.

31 thg 5, 2020

13 lợi ích sức khỏe khi bạn đi chân đất nhiều hơn

0 đánh giá

Đi chân đất nhiều không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ định hình dáng đi, ổn định cơ bắp…

1. Giúp ổn định cơ bắp: Phần đệm của giầy có thể ngăn bạn sử dụng một số nhóm cơ, do đó, khi bạn đi chân đất nhiều sẽ giúp ổn định và tăng cường cơ bắp hiệu quả.

26 thg 5, 2020

Tháp ăn uống lành mạnh

0 đánh giá

 


21 thg 5, 2020

Chiến lược giao dịch sử dụng chỉ báo CCI và ngưỡng kháng cự, hỗ trợ

0 đánh giá

Chiến lược giao dịch mà mình chia sẻ ngày hôm nay là một chiến lược kết hợp giữa chỉ báo CCI (Commodity Channel Index) và ngưỡng kháng cự hỗ trợ

17 thg 5, 2020

Quỹ ETF VFM Diamond niêm yêt chính thức trên HOSE

0 đánh giá

  • Căn cứ Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Chứng Chỉ Quỹ số 02/2020/GCNETF-VSD ngày 27/04/2020 của Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam.
  • Căn cứ Quyết Định Chấp Thuận Niêm Yết Chứng chỉ quỹ số 241/QĐ-SGDHCM ngày 07/05/2020 của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM).

Công Ty Cổ Phần Quản Lý Quỹ Đầu Tư Việt Nam (VFM) trân trọng thông báo đến Quý Nhà Đầu Tư về việc đăng ký lưu ký và niêm yết chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF VFMVN DIAMOND tại SGDCK TP.HCM như sau:

ITHÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN QUỸ ETF VFMVN DIAMOND

1. THÔNG TIN CHỨNG CHỈ QUỸ NIÊM YẾT:

  • Tên Quỹ niêm yết:               Quỹ ETF VFMVN DIAMOND
  • Tên tiếng Anh:                     VFMVN DIAMOND ETF
  • Vốn điều lệ của Quỹ (vốn huy động được trong đợt phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng): 102.000.000.000VNĐ (Một trăm lẻ hai tỷ đồng).
  • Vốn thực góp của Quỹ tại thời điểm niêm yết: 102.000.000.000VNĐ (Một trăm lẻ hai tỷ đồng).
  • Mục tiêu đầu tư của Quỹ ETF VFMVN DIAMOND là hướng tới đạt hiệu quả đầu tư bám sát mức sinh lời thực tế của Chỉ Số VN Diamond trong tất cả các giai đoạn.
  • Tên chứng chỉ quỹ:              Quỹ ETF VFMVN DIAMOND
  • Mã chứng khoán:                FUEVFVND
  • Mã ISIN:                              VN0FUEVFVND5
  • Loại chứng khoán:               Chứng Chỉ Quỹ
  • Loại hình Quỹ:                     Quỹ hoán đổi danh mục (ETF)
  • Hình thức đăng ký lưu ký:    Ghi sổ
  • Mệnh giá:                            10.000 (mười nghìn) đồng/chứng chỉ quỹ
  • Số lượng chứng chỉ quỹ ETF niêm yết: 10.200.000 (mười triệu hai trăm nghìn) chứng chỉ quỹ
  • Ngày niêm yết: 07/05/2020.                         
  • Ngày giao dịch đầu tiên tại SGDCK TP.HCM: 12/05/2020.
  • Giá niêm yết tại ngày giao dịch đầu tiên*: là NAV trên một chứng chỉ quỹ tại ngày 11/05/2020

*CTQLQ sẽ công bố thông tin NAV/CCQ tại ngày 11/05/2020.

Tỷ trọng danh mục của VN DIAMOND tại ngày 26/2/2020. Nguồn VFM.


2. TÊN CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸCÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

  • Trụ sở chính: Phòng 1701-04, Lầu 17 Tòa nhà Melinh Point, Số 2 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Điện thoại: (84-24) 3825 1488                                              – Fax: (84-24) 028-3825 1489 
  • Website: www.vfm.com.vn
  • Email: ir@vfm.com.vn

3. TÊN NGÂN HÀNG GIÁM SÁT: Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

4. TÊN THÀNH VIÊN LẬP QUỸ:

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC).
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVS)
  • Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Bản Việt (VCSC)

Danh sách này có thể được bổ sung thêm và Công Ty Quản Lý Quỹ sẽ công bố thông tin đến Nhà Đầu Tư trên trang thông tin điện tử của Công Ty tại địa chỉ: www.vfm.com.vn

5. TÊN NGƯỜI ĐIỀU HÀNH QUỸ:

  • Bà LƯƠNG THỊ MỸ HẠNH (Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam – phụ trách Khối Đầu tư)
  • Ông TRẦN LÊ MINH (Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam)

6. TÊN NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA QUỸ:

Ông NGUYỄN MINH ĐĂNG KHÁNH (Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam).

Nguồn: VFM - https://vfm.com.vn/quy-etf-vfmvn-diamond-niem-yet-chinh-thuc-tren-hose/

16 thg 5, 2020

Bảng phân loại thực phẩm theo độ pH

0 đánh giá

Thói quen ăn uống & sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta nhé cả nhà 

Lý tưởng nhất là pH cơ thể hơi kiềm ở mức 7,3-7,4

BẢNG PHÂN LOẠI THỰC PHẨM THEO ĐỘ pH


5 thg 5, 2020

Đừng hiểu lầm BƠM TIỀN sẽ LẠM PHÁT

0 đánh giá


(ĐTCK) Nền kinh tế thế giới đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra, nên nhiều quốc gia đồng loạt bơm tiền nhằm hỗ trợ kinh tế nội địa. 

1 thg 5, 2020

Chiến lược giao dịch kết hợp SMA 5 và RSI 5

0 đánh giá



Chiến lược giao dịch này sử dụng đường SMA 5 kết hợp với RSI 5. Chỉ sử dụng 2 chỉ báo này thôi. Và có một vài lưu ý như sau:

23 thg 4, 2020

Cách thiết lập thông báo MT4 / MT5 trên điện thoại của bạn

0 đánh giá

Cách cài đặt thông báo đẩy của MT4 cho iPhone/iPad/Android

Mục này sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt thông báo đẩy cho Metatrade.. Các hướng dẫn này dành cho MT4, nhưng bạn có thể áp dụng chúng cho MT5.

BƯỚC 1: Tải xuống & Mở phần mềm

  • Tải xuống bản dựng mới nhất của Nền tảng di động Metatrader cho Android hoặc iPhone / iPad.
  • Mở nền tảng di động của bạn và sau khi đăng nhập vào tài khoản của bạn, hãy chuyển đến phần cài đặt.
  • Kéo xuống “tiêu đề Messages”
  • Bạn sẽ được cung cấp ID MetaQuotes bao gồm 8 ký tự để kết nối với MT4 trên máy tính của mình.

19 thg 4, 2020

"Từ lóng" của dân chơi chứng khoán

0 đánh giá


+ Phím hàng: là việc giới thiệu cơ hội đầu tư về 1 hoặc nhiều mã. Đây là hoạt động chiếm số lượng gần như 95% trong giới môi giới chứng khoán. Việc phím hàng có thể dựa trên phân tích hoặc theo tin đồn.
+ Đội Lái: Giới đầu tư chứng khoán ở Việt Nam tin rằng có những nhà đầu tư có tiềm lực lớn, có lợi thế về thông tin thường được gọi là nhà đầu tư cá mập. Các nhà đầu tư lớn có thể liên kết với nhau để đánh lên hay đánh xuống một cổ phiếu nào đó để kiếm lời hoặc hạn chế thua lỗ. Đội lái là từ ám chỉ các nhóm nhà đầu tư này.
+ Tây lông: Từ dùng để gọi nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam được thống kê riêng để quản lý giới hạn cổ phiếu sở hữu (room) theo quy định. Đã từng có thời gian giao dịch của khối ngoại ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước, cả mua lẫn bán ở những mã cụ thể và toàn thị trường.
+ Cá mập/ Tay to: Đây là một từ lóng, từ dân dã được giới đầu tư chứng khoán sử dụng. Cá mập hay Tay to dùng để chỉ giới đầu tư có nguồn lực vốn lớn, nhà đầu tư tổ chức có ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường.
+ Múc/ xúc dùng để chỉ mua vào với quyết tâm cao độ, mua bằng mọi giá
+ Sọc (Short) hàng: dùng để chỉ việc bán khống (short sell), tức là mượn cổ phiếu không có trong tài khoản để bán sau đó mua để hoàn trả lại. Cũng thường để chỉ việc đầu cơ giá xuống vì dự báo thị trường/chứng khoán sắp sụt giảm.
+ Xả/Thoát hàng dùng để chỉ hoạt động bán ra với quyết tâm cao độ, bán bằng mọi giá.
+ Bò tùng xẻo: Ám chỉ việc thị trường giảm giá nhưng không xuống mạnh mà mỗi ngày xuống một ít, chỉ sự thua lỗ một cách từ từ
+ Cá mập: Cá Mập, Bìm Bịp và Chim Lợn là các công cụ của các Big Boy được các MM hỗ trợ. Trong đó vai trò nòng cốt là Cá Mập. Hai con kia thì phụ họa. Cá mập đại diện cho dòng tiền của các Big Boy đặt tại các công ty chứng khoán dưới dạng các tài khoản. Tuy là nhiều tài khoản nhưng tất cả đều thực hiện lệnh và thao tác gần như cùng lúc và bởi ý chí của một người. Các chiêu thức mà cá mập thường dùng là “Đè gom”, “Kéo xả”, “Đẩy trần”, “Giải cứu”, “Núp lùm”, “Bộ đội về làng”,... Mối liên hệ duy nhất của Cá Mập và các Big Boy sau các cuộc “Truy quét”, “Rung cây”, “Dụ gà”,... đó là các lệnh thỏa thuận lớn, hoặc cực lớn để các Cá Mập trả hàng về cho các Big Boy.
+ Bìm bịp & Chim lợn: Chim Lợn xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng kêu réo tung tin xấu để hỗ trợ Cá Mập thực hiện đòn “Đè gom”. Sau khi Cá Mập gom đủ hàng thì đàn Chim Lợn này sẽ về tổ và đàn Bìm Bịp được tung ra để bơm tin tốt hỗ trợ đòn “đẩy giá” của Cá Mập.
+ Lau sàn: giá giảm kịch sàn không phanh.
+ Úp sọt/úp bô/Kéo xả: bẫy chứng khoán, đẩy thị trường lên và sau đó bán ra
+ Bơm vá: Nghĩa là thổi phồng một loại cổ phiếu nào đó để nhằm bán ra kiếm lợi. Việc bơm vá còn ám chỉ ai đó PR một cổ phiếu nào đấy quá mức (bơm lên) mà lờ qua các thông tin bất lợi (vá chỗ thủng).
+ Lướt sóng: Dựa vào tình hình thị trường lên cao xuống thấp trong một thời gian ngắn giống như những con sóng để mua vào, bán ra kiếm lời.
+ Xanh vỏ đỏ lòng: thuật ngữ được dùng khi so sánh giữa 1 cặp chỉ số lớn nhỏ như [VN-Index và VN30] hoặc [HNX-Index và HNX30]. Khi chỉ số nhỏ (VN30, HNX30) giảm giá nhưng chỉ số lớn (VN-Index, HNX-Index) lại tăng giá. Điều này thể hiện nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự chốt lời nhưng thị trường chung vẫn tăng. Thường sẽ được dùng để báo hiệu một xu hướng mới.
+ Tuột quần: Nghĩa là thị trường, chứng khoán nào đấy đi xuống
+ Đu đọt: Trót đua trần cổ phiếu giá quá cao.
+ Lùa gà, dụ gà: cạm bẫy, và chiêu trò tinh vi để dụ những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.
+ Xài Đòn gánh: Sử dụng margin

___________
(Sưu tầm: Kiến thức Kinh tế)

18 thg 4, 2020

Những thuật ngữ kinh tế thường gặp

0 đánh giá

- Lũng đoạn thị trường: là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ.
- Đầu cơ: là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại. Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá =>Nhà đầu cơ mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.
- Đô la hóa: là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.
- Bán khống: trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng chênh lệch giá.
- Chính sách tiền tệ: là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. nhiều vân đề khác.
- Chính sách tài khoá: là những quyết định của chính phủ đối với việc thay đổi chi tiêu chi phủ và khoản th thuế để điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định hoá nền kinh tế.
- Cán cân thương mại: là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
- Nợ công: là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
- Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính" hay "speculative mania") là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
- Lạm phát: Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức mua giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của việc chính phủ chi tiêu quá nhiều.
- IPO: Phát hành công khai lần đầu (chứng khoán). Lần đầu tiên một công ty chào bán cổ phiếu cho công chúng. Còn gọi là “going public”.
- Đòn bẩy tài chính: Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi nhuận trên số tiền đi vay.
- Thanh khoản: Mức độ mà tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.
- Market share - Thị phần. Tỷ lệ tổng doanh số của một sản phẩm mà một người bán có. Một công ty sẽ cố gắng mở rộng thị phần của mình (tức là giảm thị phần của các đối thủ) bằng cách quảng cáo, đưa ra mức giá hợp lý và các thủ thuật cạnh tranh khác. Thị phần càng lớn thì nhà sản xuất càng dễ kiểm soát giá và lợi nhuận.
- Net income/net profit – Thu nhập ròng/Lãi ròng
Cũng được gọi là “bottom line” hay lợi nhuận, là khoản còn lại sau khi trừ mọi chi phí và thuế trong thu nhập của một công ty.

- Tỷ suất thị giá/lợi nhuận (P/E): Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.
- Short sale – Bán khống: Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của mình với hy vọng kiếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.
- Stock (shares) – Cổ phiếu.Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.
- Venture capital – Vốn mạo hiểm.
Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro thì càng có khả năng thu lợi lớn.

__________
(Nguồn: Kiến thức Kinh tế)