó thao túng nhất lịch sử.

Ai thực sự đứng sau FED? Ai có thể điều khiển được USD? Tại sao truyền thông thường chỉ nhắc đến Chủ tịch FED mà không phải là những “đại cổ đông” đến từ khắp nơi trên thế giới? Họ là ai? Vì sao FED và USD luôn muốn tách biệt khỏi quyền lực chính trị?

Trên thực tế, không ít Tổng thống Mỹ muốn giành quyền in USD đều bị tước quyền sống hoặc kết thúc sự nghiệp chính trị. Và, bất cứ ứng viên nào trở thành Tổng thống Mỹ đều phải “hòa thuận” với FED. Song song là các cuộc chiến tranh đẫm máu, ra đời những tổ chức “chân rết” củng cố quyền lực cho FED.

Chúng ta chỉ có thể biết chắc chắn rằng, FED mới là tổ chức điều hành mọi mặt trên thế giới. Mánh lới kinh doanh đã đạt đến tầng nấc cao siêu, thể hiện ở chỗ: Vừa nằm quyền chi phối hàng hóa, dịch vụ; vừa toàn quyền ban phát đồng tiền uy lực nhất thương trường, vừa thao túng toàn bộ chính trường. Ai có thể hơn FED?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ

https://diendandoanhnghiep.vn/bong-den-sau-lung-fed-va-uy-quyen-do-la-my-227272.html

5 thg 2, 2023

GDP Việt Nam năm 2022

0 đánh giá

Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. 

Như vậy, có thể thấy, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000. 

Với quy mô GDP như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. 

Như vậy, GDP bình quân đầu người ở nước ta đã tăng gấp nhiều lần sau 20 năm, nâng bậc vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như thương mại và đầu tư toàn cầu.




31 thg 12, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi năm 2022 cao hơn VnIndex 17,91%

0 đánh giá

Năm 2022 đầy khó khăn đã khép lại. 

Năm 2022 đánh dấu thị trường chứng khoán Việt Nam (VnIndex) nằm trong TOP 5 thị trường giảm điểm mạnh nhất thế giới. Nếu tính tới chỉ số HNX Index còn giảm tới 56%. Có thể điểm lại các sự kiện ảnh hưởng mạnh tới thị trường chứng khoán trong năm qua như sau:
- Nga tấn công Ucraina
- FED kết thúc chương trình mua trái phiếu và bắt đầu tăng lãi suất 0,25%
- Siết tín dụng BĐS, siết trái phiếu doanh nghiệp, Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt, Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải.
- FED tiếp tục tăng lãi suất lần 2, lần 3, lần 4, lần 5, lần 6, lần 7
- Nghị định 65 có hiệu lực
- Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt
... 

Trước rất nhiều tác động khách quan, khó lường của 1 năm đầy biến cố trên thế giới và trong nước, Danh mục Cerbersi vẫn luôn trung thành với cách đầu tư chắc chắn, an toàn, ổn định và kết quả cuối cùng Danh mục Cerbersi đạt mức giảm thấp hơn chỉ số chung thị trường là VNIndex, cụ thể: 
Danh mục Cerbersi năm 2022 giảm 14,87%,  
+ VNIndex giảm 32,78% => Danh mục có tăng trưởng cao hơn VNIndex:  17,91%.
+ VN30 giảm 34,55% => Danh mục có tăng trưởng cao hơn VN30:  19,67%.
+ HNX  giảm 56% => Danh mục có tăng trưởng cao hơn HNX:  41,13%.

Thanh xin cảm ơn sự tin yêu và đồng hành của quý Nhà đầu tư trong thời gian vừa qua và chúc quý Nhà đầu tư  cùng gia đình một năm mới 2023 an khang, thịnh vượng, đầu tư thành công.

Trân trọng cảm ơn!



6 thg 7, 2022

1 thg 6, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi đến 31/5/2022 đạt 3,18% cao hơn VNIndex 16,91%

0 đánh giá

Tổng kết đến 31/5/2022:

1. Tăng trưởng của Danh mục Cerbersi  5 tháng năm 2022 đạt: 3,18 % 

Tăng trưởng của VnIndex: -13,72 % 

Tăng trưởng của VN30:     -13,23 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của VnIndex:  + 16,91 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của Vn30:       + 16,41 %

2. Tăng trưởng của Danh mc Cerbersi qua các tháng:

- Tháng 5/2022:  - 4,30  (VNIndex:   - 4,94%)

- Tháng 4/2022:  + 0,67 %  (VNIndex:   8,37%)

- Tháng 3/2022:  + 2,15 %  (VNIndex:   + 0,13%)

- Tháng 2/2022:  + 3,57 %  (VNIndex:   + 0,75%)

- Tháng 1/2022:  1,07 %  (VNIndex:   - 1,29%)

3. Tỷ lệ cổ phiếu và tiền hiện tại:

- Tỷ lệ cổ phiếu: 100 %

- Tỷ lệ tiền:         0% 



8 thg 5, 2022

Điều gì xảy ra khi Fed tăng lãi suất?

0 đánh giá

Fed nâng lãi sẽ khiến chi phí vay mua nhà, mua xe với người Mỹ cao lên, nhưng tiền tiết kiệm cũng sẽ sinh lời thêm một chút.

Hôm 4/5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất tham chiếu thêm 0,5% - mạnh nhất 22 năm. Hồi tháng 3, cơ quan này nâng lãi thêm 0,25% - lần đầu tiên kể từ cuối năm 2018.

Việc Fed đưa lãi suất rời vùng 0% cho thấy họ tự tin vào sức khỏe của thị trường lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng lãi suất cũng cho thấy Fed lo ngại về lạm phát đến mức nào. Lạm phát Mỹ hồi tháng 3 tăng với tốc độ nhanh nhất 40 năm. Điều này có thể buộc Fed tăng lãi suất thêm vài lần nữa trong những tháng tới.

Người Mỹ sẽ cảm nhận rõ tác động của sự thay đổi này. Họ sẽ không còn được vay lãi suất cực thấp khi mua nhà hay mua xe nữa. Tiền tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng cũng sẽ sinh lời thêm một chút. "Tiền không còn miễn phí nữa", Joe Brusuelas – kinh tế trưởng tại RSM US cho biết.

 

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell. Ảnh: Reuters

3 thg 5, 2022

Tăng trưởng Danh mục Cerbersi 4 tháng năm 2022 đạt 7,47% cao hơn VNIndex 16,24%

0 đánh giá

Tổng kết đến 29/4/2022:

Tháng 4/2022 đầy khó khăn khép lại với mức giảm điểm của VnIndex lên tới 269 điểm từ 1530 trong ngày 4/4/2022 về min 1261 trong ngày 26/4/2022. 

Trong tháng 4, Danh mục đã bán và hạ tỷ trọng cổ phiếu kịp thời về 50% trong ngày 5/4/2022 ở vùng VnIndex 1520 điểm là một quyết định chính xác giúp Danh mục có tiền mặt để có thể mua lại vào ngày 25/4/2022 khi thị trường chung giảm điểm mạnh mẽ và bất ngờ nên giúp Danh mục duy trì hiệu suất đầu tư vượt trội so với VnIndex và VN30.  Cụ thể:

1. Tăng trưởng của Danh mục Cerbersi  4 tháng năm 2022 đạt: 7,47 % 

Tăng trưởng của VnIndex: -8,78 % 

Tăng trưởng của VN30:     -7,71 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của VnIndex:  + 16,24 %

Tăng trưởng của Danh mục cao hơn tăng trưởng của Vn30:       + 15,18 %

2. Tăng trưởng của Danh mc Cerbersi qua các tháng:

- Tháng 4/2022:  + 0,67 %  (VNIndex:   8,37%)

- Tháng 3/2022:  + 2,15 %  (VNIndex:   + 0,13%)

- Tháng 2/2022:  + 3,57 %  (VNIndex:   + 0,75%)

- Tháng 1/2022:  1,07 %  (VNIndex:   - 1,29%)

3. Tỷ lệ cổ phiếu và tiền hiện tại:

- Tỷ lệ cổ phiếu: 100 %

- Tỷ lệ tiền:         0% 



Quý nhà đầu tư quan tâm, vui l
òng đăng ký nhận Danh mục Cerbersi để nhận thông báo trạng thái Mua Bán mới nhất của Danh mục Cerbersi.


19 thg 4, 2022

VNDiamond Index chính thức thêm mới OCB, TCM, DHC, loại 2 cổ phiếu CTD, NLG trong kỳ cơ cấu tháng 4/2022

0 đánh giá

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh mục thành phần chỉ số VNDiamond Index kỳ tháng 4/2022 sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 1/5/2022.

Theo đó, chỉ số VNDiamond đã thêm mới 3 cổ phiếu là DHC (tỷ trọng 0,33%), OCB (tỷ trọng 0,83%) và TCM (tỷ trọng 0,58%) vào danh mục trong kỳ cơ cấu này. Ở chiều ngược lại, VNDiamond đã loại ra 2 cổ phiếu là CTD và NLG khỏi danh mục. Như vậy, sau đợt cơ cấu này, số lượng cổ phiếu thành phần rổ VNDiamond sẽ lên tới 18 mã, tăng 1 mã so với hiện nay.

Trong đó, FPT, PNJ và MWG sẽ là 3 cổ phiếu lớn nhất danh mục VNDiamond sau kỳ cơ cấu này với tỷ trọng trên 15%.

DCVFM VNDiamond ETF hiện là quỹ ETF duy nhất trên thị trường sử dụng VNDiamond Index làm tham chiếu. Quy mô danh mục DCVFM VNDiamond ETF tại ngày 17/4 là gần 16.300 tỷ đồng.

Dựa trên danh sách HoSE công bố và số liệu chốt phiên 18/4, ước tính DCVFM VNDiamond ETF sẽ mua vào khoảng 650 nghìn cổ phiếu DHC; mua 5,5 triệu cổ phiếu OCB và mua gần 1,2 triệu cổ phiếu TCM trong kỳ cơ cấu này.

Ở chiều ngược lại, DCVFM VNDiamond ETF sẽ bán ra toàn bộ gần 4,6 triệu cổ phiếu CTD và 6,5 triệu cổ phiếu NLG đang nắm giữ.

Chi tiết ước tính danh mục và tỷ trọng VNDiamond ETF sau kỳ cơ cấu:


Trong khi đó, HoSE không có sự thay đổi về danh sách cổ phiếu thành phần rổ VN30 và VNFinlead trong kỳ cơ cấu này.

Hiện có khá nhiều quỹ ETF sử dụng VN30 làm tham chiếu như DCVFM VN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, KIM Growth VN30 ETF, MAFM VN30 ETF với tổng quy mô khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, SSIAM VNFinlead ETF là quỹ ETF duy nhất sử dụng VNFinlead Index làm chỉ số tham chiếu với quy mô hiện khoảng 3.500 tỷ đồng.

Các quỹ ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 29/4 (thứ 6) tới đây.



7 thg 4, 2022

SSI Reseach: Dự báo thay đổi danh mục VNDiamond Index kỳ Q2/2022

0 đánh giá

Theo SSI Reseach, bộ chỉ số HOSE-Index, VNX-Index cùng các chỉ số đầu tư bao gồm VNDiamond, VNFIN Lead và VNFIN Select sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục cho kỳ Q2.2022 với một số mốc thời gian đáng chú ý sau: 

                    Ngày chốt số liệu: 31/3/2022

                    Ngày công bố: 18/4/2022

                    Ngày hoàn thành cơ cấu danh mục: 29/4/2022

                    Ngày chỉ số mới có hiệu lực: 4/5/2022

Chỉ số VNDiamond sẽ thực hiện rà soát thay đổi về danh mục thành phần, trong khi các chỉ số còn lại bao gồm VN30 và VNFIN Lead chỉ cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục.

Với số liệu chốt ngày 31/3/2022, chúng tôi dự báo chỉ số VNDiamond sẽ có các thay đổi như sau:

  • KDH, NLG có thể bị loại khỏi chỉ số do tỷ lệ FOL giảm mạnh.
  • CTD có thể bị loại khỏi chỉ số do có P/E > 3 lần P/E bình quân
  • OCB có thể được thêm vào chỉ số do đã thỏa mãn các điều kiện yêu cầu.
  • HCM, DHC  MSN có thể được thêm vào để duy trì tối thiểu 8 cổ phiếu ngoài ngành Ngân hàng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất.
  • VPB sẽ bị giảm mạnh tỷ trọng do hệ số wFOL bị điều chỉnh giảm.

Giả định với các thay đổi như trên, danh mục chỉ số mới sẽ bao gồm 18 cổ phiếu, trong đó 10 cổ phiếu thuộc nhóm ngành Ngân hàng sẽ bị áp dụng mức tỷ trọng tối đa cho cả nhóm ngành là 40%. Quỹ VFMVN Diamond hiện có tổng giá trị tài sản khoảng 15.500 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính tỷ trọng danh mục chỉ số và giao dịch của quỹ như sau: