.

13 thg 10, 2020

Nobel Kinh tế 2020 thuộc về hai kinh tế gia Mỹ

0 đánh giá

Paul R. Milgrom  (trái) và Robert B. Wilson. Ảnh: Standford University

Hai kinh tế gia người Mỹ Paul Milgrom và Robert Wilson được trao giải Nobel Kinh tế năm nay vì có đóng góp vào việc cải thiện lý thuyết đấu giá và sáng tạo ra các hình thức đấu giá mới.

Vào 11h50 CEST (16h50 giờ Hà Nội), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Kinh tế học 2020 thuộc về Paul R. Milgrom và Robert B. Wilson. Cả hai đã có đóng góp vào việc cải thiện lý thuyết đấu giá và sáng tạo ra các hình thức đấu giá mới.

Milgrom, 72 tuổi, và Wilson, 83 tuổi, đều là giáo sư tại Đại học Stanford. 

Năm ngoái, giải thưởng được trao cho 3 nhà khoa học gồm hai giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Abhijit Banerjee, Esther Duflo và kinh tế gia Đại học Harvard Michael Kremer với “nghiên cứu về cách tiếp cận thực nghiệm trong việc giảm nghèo toàn cầu”.

Từ năm 1969 đến năm 2019, giải Nobel Kinh tế được trao 51 lần cho 84 nhà khoa học. Người trẻ nhất được xướng tên năm 47 tuổi, và cao tuổi nhất là 90. Đến nay, mới có hai phụ nữ giành được giải thưởng này.

Theo Như Tâm

NDH 

https://ndh.vn/quoc-te/nobel-kinh-te-2020-thuoc-ve-hai-kinh-te-gia-my-1277861.html

11 thg 10, 2020

Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard - Cái gì làm cho chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh suốt đời?

0 đánh giá


Điều gì khiến bạn sống hạnh phúc và khoẻ mạnh? Không ít người cho rằng, chính là danh tiếng và tiền bạc.

Nhưng theo chuyên gia tâm thần học Robert Waldinger, đó là những lý do sai lầm. Là giám đốc đương nhiệm của Nghiên cứu Phát triển trưởng thành của ĐH Harvard – một nghiên cứu kéo dài 75 năm và cũng là một trong những nghiên cứu dài nhất trong lịch sử, Waldinger được tiếp cận với nguồn dữ liệu chưa từng có về chủ đề hạnh phúc thực sự. Trong bài thuyết trình này, ông chia sẻ 3 bài học quan trọng được rút ra từ nghiên cứu. Bài thuyết trình nhận được hơn 23 triệu lượt xem trên diễn đàn TED.

Dưới đây là trích đoạn bài thuyết trình của ông.


Điều gì giúp chúng ta sống khỏe mạnh và hạnh phúc?

Nghiên cứu về sự phát triển của con người do ĐH Harvard thực hiện – có lẽ là nghiên cứu dài nhất về đời người – đã tìm được câu trả lời. Suốt 75 năm, chúng tôi đã theo dõi cuộc sống của 724 người, từ năm này qua năm khác, tìm hiểu về công việc, cuộc sống gia đình và sức khỏe của họ, và tất nhiên là dõi theo tất cả mọi thứ mà không hề biết câu chuyện cuộc đời họ sẽ ra sao.

Những nghiên cứu như thế này cực kỳ hiếm. Hầu hết các dự án kiểu như thế này đều đổ bể vì quá nhiều người bỏ nghiên cứu, tài trợ cho nghiên cứu bị cạn kiệt, hoặc các nghiên cứu viên bị phân tâm, qua đời và không có ai kế thừa. Nhưng bằng cả may mắn và sự kiên trì của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, công trình này vẫn sống sót. Khoảng 60 người trong số 724 đối tượng nghiên cứu ban đầu vẫn còn sống, vẫn đang tham gia vào nghiên cứu và hầu hết họ đều đang ở độ tuổi 90. Và bây giờ chúng tôi đang bắt đầu nghiên cứu hơn 2.000 con cháu của những người này. Tôi là giám đốc thứ tư của nghiên cứu này.

Từ năm 1938, chúng tôi đã theo dõi cuộc sống của 2 nhóm người. Nhóm đầu tiên bắt đầu tham gia nghiên cứu khi họ là sinh viên năm thứ 2 tại ĐH Harvard. Tất cả họ đều tốt nghiệp đại học trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, sau đó hầu hết phục vụ trong cuộc chiến. Nhóm thứ 2 là một nhóm nam sinh tới từ khu dân cư nghèo nhất của Boston. Chúng được chọn lựa cho nghiên cứu vì chúng đến từ những gia đình khó khăn và thiệt thòi nhất ở Boston vào những năm 1930. Hầu hết sống trong những căn nhà tập thể, nhiều nơi không có nước nóng lạnh.

Khi tham gia nghiên cứu, tất cả đều được phỏng vấn. Chúng được khám sức khỏe. Chúng tôi đã về nhà họ, phỏng vấn bố mẹ họ. Sau đó, bọn trẻ trưởng thành và bước vào mọi tầng lớp của xã hội. Chúng trở thành công nhân nhà máy, luật sư, thợ xây, bác sĩ, trong đó có 1 Tổng thống Mỹ. Một số nghiện rượu. Một số bị tâm thần phân liệt. Một số từ nghèo khó leo lên các vị trí cao của xã hội, một số đi theo hướng ngược lại.

Trong những giấc mơ hoang đường nhất của mình, những người sáng lập ra nghiên cứu này sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng tôi sẽ đứng ở đây ngày hôm nay, 75 năm sau, để nói với các bạn rằng nghiên cứu này vẫn còn tiếp tục. Cứ 2 năm một lần, đội ngũ nghiên cứu đầy kiên trì và nhiệt huyết của chúng tôi lại nhấc điện thoại để hỏi xem liệu chúng tôi có thể biết thêm thông tin về cuộc sống của họ.

Nhiều người ở nhóm Boston ngày xưa hỏi: “Tại sao các ông vẫn muốn nghiên cứu về tôi? Cuộc sống của tôi chẳng có gì thú vị”. Còn nhóm người tốt nghiệp Harvard thì chưa bao giờ hỏi câu hỏi đó.

Để có được bức tranh rõ ràng nhất về cuộc sống của họ, chúng tôi không chỉ gửi cho họ những câu hỏi. Chúng tôi còn phỏng vấn họ trong phòng khách. Chúng tôi được nhận hồ sơ y tế từ bác sĩ của họ. Chúng tôi còn lấy mẫu máu, quét não và nói chuyện với con cái họ. Chúng tôi ghi hình họ nói chuyện với vợ về những mối quan tâm sâu sắc nhất. Cách đây khoảng một thập kỷ, cuối cùng chúng tôi cũng hỏi các bà vợ rằng có muốn tham gia nghiên cứu này, nhiều người đã nói: “Khi nào thì bắt đầu?”

Vậy, chúng tôi đã thu được những gì? Bài học rút ra từ 10 ngàn trang thông tin mà chúng tôi thu được từ cuộc sống của những người này là gì? Chà, bài học không phải là sự giàu có, danh tiếng hay làm việc chăm chỉ. Thông điệp rõ ràng nhất mà chúng tôi nhận được từ nghiên cứu dài 75 năm nay là: Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn.

Chúng tôi rút ra 3 bài học lớn về các mối quan hệ. 

Thứ nhất là những kết nối xã hội thực sự tốt cho chúng ta, và nó sẽ giết chết sự cô đơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có kết nối tốt hơn với người thân, bạn bè, cộng đồng sẽ hạnh phúc hơn. Họ cũng khỏe mạnh hơn về mặt thể chất. Họ sống lâu hơn những người có ít mối quan hệ tốt. Trải nghiệm của sự cô đơn sẽ trở nên có hại. Những người bị cô lập cảm thấy mình ít hạnh phúc hơn, sức khỏe bị giảm sút ở giai đoạn đầu tuổi trung niên, chức năng não của họ suy giảm sớm hơn và tuổi thọ của họ ngắn hơn những người không cô đơn. Và thực tế đáng buồn là, ở bất kỳ thời điểm nào, cũng có hơn 1/5 người Mỹ cho biết họ là người cô đơn.

Chúng tôi biết rằng bạn có thể cảm thấy cô đơn khi ở giữa đám đông, hay trong một cuộc hôn nhân. Vì thế, thông điệp lớn thứ hai mà chúng tôi rút ra là vấn đề không phải số lượng bạn bè mà bạn có, không phải là bạn có một mối quan hệ thân thiết hay không, mà là chất lượng mối quan hệ đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng sống giữa xung đột thực sự không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ví dụ như, những cuộc hôn nhân nhiều xung đột mà không có nhiều cảm xúc sẽ rất tệ cho sức khỏe, thậm chí còn tệ hơn là ly hôn. Còn sống giữa những mối quan hệ tốt đẹp, ấm cúng thì ngược lại.

Khi theo dõi những đối tượng nghiên cứu suốt cuộc đời họ đến năm 80 tuổi, chúng tôi muốn nhìn lại họ ở thời trung niên. 

Bài học lớn thứ 3 mà chúng tôi rút ra là mối quan hệ tốt không chỉ bảo vệ cơ thể chúng ta, mà còn bảo vệ não bộ của chúng ta. Những mối quan hệ tốt này không cần phải lúc nào cũng êm đẹp. Một số cặp vợ chồng sống đến đầu bạc răng long có thể cãi nhau rất nhiều, nhưng miễn là họ cảm thấy có thể thực sự trông cậy vào nhau khi cuộc sống trở nên khó khăn, thì những cuộc tranh cãi đó cũng không ảnh hưởng đến ký ức của họ.

Suốt 75 năm qua, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người sống tốt nhất là những người nghiêng vào các mối quan hệ, với gia đình, với bạn bè, với cộng đồng.

Tôi muốn kết lại bằng một câu nói của Mark Twain. Cách đây hơn một thế kỷ, ông đã nhìn lại cuộc đời mình và viết rằng: “Vì cuộc sống quá ngắn ngủi, nên không có thời gian cho những xung đột, những lời xin lỗi, những điều làm tổn thương, những ganh đua. Chỉ có thời gian cho tình yêu thương, vì thế hãy nói ra vì điều đó”.

Cuộc sống tốt đẹp được xây dựng bằng những mối quan hệ tốt đẹp.

Xin cảm ơn.

Nguyễn Thảo – Thuý Nga 

30 thg 9, 2020

Tổng kết Danh mục Cerbersi 9 tháng năm 2020

0 đánh giá

Kết thúc tháng 9/2020:

1. Danh mục có NAV +15,88% (VNIndex: -5,8%;  VN30: -2,33%)
        + Tăng trưởng cao hơn VnIndex: 21,59%
        + Tăng trưởng cao hơn Vn30:      18,22%
2. Tỷ lệ cổ phiếu toàn danh mục hiện tại: 0%
3. Danh mục hiện tại gồm: 10% tiền mặt + 90% Tiền gửi tiết kiệm online Kỳ hạn 1 tháng.


26 thg 9, 2020

[Infographic] Các làn sóng tăng giá vàng trong hơn 100 năm qua

0 đánh giá

Từ năm 1969, vàng đã trải qua hai làn sóng tăng giá và chúng đang trải qua làn sóng lần thứ ba. Dưới đây là lịch sử giá vàng 100 năm qua, sử dụng dữ liệu hàng tháng từ Hiệp hội Thị trường Vàng bạc London (London Bullion Market Association), theo Visualcapitalist.


19 thg 8, 2020

Chỉ số Buffett

0 đánh giá

Chỉ số Buffett thị trường Mỹ (1950 - 8/2020)

Chỉ số Buffett là một thước đo đơn giản được Warren Buffett đặc biệt yêu thích, dùng để đánh giá mức định giá của thị trường chứng khoán tại một thời điểm.

Warren Buffett và đội ngũ nghiên cứu đầu tư tại Berkshire Hathway sử dụng rất nhiều thước đo khác nhau khi đánh giá thị trường và ra quyết định đầu tư. Tuy vậy trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune vào năm 2001, Warren Buffett đặc biệt nhắc tới một chỉ số như là “thước đo đơn lẻ tốt nhất về định giá thị trường cổ phiếu tại một thời điểm bất kỳ”. Thước đo này do vậy được cộng đồng đầu tư đặt cho biệt danh “Chỉ số Buffett”.

Chỉ số Buffett là gì?

Chỉ số Buffett bằng tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu chia cho số liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần nhất. 

Chỉ số Buffett bằng 50% tức là giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu của một quốc gia bằng 50% GDP năm gần nhất của quốc gia đó.

Chi số này có đáng tin cậy không?

Trước hết cần phải nói rõ rằng không có thước đo nào là chính xác 100% trong việc dự đoán khủng hoảng, hồi phục, nhịp điều chỉnh trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy nhìn chung, chỉ số Buffett thường đạt đỉnh sau khi thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nóng và xuống đáy sau khi thị trường ảm đạm.

Quy tắc chung với thị trường chứng khoán Mỹ là: nếu chỉ số Buffett giảm xuống dưới 80%-90% thì theo tham chiếu lịch sử, cổ phiếu đang rẻ; ngược lại khi chỉ số này tăng lên trên 100%, cổ phiếu có vẻ đang đắt.

Để so sánh, trước khi bong bóng công nghệ (dot-com bubble) xì hơi năm 2000, chỉ số Buffett tại Mỹ đạt đỉnh 145%. Trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 nổ ra, chỉ số này cũng lên tới 110%.

Điều cần lưu ý

Thứ nhất, việc chỉ số Buffett cho thấy cổ phiếu đang rẻ không có nghĩa rằng giá đã chạm đáy và sẽ quay đầu đi lên. Cổ phiếu đang rẻ vẫn có thể rẻ hơn. Ngược lại, chỉ số Buffett cao (như hiện nay) không có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ không tăng tiếp. Nói cách khác, chỉ số Buffett chỉ cho nhà đầu tư biết định giá cổ phiếu hiện nay ra sao so với lịch sử. Chỉ số này không có tác dụng dự đoán đỉnh-đáy.

Thứ hai, chỉ số Buffett cũng bị ảnh hưởng bởi việc cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt với thị trường Việt Nam. Khi mức độ cổ phần hóa cao thì tỷ lệ vốn hóa cổ phần các công ty so với GDP sẽ có tỷ lệ cao dần lên.


12 thg 8, 2020

Cú xì hơi kinh điển của Vàng năm 2020

0 đánh giá

HIỆU ỨNG MUA ĐUỔI: khi giá đẩy cao vì sợ mất hàng, sợ bỏ qua cơ hội đã tạo ra 1 mớ kẹp lớn trên đỉnh lịch sử mọi thời đại (2060$/oz, 62 triệu/lượng).

HIỆU ỨNG THỔI BÓNG BAY: Thổi bóng thì rất lâu, nhưng bóng xì hơi thì rất nhanh. Cụ thể giảm 120$ trong phiên Mỹ tối qua.

Nhớ 2011, vàng lên 19xx $, truyền thông đổ thêm dầu vào lửa khi đưa ra dự báo sẽ lên hơn 2k $ thì giá đổ đèo về 12xx $

Lần này, truyền thông lại dự báo lên 4k không biết sẽ thế nào @@

---

Giá vàng trong nước lập tức điều chỉnh về ngưỡng 52 triệu/lượng bán ra. Tuy nhiên ngưỡng mua vào đã kéo rất sâu xuống 48 tr/lượng. Khoảng cách giá mua vào bán ra lên tới 4 triệu/lượng.

Nhà Vàng không bao giờ thua!  

Vàng thế giới giảm mạnh nên vàng trong nước giảm theo, nhu cầu cắt lỗ của những nhà đầu cơ mua vào tuần trước là rất cao. Nhà vàng nắm được nhu cầu đó, cố tình kéo giá mua vào chênh lệch tới 4 tr/lượng so với giá bán ra (thông thường giá chênh lêch chỉ từ 1 tr - 1,5 tr/lượng). Đẩy nhà đầu cơ vàng thiệt đơn thiệt kép. 

9 thg 8, 2020

8 thg 8, 2020

Ngồi im và Chờ đợi cũng là một chiến lược đầu tư

0 đánh giá

Hình ảnh những nhà đầu tư năng động, mua vào bán ra liên tục luôn gây ấn tượng mạnh đối với công chúng. Tuy nhiên, sự thực là những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đều không phải là những người thích giao dịch nhiều.

2 thg 8, 2020

Hướng dẫn đặt lệnh Mua Bán trên App Alpha Trading

0 đánh giá

1. Thời gian đặt lệnh chứng khoán: 

Bắt đầu từ 9h00 đến 14h45, nghỉ trưa từ 11h30’ đến 13h00. Cụ thể:

Sàn HSX (Hồ Chí Minh):

     Phiên mở cửa (ATO): 9h00-9h15

     Phiên liên tục buổi sáng: 9h15-11h30

     Phiên liên tục chiều: 13h00-14h30

     Phiên đóng cửa (ATC): 14h30-14h45

Sàn HNX (Hà Nội):

     Buổi sáng: Phiên liên tục kéo dài 9h00-11h30

     Buổi chiều: Tương tự sàn HSX.


2. Các lệnh thường sử dụng ở các phiên giao dịch:

     Tại phiên định kỳ: lệnh ATO, ATC được ưu tiên trước

     Tại phiên liên tục: lệnh thị trường MP được ưu tiên trước.

     Lệnh thường dùng nhất: Lệnh LO – thích mua bán giá nào thì đặt giá đó.


3. Cách đặt lệnh Mua/Bán:

Từ "Danh sách theo dõi" ví dụ như dưới đây, cần thực hiện giao dịch mã cổ phiếu nào thì nhấp vào mã cổ phiếu đó:



4. Lệnh LO - Lệnh giới hạn

Lệnh LO – (Limit Order) là lệnh mua bán cổ phiếu tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn.

Lệnh LO ghi giá cụ thể, hiệu lực từ khi đặt lệnh đến hết ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ. Ai mua giá cao hơn thì được ưu tiên đặt trước, ai bán giá thấp hơn thì được ưu tiên đặt trước.


Ví dụ 1: MUA E1VFVN30, giá 13.6, khối lượng 1000 cổ phiếu 


Ví dụ 2: BÁN E1VFVN30, giá 14, khối lượng 10000 cổ phiếu 

5. Lệnh MP - Lệnh thị trường: 

Lệnh thị trường là lệnh mua bán ở bất cứ giá nào tại thời điểm giao dịch.

Bên mua chấp nhận mua với bất cứ giá nào

Bên bán chấp nhận bán với bất cứ giá nào

Được sử dụng trong phiên giao dịch liên tục


6. Lệnh ATO, ATC –  giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định 

Lệnh ATO (At The Openning) xác định giá khởi đầu trong phiên mở cửa, bản chất  giống lệnh thị trường nhưng chỉ ở phiên mở cửa.

Lệnh ATC (At The Closing) xác định giá kết thúc ngày trong phiên đóng cửa, giống lệnh thị trường nhưng chỉ ở phiên đóng cửa.

Lệnh ATO và lệnh ATC chỉ áp dụng trong phiên giao dịch định kỳ (14h30 - 14h45).


Ví dụ 3: MUA E1VFVN30, giá ATC, khối lượng 1000 cổ phiếu


Ví dụ 4: BÁN FUEVFVND, giá ATC, khối lượng 10000 cổ phiếu


22 thg 7, 2020

KDH và TCH được thêm vào rổ VN30, loại BVH, CTD trong kỳ cơ cấu tháng 7/2020

0 đánh giá

Theo ước tính của VNDIRECT, quỹ VFMVN30 ETF sẽ mua vào khoảng 3 triệu cổ phiếu KDH và 1,7 triệu cổ phiếu TCH trong kỳ cơ cấu này. Ở chiều ngược lại, quỹ sẽ bán ra toàn bộ 587 nghìn cổ phiếu BVH và 270 nghìn cổ phiếu CTD đang nắm giữ.

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh mục cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 kỳ tháng 7/2020.

Theo đó, trong kỳ cơ cấu, VN30 đã loại 2 cổ phiếu là BVH của Tập đoàn Bảo Việt và CTD của Coteccons. Thay thế CTD, BVH vào rổ VN30 lần này là cổ phiếu KDH của Khang Điền và TCH của Tài chính Hoàng Huy. Danh mục VN30 mới sẽ có hiệu lực từ ngày 3/8.

Thay đổi trong kỳ cơ cấu này cũng trùng với dự báo mà CTCK VNDIRECT đưa ra cách đây không lâu. VNDIRECT cho rằng BVH bị loại khỏi VN30 do tỷ lệ tự do chuyển nhượng <10%, vốn hóa điều chỉnh freefloat không đủ lớn để được ưu tiên. Với CTD, VNDIRECT cho rằng cổ phiếu này bị loại do vốn hóa không đủ để nằm trong danh sách sàng lọc VN30.

Hiện tại, VFMVN30 ETF với quy mô hơn 5.000 tỷ là quỹ đầu tư lớn nhất sử dụng VN30 Index làm chỉ số tham chiếu.

Theo ước tính của VNDIRECT, quỹ VFMVN30 ETF sẽ mua vào khoảng 3 triệu cổ phiếu KDH và 1,7 triệu cổ phiếu TCH trong kỳ cơ cấu này. Ở chiều ngược lại, quỹ sẽ bán ra toàn bộ 587 nghìn cổ phiếu BVH và 270 nghìn cổ phiếu CTD đang nắm giữ. Quỹ VFMVN30 ETF sẽ hoàn tất cơ cấu vào ngày 31/8 tới đây.


Minh Anh

Theo Trí thức trẻ