.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 3, 2019

Kinh nghiệm quý giá xác định Phiên Wash Out - Phiên Break Out - Phiên Phân phối đỉnh

0 đánh giá
Trong bóng đá có câu: “Tấn công nhiều không ghi được bàn ắt sẽ bị thủng lưới” và điều này cũng khá tương đồng với những gì diễn ra trên TTCK. Trên thực tế, khi thị trường giao dịch giằng co liên tục quanh vùng kháng cự mà vẫn không thể bứt phá thì nhiều khả năng sự đảo chiều giảm điểm sẽ sớm diễn ra.

Trên thị trường chứng khoán, ngoài những kiến thức về học thuật thì kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu. Nhà đầu tư từng trải, có kinh nghiệm lâu năm thường có cách đối phó hiệu quả hơn trước những biến động phức tạp của thị trường mà nhà đầu tư mới tham gia khó có thể xử lý.
Dưới đây là 10 kinh nghiệm được tổng hợp từ những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.
1. Khi thị trường trải qua chuỗi giảm điểm kéo dài (có thể vài tháng), cổ phiếu vẫn tiếp tục bào mòn tài khoản nhưng mức độ giảm dần đều đặn theo ngày; Thanh khoản cũng thấp dần, phiên sau thấp hơn phiên trước thì nhiều khả năng thị trường đang tạo đáy dài hạn.
Thanh khoản thấp dần, thị trường tạo đáy dài hạn

2. Với trường hợp giảm sâu bởi những thông tin tiêu cực, bất ngờ, mang tính chất ngắn hạn thì thị trường sẽ có vài ba phiên giảm mạnh với hàng loạt cổ phiếu giảm sàn.

8 thg 1, 2019

15 đức tính của một nhà đầu tư thành công

0 đánh giá

Bạn đã bao giờ ước mình trở thành nhà đầu tư thiên tài như Warren Buffett, Peter Lynch hay George Soros? Điều gì họ đã làm để có được thành công? Dưới đây là những điều cần thực hiện.

1. Ham học hỏi
Các nhà đầu tư thành công thường học hỏi không ngừng. Họ dành nhiều thời gian để nghiên cứu hơn các nhà đầu tư bình thường. Họ biết rằng kiến thức của mình sẽ không bao giờ là đủ, và do vậy luôn giữ đầu óc thông thoáng để có thể học bất kỳ lúc nào. Họ năng đọc sách, báo, tạp chí và tham gia các buổi hội thảo để tự hoàn thiện chính mình.
2. Luôn chuẩn bị kế hoạch rút lui
Các nhà đầu tư thành công biết rằng việc đầu tư luôn có hai mặt. Tương lai là không thể đoán được và vì vậy họ luôn chuẩn bị trước cho nó. Nhà đầu tư bình thường luôn cố gắng đoán kết quả đầu tư. Nhưng nhà đầu tư thông minh thì làm điều ngược lại, họ chuẩn bị cho cả trường hợp tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất.
Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư thành công luôn kiếm được tiền khi thị trường đi lên và thậm chí còn kiếm được nhiều hơn khi thị trường đi xuống. Vì vậy, nếu bạn muốn thành công, hãy chuẩn bị kế hoạch rút lui trước khi đầu tư vào bất cứ thứ gì.
3. Kiên nhẫn
Các nhà đầu tư tài ba rất kiên nhẫn. Một khi đã tính toán về vụ đầu tư nào đó, họ luôn sẵn sàng chờ đợi để chắc chắn rằng kế hoạch đó sẽ thành sự thực. Warren Buffet nói: “Tôi chưa bao giờ có ý định kiếm tiền từ thị trường chứng khoán. Tôi chỉ mua vì suy nghĩ rằng họ sẽ đóng cửa thị trường ngay ngày mai và phải đến 5 năm sau mới mở lại”.
4. Kiểm soát cảm xúc tốt
Các nhà đầu tư thực thụ đều biết rằng thị trường lên và xuống chủ yếu do hai yếu tố tình cảm là sự sợ hãi và lòng tham. Các nhà đầu tư bình thường đầu tư dựa vào cảm giác. Nhưng những người thành công thì luôn biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Họ không cho phép những lời nói của các chuyên gia hay nhà tư vấn tài chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phương pháp đầu tư của họ.
Các nhà đầu tư thành công thường có phản ứng trung lập dù họ được hay mất. Họ không từ bỏ chiến lược đầu tư của mình chỉ vì một vài thất bại và cũng không quá tự tin khi là người chiến thắng. Dù thị trường có như thế nào, thì họ cũng luôn nghĩ cơ hội thắng thua là 50-50.
5. Có chiến lược đầu tư rõ ràng
Mỗi nhà đầu tư đều phải phát triển một chiến lược đầu tư rõ ràng để gắn chặt với nó. Một vài người thành công với chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Còn một số khác như Warren Buffet lại chỉ thích đầu tư tập trung vào một số ít cổ phiếu. Ông nói: “Đa dạng hóa là cách để chống lại việc mình không biết. Nhưng nó chẳng có mấy ý nghĩa đối với những người biết rõ là họ đang làm gì”.
J. Paul Getty - một nhà đầu tư tài ba khác, cho rằng: “Hãy mua khi tất cả mọi người đều đang bán và hãy bán khi tất cả mọi người đang mua. Đây không đơn thuần chỉ là một khẩu hiệu dễ nhớ, mà nó còn rất cần thiết cho việc đầu tư thành công”.
6. Tập trung cao độ
Andrew Carnegie nói: “Những người thành công là những người chọn cho mình một con đường và gắn chặt lấy nó”.
Các nhà đầu tư thành công thường chỉ tập trung vào một phương tiện đầu tư. Họ chỉ đầu tư một lần vào một thời điểm. Ví dụ, Warren Buffet tập trung vào cổ phiếu, Jim Rogers thích các hợp đồng tương lai và Donal Trump thì ưa chuộng bất động sản.
7. Biết tận dụng các xu thế thị trường
Một đặc điểm khác của các nhà đầu tư thành công là họ luôn biết lấy các xu thế thị trường để làm lợi cho mình. Một nhà đầu tư bình thường sẽ hoảng loạn khi thị trường biến động, nhưng một nhà đầu tư chuyên nghiệp lại rất nóng lòng chờ đón điều đó. Đơn giản vì họ có thể kiếm tiền từ việc này.
Warren Buffet nói: “Hãy coi những sự biến động của thị trường là bạn chứ đừng coi là thù. Hãy kiếm lời từ những hành động điên rồ chứ đừng tham gia vào nó”.
8. Luôn luôn vững tin
Henry Ford nói: “Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió”.
Vì vậy, hãy luôn trung thành với chiến lược đầu tư của mình kể cả khi bạn được hay mất. Các nhà đầu tư bình thường thiếu sự kiên định, và do vậy họ mãi mãi chỉ là những người bình thường mà thôi. Họ nhảy hết chiến lược nọ đến chiến lược kia và chỉ chăm chăm tìm kiếm các bí quyết mới.
9. Chấp nhận rủi ro
Warren Buffet nói: “Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm gì”.
Đầu tư vốn đã là một sự rủi ro, nhưng nó sẽ càng rủi ro hơn nếu bạn không biết mình đang làm gì. Với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, cơ hội thắng thua luôn là 50 – 50. Nhưng sự khác biệt lớn giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư thông thường là những người chuyên nghiệp luôn đầu tư với sự hỗ trợ của cả một hệ thống quản trị rủi ro mạnh mẽ.
10. Có kỉ luật
Nhà đầu tư thành công rất hà khắc với bản thân khi đầu tư. Bên cạnh các nguyên tắc đầu tư, họ cũng tự đặt ra cho mình những chuẩn mực rất khắt khe. Họ biết rằng mình sẽ phải tuân theo rất nhiều nguyên tắc để có thể kiên trì với chiến lược đầu tư của mình mà không bị dao động bởi lời nói của các chuyên gia.
Warren Buffet nói: “Hai nguyên tắc đầu tư của tôi là: Nguyên tắc số một – không bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc hai – không bao giờ được quên nguyên tắc một”.
11. Biết cách tận dụng các đòn bẩy
Điểm khác biệt giữa một nhà đầu tư thành công và một nhà đầu tư thông thường là đầu tư bằng tiền của người khác. Dùng tiền của người khác để đầu tư cũng là một dạng đòn bẩy. Trong cuốn sách “Cha giàu - Cha nghèo” có câu: “Từ quan trọng nhất trong đầu tư là ‘dòng tiền’, và từ quan trọng thứ hai là ‘đòn bẩy’”.
Nhưng đây không phải là dạng đòn bẩy duy nhất mà các nhà đầu tư có thể tận dụng. Đó cũng có thể là đội ngũ chuyên gia của bạn, kinh nghiệm đầu tư hay thông tin nội bộ mà bạn có được.
J. Paul Getty nói: “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 USD, đó là vấn đề của bạn. Nhưng nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu USD, thì đó lại là vấn đề của ngân hàng”.
12. Nhanh chóng rút kinh nghiệm từ thất bại
Khi nói về kinh nghiệm, các nhà đầu tư chỉ nói về những lần thử nghiệm, thất bại, các bài học và sự thành công. Bạn sẽ không thể trở thành một nhà đầu tư tài ba nếu chưa từng mắc sai lầm.
Những người thành công không bao giờ nản chí vì thất bại bởi họ hiểu rằng đó là một giai đoạn trong quá trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Những người bình thường coi việc mắc lỗi là tệ hại, nhưng những người thành công lại cho rằng đó là cơ hội để học được những điều mới mẻ.
13. Có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp
Nếu quan sát các nhà đầu tư thành công, bạn sẽ thấy rằng họ luôn có một đội ngũ cố vấn chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư thông thường luôn đơn độc chiến đấu trên thị trường, trong khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn có cả một hội đồng hậu thuẫn.
Họ có cả một mạng lưới bạn bè là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ chia sẻ lời khuyên và cùng nhau suy nghĩ. Vậy nếu bạn cũng muốn thành công như họ, thì hãy bắt đầu tìm kiếm bạn bè của mình ngay từ bây giờ.
14. Có một nền tảng tài chính vững mạnh
Ajaero Tony Martins nói: “Trí thông minh kinh doanh không hề được tạo ra trong trường học, mà bạn nhặt được nó ở trên đường. Trong trường học, bạn được dạy làm thế nào để quản lý tiền của người khác. Và ở trên đường, bạn được dạy làm thế nào để kiếm tiền”.
Do vậy, bạn chỉ thành công khi đứng ở trên đường. Các nhà đầu tư thành công thường có một nền tảng tài chính rất vững chắc, và nền tảng đó được hình thành ở trên đường. Họ bồi đắp cho cái nền tảng đó bằng cách tham gia các buổi hội thảo, đọc sách báo, tạp chí, học từ người khác hay nghe băng. Và sau đó họ đi ra ngoài để tự tìm lấy những kinh nghiệm cho mình.
15. Luôn nhiệt tình với trò chơi đầu tư
Một tác giả nổi tiếng đã từng nói: “Nếu bạn có ý định tham gia một trò chơi, hãy chọn cho mình một trò mà bạn có thể chơi suốt cuộc đời và gắn chặt lấy nó”.
Nếu bạn nhìn vào những nhà đầu tư thông thường, họ luôn nghĩ đến việc họ đang kiếm được bao nhiêu tiền. Nhưng những nhà đầu tư thành đạt không vội hài lòng với những gì mình có, mà luôn cố gắng đạt lợi nhuận tối đa.
J. Paul Getty nói: “Sự giàu có chính là phần thưởng của trò chơi kiếm tiền, và nếu bạn chiến thắng, tiền sẽ là của bạn”.
Hà Thu (theo Investorguide)

4 thg 11, 2018

90 năm không biết mùi thua lỗ và câu chuyện "khi sống đủ lâu, bạn sẽ thành huyền thoại"

0 đánh giá
[Quy tắc đầu tư vàng] 90 năm không biết mùi thua lỗ và câu chuyện khi sống đủ lâu, bạn sẽ thành huyền thoại - Ảnh 1.

Nhiều nhà đầu tư có thể vượt qua Irving Kahn về tỷ suất sinh lời trong một năm, nhưng chưa có ai trên phố Wall có thể đánh bại kỷ lục 90 năm không thua lỗ của ông.


Năm 2012 khi huyền thoại đầu tư Warren Buffett vừa kỉ niệm sinh nhật lần thứ 82, nhiều người nghĩ ông đã là nhà đầu tư già nhất, nhưng không, nhà đầu tư già nhất thế giới khi đó hơn Buffett đến 25 tuổi.
Irving Kahn, khi đó 107 tuổi, giữ chức vụ chủ tịch tập đoàn Kahn Brothers – 1 tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán New York chuyên về tư vấn đầu tư & quản lý quỹ với số vốn gần 1 tỷ USD.
Những người trên phố Wall vẫn chuyền tai nhau câu nói rằng: "Nếu Kahn chết trước đó nửa thế kỷ, sẽ không ai biết ông ấy là ai".
Người học trò của Benjamin Graham không phải một nhà đầu tư có thể gây ấn tượng trong ngắn hạn. Tỷ suất sinh lời của ông chỉ ở mức trung bình trên phố Wall, điều mà không ít nhà đầu tư sẽ vượt qua Kahn nếu chỉ xét trong phạm vi 1 năm. Tuy nhiên, không ai ở phố Wall có thể thắng liên tục tới 90 năm, một chuỗi thời gian còn dài hơn cả số tuổi của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet.
Bí quyết của ông, cũng có phần nào giống với Buffet, là không mong lãi lớn, chỉ mong không mất tiền.
Irving Kahn bắt đầu làm việc ở phố Wall với vị trí phân tích cổ phiếu năm 1928 khi ông 23 tuổi. Ngoài ra, ông là một trong những người có chứng chỉ CFA đầu tiên trên thế giới (năm 1963) và được xem là thành viên sáng lập của hiệp hội CFA.
Trong cuộc đại khủng hoảng những năm 1930 ở Mỹ, tên tuổi của ông đã được phố Wall biết đến thông qua việc đầu tư vào những công ty thuộc lĩnh vực vô tuyến và phim ảnh, nhưng lĩnh vực vẫn bùng nổ mạnh mẽ bất chấp khủng hoảng.
Câu nói nổi tiếng của Kahn khi đó: "Có thể bạn rất ngạc nhiên, nhưng có rất nhiều cổ phiếu đáng để mua trong lúc khủng hoảng". Ngay cả khi thế giới gặp nhiều cuộc khủng hoảng khác sau này, quỹ đầu tư của Kahn cũng không lỗ, dù có thể ông không phải người lãi cao nhất khi thị trường tăng trưởng.
Phong cách đầu tư của Kahn có phần tương đồng với nhà tiên tri xứ Ohama do ông từng là trợ giảng cho Benjamin Graham tại trường đại học Columbia. Được làm việc và học tập với Graham, Kahn đã trở thành nhà đầu tư giá trị. Nguyên tắc của ông, cũng như nhiều nhà đầu tư giá trị khác, là chỉ mua các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, thuộc ngành nghề không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế.
Đối với Irving Kahn, đầu tư là sự pha trộn giữa khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi cả phân tích định tính lẫn định lượng để xác định chính xác giá trị của một thương vụ đầu tư.
Không giống nhiều nhà đầu tư khác với nguyên tắc "không bỏ trứng vào cùng một giỏ", Kahn không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro. Ông tôn thời triết lý của mình và ông cho rằng khi áp dụng đúng sẽ không có rủi ro trong đầu tư.
Kahn có quan niệm "một danh mục đầu tư giống như một vườn cây ăn quả" và ông thường lựa chọn các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, đang bị thị trường định giá thấp và sẵn sàng nắm giữ cổ phiếu đó từ 3-5 năm. Và tất nhiên, kỳ vọng rằng tất cả các cây trong vườn đều cho quả đều đặn mỗi năm là điều khá phi lý. Với Kahn, một vụ mùa thành công, có thể phải chờ đợi từ 3-5 năm. Khi đầu tư vào một công ty, ông thích những công ty không có hoặc có ít nợ. Ngoài ra, ban giám đốc cũng phải nắm giữ một lượng cổ phiếu nhất đinh để đảm bảo rằng lợi ích của ban giám đốc sẽ gắn liền với lợi ích của các cổ đông khác.
Tỷ suất sinh lời trung bình với các quỹ mà Kahn quản lý sẽ không ấn tượng nếu bạn nhìn trong ngắn hạn. Đôi khi con số này là khá thấp nếu so với các huyền thoại đầu tư khác như Warren Buffett hay George Soros, thậm chí cả những nhà đầu tư vô danh của phố Wall. Nhưng bù lại ông hầu như không thua, và chuỗi thời gian không lỗ của ông lên đến 90 năm, còn nhiều hơn tuổi của Warren Buffet.
Và khi bạn chiến thắng trong một thời gian đủ dài, lãi kép sẽ phát huy tác dụng. Đó cũng là lý do đưa ông góp mặt trong bảng danh sách những nhà đầu tư huyền thoại của thế giới.
Khi đã quá 100 tuổi, Irving Kahn vẫn giữ thói quen đi bộ đến công ty làm việc và đi về nhà ăn trưa để tiết kiệm tiền ăn ở nhà hàng. Ông vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong quỹ đầu tư gia đình Kahn Brothers và thường dành 5 giờ mỗi ngày để nghiên cứu các cổ phiếu bị định giá dưới giá trị. Danh mục đầu tư của ông chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tài chính và chăm sóc sức khỏe.
Không những là 1 nhà đầu tư tầm cỡ ở phố Wall, Kahn từng là giám đốc của rất nhiều công ty như Teleregister Corp., Hugo Stinnes Co., Grand Union Stores, Kings County Lighting, West Chemical, and Willcox & Gibbs. Trong ấn phẩm kỷ niệm 50 năm thành lập của hiệp hội CFA toàn cầu thì Irving Kahn cũng được xuất hiện ngay đầu tiên trong một đoạn phỏng vấn ngắn.
Ông mất năm 2015, khi đó ông là nhà đầu tư già nhất thế giới với 110 tuổi.
Lê Hằng (Theo Trí thức trẻ)

28 thg 12, 2017

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2017

0 đánh giá
(TBTCO) - Ngày 27/12/2017, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán Việt Nam (SJCV) đã Lễ công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2017. Sự kiện có sự tham gia của đại diện lãnh đạo UBCNKK, Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, thành viên thị trường, chuyên gia kinh tế...
Toàn cảnh Lễ công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2017.

1 thg 12, 2017

Không phải tiền bạc, đây mới là thước đo sự thành công của tỷ phú Warren Buffett

0 đánh giá

Nắm trong tay 78,7 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett không cho rằng khối tài sản đó giúp ông trở thành người giàu có nhất nhì thế giới. Định nghĩa về sự thành công của Warren Buffett không phụ thuộc vào tiền bạc mà là một yếu tố rất khác biệt!

26 thg 10, 2017

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán hiệu quả cho F0

1 đánh giá
Các bước để đầu tư chứng khoán hiệu quả
Những người mới tập "chơi" cổ phiếu thường tự hỏi những câu như: Có nên chơi chứng khoán hay không? chơi chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền? cách chơi chứng khoán như thế nào? Người chưa bao giờ đầu tư cổ phiếu thì bắt đầu từ đâu?  
Để giải đáp các câu hỏi đó, tôi xin viết một bài hướng dẫn Các bước cơ bản đầu tư chứng khoán hiệu quả cho các bạn mới bắt đầu bước chân vào thị trường chứng khoán đầy thách thức nhưng không ít cơ hội, đầy vinh quang những cũng vô cùng khốc liệt. Đây là con đường không hề dễ dàng, nhưng lại vô cùng tự do và sáng tạo, không chỉ giúp con người có thể kiếm tiền mà còn giúp con người vận động, nhạy bén với các biến động của nền kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế (sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Eczema đấy, hi hi). 

28 thg 8, 2017

22 thg 8, 2017

Phán đoán và hành động chuẩn xác trong phiên giao dịch quan trọng ngày 9/8/2017

0 đánh giá
Thị trường đã xác minh phiên ngày 9/8/2017 là phiên bẻ gãy trend tăng của index trong ngắn hạn.




2 thg 8, 2017

Đầu tư chứng khoán lợi nhuận bao nhiêu là thiên tài?



Nếu ai đã từng bắt tay vào sự nghiệp đầu tư chuyên nghiệp thì luôn đặt cho mình một mục tiêu lợi nhuận để phấn đấu. Lợi nhuận bao nhiêu là đủ và "vừa sức" để đủ làm giàu nhưng cũng vừa đủ tránh các cạm bẫy rủi ro trên thị trường?

7 thg 6, 2017

8 Nguyên Tắc Đặt Tên Cho Thương Hiệu Đỉnh Cao

0 đánh giá


NGUYÊN TẮC 1: TÊN THƯƠNG HIỆU PHẢI ĐÁNH-VẦN ĐƯỢC

Đây là nguyên tắc đầu tiên khi bạn đặt tên cho 1 thương hiệu. Điều hổ thẹn khi thương hiệu không đánh vần được chính là … không bảo hộ được. 
Bạn có để ý logo của IBM, ANZ hay Việt Nam nhà ta là ACB đều có những dấu gạch ngang ở giữa logo không? 
Vì các thương hiệu này không đánh vần được, nên phải gạch gạch để phá chữ, và bảo hộ phần hình họa. Cũng như logo FPT phải ném vào 3 mảng màu khác nhau mới bảo hộ được. 
BM của chú Bình Nguyễn hay HTVSite của chú Phạm Hùng Thắng, hay ASV của Vuong Duy Nam… đều không bảo hộ được, và phản ánh tư duy khá … nhà quê khi đặt tên thương hiệu. 
Sau này các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi công ty phình to tướng, tuy nhiên cty nhỏ thì không ảnh hưởng lắm (mặc dù vẫn bị).

NGUYÊN TẮC 2: Tên thương hiệu NÊN CÓ O VÀ A, KHÔNG THÌ I VÀ E, HOẶC LÀ TỔ HỢP CỦA O, A, I (Y), E
Nên chứ không phải là ép buộc, nhưng nghe theo thì luôn có lợi (vì tiềm thức thích điều đó, nếu khi nào đó bạn thấy khách hàng thích bạn nhưng lại mua hàng của đối phương, thì hãy soi lại cái tên nhé, hãy thông minh ;))

80% các thương hiệu nổi tiếng đều có O và A, từ Á sang Âu. I và E cũng xuất hiện tuy nhiên ít hơn.
Quá nhiều, có thể ví dụ: Honda, Yamaha,Panasonic, Liberty, Milano, Casio, Coca-Cola, Pepsi, Oracle, Yahoo, Facebook, Toshiba, Nokia, Apple, Casanova, Posche, Lamboghini, Amazon, Motorola, Zappos, Google, Malboro, Kodak, Mc Donald, … Bạn hoàn toàn có thể điền thêm danh sách này.

Ở Việt Nam thì sao? Bạn nghĩ tự nhiên có bánh Poca à? Tự nhiên có mỳ Omachi? Hay ngẫu nhiên có loại dầu gội Romano? Tự dưng có xe máy Nova, Nozza? Tự dưng có ông Kangaroo? Tự dưng có trường Litado? Tự dưng có app Zalo? Hay ngẫu nhiên có nhãn hiệu thời trang Alcado, Kentazo?
Chả có gì ngẫu nhiên cả các bạn ạ, toàn các bậc thầy đặt tên thương hiệu đặt cho đấy, bậc thầy về thấu hiểu hành vi của tiềm thức đấy.

NGUYÊN TẮC 3: CHẤM (DOT) COM PHẢI CÒN, NẾU MẤT THÌ…NGHĨ TÊN KHÁC
Lưu ý chúng ta đang bàn đến các nguyên tắc đặt tên thương hiệu đỉnh cao và toàn cầu, nên ngẫu nhiên .com phải còn. Còn nếu bạn kinh doanh trong nước, hoặc ra nhiều nhãn hiệu khác nhau thì hoàn toàn có thể xài .vn, hoặc .com.vn tùy bạn. Tuy nhiên nếu tham vọng lớn, ngay từ đầu phải chọn cho mình 1 cái tên dotcom phải còn. 

NGUYÊN TẮC 4: TÊN THƯƠNG HIỆU NÊN VÔ NGHĨA HOẶC CÀNG KHÔNG LIÊN QUAN NGÀNH NGHỀ CÀNG TỐT
1 sai lầm chết người và chết không biết bao nhiêu người đó là đặt 1 cái tên có-liên-quan đến ngành nghề kinh doanh. Rất tiếc, tiềm thức không thích điều này lắm, và làm ngược lại thì bạn sẽ rất thuận lợi và dễ thành công. Tiềm thức thích sự vô nghĩa và không liên quan, càng không liên quan càng tốt của Brand và Ngành nghề kinh doanh!
- Chúng ta mua sách ở books.com hay mua ở sông châu phi: Amazon?
- Vì sao chúng ta thích mua máy tính của công ty hoa quả: Apple?
- 2007, Google cực lực phản đối đại từ điển Anh quốc đưa thuật ngữ google có nghĩa là tìm kiếm, vì Google muốn nó là 1 từ…vô nghĩa, như lúc sáng tạo ra. Tương tự, các bậc thầy đặt tên họ nghĩ ra các công cụ search nghe vô nghĩa như Bing, Yahoo chứ không đặt là Search.
- Mua hàng thương mại điện tử thì là Alibaba, 1 cái tên vô nghĩa và không liên quan, lãng mạn không?
- Trước khi hội nhập toàn cầu, công ty The Legend (huyền thoại) của Trung Quốc đã rất thấu hiểu và thông minh, họ đã đổi tên thành công ty LENOVO (ai thèm để ý cái tên Huyền Thoại nhỉ?).
- Ở Việt Nam thì rao vặt, mua nhà thì lên Rồng Bay, thời trang thì có Én bạc, tuyệt vời.
NGUYÊN TẮC 5: TÊN KHÔNG ĐƯỢC MÔ TẢ ĐỊA DANH

Brandname không được chứa địa danh, đơn giản là: không bảo hộ được. 
Vì thế bạn sẽ ít thấy các thương hiệu lớn mà chứa tên nước, hay thành phố, vì sẽ bị làm nhái hoặc nhầm lẫn thương hiệu. 
Đừng đưa Sài Gòn, hay Việt Nam, hay Hà Nội vào tên của các bạn. Tất nhiên vẫn có bia Hà Nội, bia Sài Gòn, British Airway, hay American Express…nhưng họ là những thương hiệu cực lớn, hoặc có yếu tố chính phủ đỡ lưng, bạn kinh doanh trong thế giới phẳng, với 1 cái tên mới toe, hãy tránh địa danh ra, vì đơn giản là … không bảo hộ được.
Cũng tránh xa ra các loại chữ ghép với Vina, hay Hano, Sago ra nhé. Nghe già nua và đầu đất lắm.

NGUYÊN TẮC 6: TÊN KHÔNG ĐƯỢC MÔ TẢ NGÀNH NGHỀ
Nguyên tắc này trông thế thôi mà khác hẳn nguyên tắc 4 đó các bạn nhé. Đơn giản là: Không bảo hộ được. Nếu bạn làm ngành xây dựng, lại phang vào Brand chữ Build, hay làm ngành Thời trang mà lại thêm chữ Fashion, làm web lại thêm chữ Site vào
(như HTVSite của chú Thắng)… thì thật nực cười. Nguyên tắc này ngắn gọn thôi, nó là 1 sự cảnh báo: Brandname không được mô tả ngành nghề, vì không bảo hộ được.

NGUYÊN TẮC 7: TÊN THƯƠNG HIỆU KHÔNG NÊN MANG NGHĨA RỦI RO, ĐEN ĐỦI Ở Ý NGHĨA THỨ 3
Tôi gọi nó là ý nghĩa thứ 3, vì thường nó là các trường hợp “tai nạn” của thương hiệu khi chúng được đọc kiểu đồng âm khác nghĩa ở 1 thị trường, đất nước thứ 3. Riêng về nguyên tắc này không gì đầy đủ và bao quát hơn, bạn có thể vào bài này của Zing (dịch lại) để tham khảo:
(10 tai nạn thương hiệu tức cười nhất thế giới)

Ngày nay, với sự phát triển của Internet và do có…Google nên ta hoàn toàn có thể tránh được rủi ro này, hoặc điều chỉnh Thương hiệu ở thị trường đó khi cần thiết, như link trên đã đưa.

Điều đáng nói, và đáng buồn cười thực sự chắc nhiều người còn nhớ ở Việt Nam, đó là cách đây khoảng gần 10 năm, có hãng hàng không tên Speed Up của nhạc sĩ Hà Dũng, dịch ra tiến Việt là Tăng tốc, nhưng rồi hoảng hồn khi nhận ra rằng khi viết không dấu là Tangtoc – Tang tóc. Đó cũng là 1 khủng hoảng thương hiệu hồi đó của Hà Dũng. Mà nói thật đọc đến đây rồi, các bạn cũng thấy ngay 1 điều, dù tiếng việt nó không phải liên tưởng tang tóc đi nữa thì cái tên Speed Up cũng chả hay ho gì cả, vì đã vi phạm những nguyên tắc trong bài, chỉ là 1 động từ mô tả, làm Slogan hợp hơn làm Brand (Tất nhiên hãng này giờ biến mất lâu roài).

NGUYÊN TẮC 8: TÊN CÓ 2 ÂM TIẾT LÀ TỐT NHẤT
Đây là nguyên tắc cuối cùng, 1 nguyên tắc mang tính Gia tăng tôi muốn chia sẻ.
Đây là xu thế mới trong thập niên gần đây, và nếu công ty bạn phát triển trước đó mà có 2 âm tiết thì tuyệt vời. 
Thật dễ dàng truyền thông và ứng dụng, nếu thương hiệu của bạn có 2 âm tiết, được phát âm rất tròn âm: Sony, Honda, Apple, Samsung, Kinh Đô (Kinh Đô là cái tên quá tuyệt vời khi vừa có 2 âm tiết, lại vừa chả liên quan gì đến ngành nghề Bánh cả, hơi tiếc rằng kinhdo.com mất).
Apple thực sự là 1 cái tên không thể chê vào đâu nổi, khi vừa đánh vần được, vừa có A, E, lại vừa .com vẫn còn, lại vừa KHÔNG LIÊN QUAN đến ngành nghề, lại có 2 âm tiết, lại…hội tụ đủ cả 8 yếu tố trong bài này, HOÀN HẢO. 
Virgin của Richard Branson cũng vậy, 1 thương hiệu quá tuyệt vời hội tụ đủ cả 8 yếu tố.

Tất nhiên 3,4 âm tiết chả sao, nhưng nếu bạn đặt 1 cái tên mới thì có 2 vẫn hơn!

(Sưu tầm Internet)