.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuật ngữ tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thuật ngữ tài chính. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 12, 2019

Tỉ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư

0 đánh giá


Định nghĩa

Tỉ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư là tỉ lệ phần trăm giữa thu nhập (tiền lãi cộng chênh lệch giá mua bán) trên số tiền đã bỏ ra để đầu tư hoặc cho vay đầu kì.

Bản chất

- Đối với ví dụ về một món vay đơn lãi suất 10%/ năm trả gốc và lãi cuối kì, tỉ suất lợi nhuận và lãi suất hoàn vốn bằng nhau. Tuy vậy tỉ suất lợi nhuận không nhất thiết phải bằng lãi suất hoàn vốn.

- Khi thời hạn đầu tư bằng với kì hạn của trái phiếu thì tỉ suất lợi nhuận sẽ bằng lãi suất hoàn vốn. Nếu kì hạn đầu tư khác với kì hạn của trái phiếu thì tỉ suất lợi nhuận sẽ khác với lãi suất hoàn vốn do có sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua chứng khoán.

- Đối với các loại trái phiếu dài hạn (30 năm, trái phiếu vĩnh cửu hoặc cổ phiếu không có ngày đáo hạn cụ thể) nhà đầu tư sẽ ít khi giữ các chứng khoán đến hạn hoặc mãi mãi do vậy lãi suất hoàn vốn sẽ không phản ánh đúng tỉ lệ lợi nhuận từ việc nắm giữ chứng khoán. Điều quan trọng hơn là họ quan tâm tới tỉ suất lợi nhuận trên số vốn bỏ ra đầu tư, khi đó ta sẽ phải tính tỉ suất lợi nhuận theo công thức sau đây:

R = (Pt+1 - Pt +C)/ Pt x100%

Trong đó: 

Pt+1, Pt là giá chứng khoán ở thời điểm lần lượt là t+1 và t

C là khoản thu nhập bằng tiền do nắm giữ chứng khoán trong thời gian từ t đến t+1.

Ví dụ

Ví dụ nếu đầu năm một người mua trái phiếu với giá 95.000 đồng, mệnh giá 100.000 đồng và lãi suất coupon 10%, giữ nó một năm rồi bán đi với giá 100.000 đồng, tỉ suất lợi nhuận của khoản đầu tư này trong một năm là:

C = 100.000 x 10% x 1 = 10.000 đồng

R = (Pt+1 - Pt +C)/ Pt x100% = (100.000 - 95.000 + 10.000)/95.000 x 100% = 15,79%

Ví dụ về đầu tư cổ phiếu: Giả sử một nhà đầu tư đầu năm mua cổ phiếu ACC với giá 35.000 đồng/ cổ phiếu, cổ tức trả cho năm đó là 30% (cổ tức tính trên mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng), cuối năm giá cổ phiếu là 38.000 đồng/ cổ phiếu.

Như vậy tỉ suất lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu ACC là:

R = (Pt+1 - Pt +C)/ Pt x100% = (38.000 - 35.000 + 3.000)/100% = 17,14%

Kết luận:

Tỉ suất lợi nhuận là cách tính lãi suất thường xuyên nhất đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Lí thuyết Tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

6 thg 6, 2019

Công thức Kelly xác định tỷ lệ cược

0 đánh giá

Warren Buffett là một nhà đầu tư khôn ngoan, với tài sản tăng vọt theo từng năm, ông luôn biết cách phân bổ vốn vào các danh mục đầu tư hợp lý. Thế nên, có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng, quý ông Buffett từng phá vỡ quy luật cân bằng của mình và dành 40% của Buffett Partnership đầu tư vào American Express.

Bạn đã từng nghe về công thức Kelly?
Công thức Kelly tính toán tỷ lệ tối ưu mà bạn nên đặt cược mỗi lượt chơi để đem lại lợi thế cho khoản cược.

Công thức tiêu chuẩn Kelly: Kelly% = W – [(1-W)/R]

Trong đó: 
+ W: tỷ lệ giao dịch chiến thắng, hay xác suất chiến thắng của giao dịch
+ R (win/loss): tỉ lệ giữa lợi nhuận/thua lỗ.

Nhà chiến lược đầu tư Michael Mauboussin của quỹ tương hỗ Legg Mason gần đây đã viết một nghiên cứu về Công thức Kelly, trong đó ông sử dụng minh hoạ sau: giả sử người ta đề nghị bạn tung đồng xu, nếu kết quả là mặt ngửa, bạn nhận được 2 đô la, còn nếu là mặt sấp, bạn mất 1 đô la. Bạn nên đặt cược bao nhiêu trong ngân quỹ của mình đối với tỷ lệ cược này?
Theo Công thức Kelly: 
+ Tỷ lệ giao dịch chiến thắng, W = 0,5
+ Thắng được 2$, thua mất 1$ do vậy, tỷ lệ R = 2/1 = 2
=> Kelly = 0,5 - [(1-0,5)/2] = 0,25 = 25%
Do vậy, Công thức Kelly khuyên bạn đặt cược 25% mỗi lần chơi.

Độc giả hứng thú với chủ đề này cũng có thể đọc nghiên cứu của Edward Thorp, “Tiêu chuẩn Kelly trong Blackjack, Đặt cược Thể thao và Thị trường Chứng khoán.” Trong ví dụ đầu tiên, câu trả lời là 89,4% của ngân quỹ 10.000 đô la hay 8.940 đô la.

Warren Buffett đã áp dụng công thức Kelly như thế nào?

Cược “đậm” khi bạn dành lợi thế áp đảo trong tỷ lệ cược là ý niệm Warren Buffett và Charlie Munger luôn tán thành. Vào tháng Mười một năm 1963, Buffett đầu tư 40% tài sản của Buffett Partnership vào một doanh nghiệp duy nhất là American Express (AmEx) mà không có quyền kiểm soát hay lên tiếng. Vì hầu như toàn bộ giá trị tài sản ròng thanh khoản của ông đều nằm trong Buffett Partnership, ông đặt 40% tài sản ròng cá nhân vào AmEx.
Vào thời điểm đó, Buffett Partnership quản lý khoảng 17,5 triệu đô la. Theo đó, khoảng 7 triệu đô la được đầu tư vào cổ phiếu American Express và người ta đã chứng kiến cảnh giá cổ phiếu của doanh nghiệp này giảm xuống một nửa ngay trước thềm Buffett ồ ạt mua vào.
American Express chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do khủng hoảng dầu dấm. Công ty đã cho vay ký quỹ 60 triệu đô la bao gồm một kho chứa đầy các thùng dầu dấm. Sau đó người ta phát hiện các thùng chủ yếu chứa nước biển và nghi vấn người đi vay bị phá sản.
American Express thông báo lỗ 60 triệu đô la, và giá cổ phiếu của nó ngay lập tức giảm đi một nửa. Vào thời điểm đó, với tổng vốn hóa thị trường đạt khoảng 150 triệu đô la, 60 triệu đô la giáng một đòn chí mạng lên bảng cân đối của AmEx.
Buffett cẩn trọng phân tích tình hình và cho rằng, miễn niềm tin với séc du lịch và thẻ thanh toán của American Express không bị ảnh hưởng, giá trị nội tại của công ty vẫn cao hơn đáng kể so với giá hiện thời. Nhìn thấy bất lợi gần như không có mà triển vọng lại to lớn, ông mạnh tay đặt khoản cược chưa từng có trong tiền lệ. Đó là 40% tài sản ròng vào một doanh nghiệp bê bối đình đám và bị giật tít xấu hàng ngày. Tỷ lệ cược trong khoản cược này là bao nhiêu? Nếu chúng ta biết tỷ lệ cược, chúng ta có thể áp dụng Công thức Kelly và kiểm tra tính hợp lý của khoản cược.
Tôi không nghĩ Buffett từng trực tiếp trả lời cho câu hỏi này, nhưng có một số manh mối cho thấy có nằm trong những lá thư ông gửi cho các đối tác từ năm 1964 đến năm 1967:
Chúng ta có thể đầu tư tới 40% giá trị tài sản ròng của mình vào một cổ phiếu duy nhất. Trong đó phải kết hợp điều kiện là cơ sở lập luận và lý lẽ của chúng ta chính xác với xác suất cực cao, cộng thêm khả năng những yếu tố làm thay đổi giá trị cơ sở của khoản đầu tư cực thấp.
Rõ ràng chúng ta sẽ chỉ đầu tư 40% vào những tình huống hiếm gặp – tất nhiên dịp hiếm hoi này là móc nối khiến chúng ta cần chú tâm cược đậm hễ nhìn thấy cơ hội như vậy. Có lẽ chúng ta chỉ có năm hoặc sáu tình huống đặt cược trên 25% trong lịch sử phát triển suốt chín năm của công ty hợp danh. Những tình huống như vậy đều hứa hẹn hiệu quả vượt trội đáng kể.
Chúng cũng sẽ phải sở hữu những yếu tố định tính và/hoặc định lượng vượt trội mà khả năng thua lỗ vĩnh viễn ở mức tối thiểu.
Trong việc lựa chọn mức giới hạn đầu tư chung cho bất kỳ khoản đầu tư nào, tôi cố gắng giảm trừ khả năng khoản đầu tư khiến kết quả danh mục đầu tư của chúng ta thấp hơn 10% so với chỉ số Dow.
Lưu ý ngôn từ Buffett sử dụng. Ông không nói về các khoản cược chắc chắn – tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng thua lỗ. Ông bám vào tỷ lệ cược và không do dự đặt cược lớn khi tỷ lệ cược nghiêng về lợi thế của mình. Sau ba năm, Buffett tạo ra lợi nhuận gấp hai hoặc ba lần so với khoản đầu tư ban đầu vào American Express.
Bí quyết của nhà đầu tư Dhandho là cược ít, cược lớn, không cần cược thường xuyên; và công thức Kelly hỗ trợ cho giả thuyết này. Cách tiếp cận này mang hiệu quả cao trong đầu tư thụ động đối với thị trường chứng khoán. Cuối cùng, như Charlie Munger thường nói, “Đảo ngược, luôn đảo ngược!” (“Invert, Always Invert!”) Nếu chúng ta kiểm tra thành tích đầu tư của những người đặt nhiều khoản cược lắt nhắt và thường xuyên thì có thể tiên đoán được kết quả thảm hại.
(Nguồn: Mohnish Pabrai - Nghệ thuật đầu tư Dhandho)

17 thg 3, 2019

Kinh nghiệm quý giá xác định Phiên Wash Out - Phiên Break Out - Phiên Phân phối đỉnh

0 đánh giá
Trong bóng đá có câu: “Tấn công nhiều không ghi được bàn ắt sẽ bị thủng lưới” và điều này cũng khá tương đồng với những gì diễn ra trên TTCK. Trên thực tế, khi thị trường giao dịch giằng co liên tục quanh vùng kháng cự mà vẫn không thể bứt phá thì nhiều khả năng sự đảo chiều giảm điểm sẽ sớm diễn ra.

Trên thị trường chứng khoán, ngoài những kiến thức về học thuật thì kinh nghiệm là yếu tố không thể thiếu. Nhà đầu tư từng trải, có kinh nghiệm lâu năm thường có cách đối phó hiệu quả hơn trước những biến động phức tạp của thị trường mà nhà đầu tư mới tham gia khó có thể xử lý.
Dưới đây là 10 kinh nghiệm được tổng hợp từ những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.
1. Khi thị trường trải qua chuỗi giảm điểm kéo dài (có thể vài tháng), cổ phiếu vẫn tiếp tục bào mòn tài khoản nhưng mức độ giảm dần đều đặn theo ngày; Thanh khoản cũng thấp dần, phiên sau thấp hơn phiên trước thì nhiều khả năng thị trường đang tạo đáy dài hạn.
Thanh khoản thấp dần, thị trường tạo đáy dài hạn

2. Với trường hợp giảm sâu bởi những thông tin tiêu cực, bất ngờ, mang tính chất ngắn hạn thì thị trường sẽ có vài ba phiên giảm mạnh với hàng loạt cổ phiếu giảm sàn.

31 thg 12, 2018

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin) là gì?

0 đánh giá

BIÊN LỢI NHUẬN GỘP (GROSS MARGIN) LÀ GÌ?

Biên lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó cho biết số tiền lãi mà công ty kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là một yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của công ty. Xét về giá trị tuyệt đối, chỉ số này sẽ đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và chi phí cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ (hay còn gọi là giá vốn).
Là một yếu tố cơ bản đại diện cho khả năng sinh lời và sức cạnh tranh của công ty, chỉ số này được dùng làm cơ sở để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Tỉ lệ này giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh (hoặc với trung bình ngành).

VAI TRÒ CỦA CHỈ SỐ NÀY

Biên lợi nhuận gộp cao là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh lợi của công ty đang rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm là tiền đề để thiết lập chính sách giá. Ngoài ra cũng nên sử dụng nó trong việc đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.
Việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên cho từng sản phẩm sẽ giúp bạn so sánh sự đóng góp của chúng vào toàn bộ công việc kinh doanh. Tỉ suất này được thể hiện dưới dạng phần trăm, tương đương như tỉ suất biên.

6 thg 8, 2018

Thông điệp Tim Cook gửi nhân viên sau khi Apple đạt vốn hoá 1000 tỷ USD

0 đánh giá
Các bạn,
Ngày hôm nay Apple đã đạt một cột mốc quan trọng. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu của chúng ta đạt 207,39 USD, thị trường chứng khoán giờ đây định giá Apple hơn 1000 tỷ USD. Tuy chúng ta có nhiều thứ để tự hào, nhưng đây không phải thước đo quan trọng nhất cho sự thành công của chúng ta. Lợi nhuận tài chính đơn giản là kết quả của sự đổi mới của Apple, của việc đặt các sản phẩm và khách hàng lên hàng đầu, cùng với việc trung thành với các giá trị vốn có.
Chính là các bạn, đội ngũ của chúng ta, đã làm cho Apple vĩ đại và thành công này là nhờ vào sự chăm chỉ, tận tụy và đam mê của các bạn. Tôi cảm thấy mình nhỏ bé trước những gì các bạn đã làm, và được làm việc với các bạn là một đặc ân chỉ có một lần trong đời. Tôi muốn cảm ơn các bạn từ sâu tận trái tim mình vì những giờ làm việc trễ, những chuyến công tác xa, những lúc các bạn không chấp nhận bất kì kết quả nào thấp hơn sự tuyệt hảo trong thời gian chúng ta làm việc bên nhau.
Hãy dùng thời khắc này để cám ơn khách hàng của chúng ta, những nhà cung cấp và đối tác kinh doanh, cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng cho Apple, những đồng nghiệp hiện tại và tất cả những người đã ở đây trước chúng ta tại công ty tuyệt vời này.
Steve đã thành lập Apple với niềm tin rằng sức sáng tạo của con người sẽ chiến thắng ngay cả những thử thách lớn nhất – và những người đủ điên khùng để tin rằng mình có thể thay đổi thế giới chính là những người làm được như vậy. Trong thế giới ngày hôm nay, sứ mệnh của của chúng ta càng quan trọng hơn bao giờ hết. Các sản phẩm của chúng ta không chỉ tạo ra các khoảnh khắc ngạc nhiên và thú vị, chúng tiếp sức cho mọi người trên toàn thế giới để làm giàu hơn cho cuộc sống của họ và cuộc sống của những người khác.
Và cũng như Steve luôn làm trong những thời điểm như thế này, toàn thể chúng ta nên cùng nhau hướng tới tương lai tươi sáng của Apple và những công việc vĩ đại mà chúng ta sẽ cùng nhau hoàn thành.
Tim.

26 thg 1, 2018

Theo Chu kỳ kinh tế, Việt Nam đang ở đâu?

0 đánh giá
“Chu kỳ kinh tế” không còn là khái niệm xa lạ. Từ khi mở cửa, Việt Nam đã trải qua hai chu kỳ với cột mốc vào các năm 1997-1998 và 2007-2008. Nhận diện được chu kỳ kinh tế không chỉ giúp doanh nghiệp, Nhà đầu tư (NĐT) tận dụng mọi nguồn lực để mở rộng phát triển vào giai đoạn thuận lợi, mà còn giúp phòng tránh các rủi ro vĩ mô khi kinh tế vào giai đoạn tăng trưởng nóng và có dấu hiệu bong bóng ở thị trường tài sản! Vai trò ĐỊNH HƯỚNG này của Chu kỳ kinh tế sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp, Nhà đầu tư rất nhiều trong kinh doanh, đầu tư. Thực tế, mỗi chu kỳ kinh tế là một lần TÁI PHÂN PHỐI tài sản trong xã hội. Doanh nghiệp, Nhà đầu tư tồn tại được qua thời kỳ khó khăn, khủng hoảng đều là người đầu tiên cảm nhận và tận dụng được những thuận lợi khi kinh tế ấm lại.

Trong các lý thuyết về Chu kỳ kinh tế, Mô hình của Kondratieff dưới đây được giới khoa học công nhận là chính xác nhất. Kondratieff (1892-1938) - người Nga – là nhà kinh tế nổi tiếng đặt cơ sở lý thuyết cho Chính sách kinh tế mới NEP tại Liên Xô. Trong cuốn sách của mình xuất bản năm 1925, Kondratieff chứng minh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thực tế có sự ổn định, điều này trái với tư tưởng của lãnh đạo Maxism Xô Viết khi cho rằng kinh tế tư bản luôn bất ổn và sẽ sụp đổ. Kondratieff bị xử bắn năm 1938!


05 đặc điểm đặc trưng ở mỗi giai đoạn của Chu kỳ là: Investment (Kênh đầu tư), Interest Rate (Lãi suất); Credit (Tín dụng); Inflation (Lạm phát); Confidence (Niềm tin). Trong khuôn khổ bài viết này, Chúng Tôi phân tích giai đoạn Mùa xuân – góc 6h-9h.

Mùa xuân: Lãi suất duy trì ở mức thấp và bắt đầu tăng lên; Tín dụng bắt đầu tăng trưởng, càng về cuối MÙA XUÂN  tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng cao; Lạm phát bắt đầu tăng trở lại; Niềm tin bắt đầu lạc quan sau giai đoạn Sợ hãi, khủng hoảng trong mùa đông. Và ở giai đoạn này, Hai kênh đầu tư tốt nhất là Chứng khoán (Stock) và Bất động sản (Real Estate).

Việt Nam đang ở giai đoạn nào? Dựa vào một số biểu đồ dưới đây và xu hướng trong năm 2017 này, Chúng Tôi cho rằng kinh tế Việt Nam đang ở nửa cuối giai đoạn Mùa Xuân, tương ứng mốc 8h-9h, và sắp bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng trong những năm tới.

 

























Theo dõi động thái của Chính phủ trong thời gian gần đây, có thể thấy Chính phủ bắt đầu có những động thái nới lỏng cung tiền tệ, nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng GDP 6.7% trong năm nay:

“Cung tiền với chi phí sử dụng rẻ” là nguồn cơn của mọi cuộc bong bóng về tài sản (trên Thị trường chứng khoán và Thị trường bất động sản). Khi nguồn cung tiền được tung ra ồ ạt, nguồn vốn không ngấm hết vào hoạt động sản xuất-kinh doanh mà nhanh chóng tìm đến các kênh đầu cơ tài sản để kiếm lời. Giai đoạn bong bóng đó, Chúng Tôi cho rằng sẽ đến sau đây 3-4 năm, khi nền kinh tế vào giai đoạn “Mùa hè” với đặc điểm chính là: Lãi suất thấp, tín dụng tăng trưởng mạnh, ồ ạt.

Theo lý thuyết Chu kỳ kinh tế, Giai đoạn Mùa Xuân cũng là thời điểm tốt nhất để đầu tư Chứng khoán và Bất động sản!

(nguồn: www.daucotichtru.com)

24 thg 12, 2016

Đầu tư chứng khoán theo mô hình Quant bùng nổ tại châu Á

0 đánh giá
Ngày càng nhiều các quỹ đầu cơ (hedge funds) bắt đầu đầu tư theo mô hình Quant, khi giới đầu tư tỏ ra thất vọng với kết quả kém cỏi của các quỹ đầu tư theo phương pháp truyền thống.













14 thg 11, 2014

William J. ONeil: Lựa chọn cổ phiếu theo nguyên tắc CANSLIM

0 đánh giá

Khởi nghiệp bằng nghề kế toán, William J. ONeil  nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ cổ phiếu. 

6 thg 4, 2014

Quy luật 80/20 và công thức 4 giây - 2 phút - 72 giờ - 21 ngày trong quản lý thời gian

0 đánh giá
Bạn có thể không ngờ rằng nhiều cách thức quản lý thời gian lại đang lãng phí thời gian của bạn. Khi liệt kê ra những việc cần làm, lên lịch công việc, sắp xếp các cuộc hẹn…, có khả năng bạn đang lãng phí phần lớn thời gian của mình.