.

24 thg 4, 2021

4 bộ phim hay nhất về tài chính

0 đánh giá



Vừa xem phim vừa học sẽ là một cách dễ dàng và hiệu quả hơn cho chúng ta khi mới chân ướt chân ráo làm quen với lĩnh vực này. Những bộ phim sau sẽ giúp các nhà đầu tư tiềm năng tiếp cận với tài chính cũng như cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán.

21 thg 4, 2021

Chiến lược giao dịch forex đơn giản chỉ sử dụng hai chỉ báo EMA 200 và Stochastic!

0 đánh giá



Đây là chiến lược Scalping với nguyên tắc giao dịch cũng khá đơn giản, kết hợp giữa EMA 200 và chỉ báo Stochastic. Chiến lược này phù hợp cho anh em trader nào thích trade ngắn hạn, lướt sóng trong ngày nhé.

20 thg 4, 2021

Chiến lược giao dịch đơn giản kết hợp chỉ báo RSI và Awesome cho anh em swing trader

0 đánh giá


Chỉ báo Awesome và chỉ báo RSI là một sự kết hợp tuyệt vời khi chúng ta đo lường xung lượng với chỉ báo Awesome và xác định vùng quá bán/quá mua dựa vào chỉ báo RSI.

Kỳ cơ cấu tháng 4/2021: VNDiamond thêm mới TCM và 5 cổ phiếu ngân hàng

0 đánh giá

Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố danh mục cổ phiếu thành phần rổ VN30, VN Diamond, VNFin Lead Index trong kỳ cơ cấu tháng 4/2021.

Với VN Diamond, cổ phiếu KDH đã bị loại ra khỏi danh mục do không còn đáp ứng tiêu chí room ngoại. Ngược lại cổ phiếu TCM và 5 cổ phiếu ngân hàng VIB, EIB, ACB, MSB, LPB được thêm vào danh mục.

Kết quả này hầu như được các công ty chứng khoán dự đoán trước đó, ngoại trừ LPB là trường hợp chưa được báo. Như vậy, số lượng cổ phiếu thành phần VN Diamond đã được nâng từ 13 lên 18 mã. Hiện quỹ VFMVN Diamond ETF với quy mô trên 10.600 tỷ đồng đang sử dụng bộ chỉ số này.




























Rổ chỉ số VNFin Lead loại bỏ VND do mã này đã tạm chuyển giao dịch sang HNX. Như vậy, số lượng cổ phiếu thành phần trong danh mục đã hạ xuống còn 14 đơn vị. Hiện SSIAM VNFinLead ETF là quỹ mô phỏng chỉ số này.












Trong đó VN30 Index giữ nguyên danh mục cổ phiếu thành phần trong kỳ cơ cấu này. Các quỹ VFM VN30 ETF, SSIAM VN30 ETF, MAFM VN30 ETF đang mô phỏng theo chỉ số này. Các quỹ sẽ cần hoàn tất cơ cấu danh mục vào ngày 29/4 tới đây.




19 thg 4, 2021

Vào sòng bạc và Bài học về kiềm chế bản thân

0 đánh giá



Ông Vương là một doanh nhân thành đạt ở Mỹ. Ông từng nói với cậu con trai Tiểu Vương của mình rằng đợi đến khi cậu được 23 tuổi, ông sẽ giao lại nghiệp vụ tài chính của công ty cho cậu. Nào ngờ, đúng ngày sinh nhật 23 tuổi của con trai, lão Vương lại dẫn cậu đến sòng bạc…

17 thg 4, 2021

ROA là gì?

0 đánh giá

 


1. ROA là gì? 

Thuật ngữ này được rất nhiều người quan tâm. ROA (Return on Assets) được hiểu là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số này có chức năng đo lường mức sinh lợi của doanh nghiệp với khối tài sản của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn thì ROA là chỉ số cho biết doanh nghiệp sử dụng tài sản kiếm được lợi nhuận như thế nào.

ROA  = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Tổng tài sản của doanh nghiệp

Rất nhiều người nhầm lẫn ROA và ROE. Tuy nhiên, 2 chỉ số này là hoàn toàn khác nhau. ROE là gì? Thuật ngữ này được hiểu là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ số hữu. Đây là tỷ số vô cùng quan trọng đối với những cổ đông. ROE có chức năng đo lường khả năng sinh lợi trên đồng vốn của những cổ đông thường.

Công thức tính tỷ số ROE: “Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/ Vốn cổ phần thường”

Tỷ số ROE cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng những đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả. Họ đã cân đối hài hòa giữa vốn vay và vốn cổ đông để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh trong quá trình huy động vốn để phát triển, mở rộng quy mô.

2. ROA có ý nghĩa như thế nào?

ROA đóng vai trò như thước đo hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư của doanh nghiệp thành lợi nhuận. Qua chỉ số ROA, nhà đầu tư sẽ nắm bắt được doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả không, kiếm được bao nhiêu tiền, 1 đồng tài sản được hưởng lãi bao nhiêu.

Bên cạnh đó, chỉ số này cũng cung cấp thông tin về những khoản lãi sinh ra từ số tài sản. Đây chính là lý do ROA được gọi là con số biết nói của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, đối với công ty cổ phần thì chỉ số này lại có sự khác biệt. ROA của những công ty này còn phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh nhất định. Do đó, các chuyên gia cho rằng nên dùng ROA để làm thước đo so sánh các công ty với nhau.

Cách tốt nhất là theo dõi, so sánh ROA của từng doanh nghiệp của mỗi năm. Ngoài ra, cũng nên so sánh chỉ số này của những doanh nghiệp có sự tương đồng về quy mô, ngành kinh doanh. Trên sàn chứng khoán, ROA đóng vai trò quan trọng, nó cho biết cổ phiếu của doanh nghiệp nào được ưa chuộng hơn.

3. Tìm hiểu về chỉ số ROA tốt

So với ROE thì chỉ số ROA ít được quan tâm hơn. Theo tiêu chuẩn chung, với những doanh nghiệp có chỉ số ROA trên 7.5% được đánh giá là có đủ năng lực tài chính. Tuy nhiên, ROA của 1 năm không nói lên tất cả. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số này trong 3 năm liên tục. Không ít chuyên gia nhận định rằng, trong 3 năm liền, nếu ROA >= 10%/ thì doanh nghiệp mới được coi là tài chính ổn, hoạt động tốt.


10 thg 4, 2021

ROE là gì?

0 đánh giá

 

1. Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắt của từ Return On Equity, thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn.

Hiểu một cách đơn giản, bạn bỏ tiền ra để đầu tư một mã cổ phiếu, sau 12 tháng bạn thu về một khoản tiền lời. Thì chỉ số ROE chính là tỷ số của số tiền lời / tiền vốn bạn bỏ ra.

Công thức:

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của nhà đầu tư sử dụng để đầu tư một cổ phiếu nào đó

Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế có trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán.

2. Chỉ số ROE cho ta biết điều gì?

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lời.

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :

  • ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.
  • ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng ROE trong tương lai hay không.

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Tóm lại: ROE = hiệu quả sử dụng vốn

3. Chỉ số ROE như thế nào là tốt?

Chỉ số ROE là một trong những tiêu chí mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế hay không. Theo quan điểm của nhiều nhà đầu tư, một doanh nghiệp đáng để đầu tư thường có chỉ số ROE đạt mức tối thiểu 15%. Ví dụ như:

  • Warren Buffett, ông cho rằng đây là tiêu chí rất quan trọng trong việc lựa chọn công ty. Theo ông, một công ty hiệu quả là một công ty có chỉ số ROE >= 15%.
  • Phương pháp CANSLIM của Wiliam O’Neil cũng đưa ra tiêu chí rằng chỉ số ROE của doanh nghiệp cũng cần đáp ứng tối thiểu 15%.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét chỉ số ROE trong một năm riêng lẻ mà nên quan sát trong nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư chứng khoán mới chắc chắn.

Nói tóm lại, ROE >=15% duy trì ít nhất 3 năm thì được đánh giá doanh nghiệp làm ăn hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm xu hướng của ROE qua các năm, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm. Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả  hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.

Tuy nhiên bạn bạn cũng cần quan sát thêm các yếu tố tác động đến ROE để phân tích. Chẳng hạn như yếu tố thị trường, ví dụ như trong năm 2020 vừa rồi cả thị trường chịu tác động của đại dịch Covid-19 khiến chỉ số của nhiều doanh nghiệp ROE giảm.

Tóm lại : ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

4. Những lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE

Không nên quá coi trọng chỉ số ROE mà bỏ qua các hệ số/ chỉ số khác. Bạn cần kết hợp chỉ số ROE với các chỉ số tài chính khác để đánh giá chính xác và hiệu quả hơn.

Chỉ số ROE hoàn toàn có thể bị bóp méo nếu như doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ để làm giảm vốn chủ sở hữu, khi đó lợi nhuận vẫn không đổi nên sẽ tăng ROE lên hoặc sẽ tăng lợi nhuận bằng các thủ thuật kế toán nhằm tăng ROE, khi đó nhà đầu tư sẽ “mắc lừa” khi chỉ tập trung chỉ số này khi tìm kiếm cổ phiếu.

Nhìn chung, chỉ số ROE là một trong những cổ phiếu quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán giúp lựa chọn cổ phiếu tiềm năng để đầu tư. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn


9 thg 4, 2021

Bong bóng hoa Tulip năm 1634 - 1637

0 đánh giá


Khởi đầu trao lưu chơi hoa Tulip

1 thg 4, 2021

Tỷ suất lợi nhuận tháng 3/2021 của bot CerbersiX đạt 24,01%

0 đánh giá

Tỷ suất lợi nhuận đầu tư tháng 3/2021 của bot CerbersiX đạt:

- Tăng trưởng tháng (Month Growth): 24,01%

- Tỷ lệ lệnh thắng (Profit trades): 64,2%

- Tỷ lệ lệnh thua (Loss trades): 35,8%

- Gông lỗ lớn nhất (Maximum drawdown): 6,7%

17 thg 3, 2021

Quỹ ETF là gì?

0 đánh giá


Quỹ hoán đổi danh mục (ETF, Exchange Traded Fund) là quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán.